Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Đám trẻ ở ta đang được dạy dỗ như những người lớn

Vương Trí Nhàn

1/

Tại một số trường tiểu học, có đội cờ đỏ do các em lập ra, uy quyền bao trùm khiến cả các giáo viên đôi khi cũng phải sợ, nói chi là các bạn – đấy là tin tôi đọc được từ một hai năm trước. 

Cũng qua tờ Tuổi trẻ năm ấy, tôi thấy một vị phụ huynh kể chuyện con bà ta muốn bớt tiền ăn quà để làm việc riêng? Việc gì? Cháu cần nộp tiền cho bạn lớp trưởng, để bạn ấy khỏi báo cáo cô giáo, một lỗi nhỏ mà cháu vô ý phạm phải.

Còn chuyện trẻ con xin tiền để nhờ bạn làm hộ bài thì đâu tôi đã đọc được ở vài nơi chứ không phải riêng ở báo nào, và nhiều nhất là trong câu chuyện hàng ngày.

Cùng với tuổi già, trong tôi bắt đầu xuất hiện và ngày càng thấy sống dai dẳng một con người phản bác lại chính mình. 

Trước các hiện tượng không quen, trong tôi như là có hai con người N và N’ dông dài bàn thêm, nhất là tranh cãi với nhau.

Lần này cũng vậy.

Khi N tôi phàn nàn về mấy việc nhỏ nói trên, N’ nói ngay, chúng ta có một xã hội thế nào thì trước sau nó phải phản ánh vào trong nhà trường chứ còn sao nữa.

N’. còn nói thêm:

– Có cái chết là người ta không thấy đấy là điều đáng lo ngại và tìm cách trừ bỏ, mà lại còn tự hào là đã đưa được các tư tưởng chi phối xã hội vào trong nhà trường, để con trẻ sớm được tiếp xúc với các vấn đề mà sau này chúng phải đối mặt. Nó là cả một nguyên tắc chi phối nền giáo dục mất rồi, hãy đi mà cãi nguyên tắc đi, trước khi phê phán các hiện tượng thực tế.

Đã đến nước này thì N tôi đành chịu.

2/

Tôi ít xem TV, nhất là các chương trình văn nghệ, nhưng cũng đủ có được cái nhận xét là dạo này dân nhà đài rất hay đưa trẻ em ra biểu diễn. 

Chuyện quảng cáo, trẻ dài mồm ra mà khen bát mì ngon, hoặc từ xa chạy sầm sầm vào nhà mở tủ lạnh lấy kem ăn rồi thè lưỡi ra trước mặt người xem truyền hình. 

Chuyện ca nhạc, tấu hài ...như tối qua 19-3 -2017, thấy ở một chương trình có một em nhỏ môi son má phấn con mắt ra vẻ lẳng lơ đưa tình khi đóng vai Thị Màu lên chùa. 

Do chỗ chuyện văn nghệ này cũng dính tới chuyện nhà trường nói trên, nên câu chuyện giữa hai anh bạn N và N’ trong tôi lại tiếp tục:

– Làm thế trẻ nó hư đi! Vả chăng ta thường nghe nói ở nhiều nước người ta cấm khai thác lao động trẻ em. Đây chẳng phải là một hình thức bóc lột lao động với các em hay sao?

– Cũng đã có người nói thế đấy. Người ta bảo các ông ở truyền hình bí các tiết mục quá mới nghĩ ra cái chiêu trò này để câu khách, và các nghệ sĩ sống quanh đài thì cứ có ai đặt tiền là làm. Khi có người phê phán như anh vừa nói thì các ông ấy bảo đây là gia đình người ta thích thế cơ mà. 

– Tôi phản đối. Người dân người ta dại dột không biết, mình là người hướng dẫn dư luận mình phải bảo người ta chứ.

– Anh chẳng biết gì về con người thời nay cả. Không có thời nào như thời nay, cả nước rủ nhau rượu chè, cờ bạc. Hẳn anh nhớ là trong các gia đình thời xưa, các bà nội trợ ăn theo nhưng rất sáng suốt, ai rủ rê chồng bà ta đi rượu chè đấu hót thì các bà ấy đến tận nơi các bà ấy chửi cho ủng mả. Nay thì các hãng bia tha hồ lên TV quảng cáo bia và trong các đám nhậu người ta thi nhau đổ rượu cho nhau, chẳng biết khi nào là hồn nhiên và khi nào quyết chí làm hại bạn để bạn cũng hư như mình. Lại còn cái chuyện chơi sổ số điện tử hàng tỉ đồng nữa chứ. Anh thử lên tiếng than phiền đi xem có ai người ta nghe không hay chỉ chuốc lấy tiếng chê cười mình là người lạc hậu.

– !!!

3/ 

A. Ja. Gurevitch là một nhà nghiên cứu văn hóa người Nga chuyên về trung thế kỷ. Tôi rất thích tác giả này vì đọc ông chẳng những tìm thấy những hướng dẫn để đi vào con người Việt Nam từ XIX về trước mà còn giúp tôi hiểu thêm về dân mình hôm nay. Trước vấn đề tuổi thơ trên đây vừa nói – khi tự đặt cho mình câu hỏi “Thế đây có phải là cả một quan niệm về giáo dục của thời trung cổ đang sống lại mạnh mẽ hay không?" – tôi tìm vào Gurevitch và được ông cho biết:

“Thời trung cổ người ta xem đứa bé như là một người lớn còn bé và người ta không đặt ra vấn đề nào cả về sự phát triển và sự hình thành tính cách con người. 

Cho tới thế kỷ XII, XIII, nghệ thuật tạo hình mô tả trẻ em như là những người lớn kích thước thu nhỏ lại, ăn mặc như người lớn và kết cấu thân hình như giống như người lớn. Trong giáo dục, người ta không tính đến lứa tuổi và đám trẻ thì được dạy dỗ như là những người lớn. Trò chơi, trước khi trở thành trò chơi của trẻ em, đã là trò chơi của các kỵ sĩ. Trẻ được xem như những người bạn tự nhiên của người lớn.

Và Gurevitch dẫn lại một câu trong cuốn “Trẻ và đời sống gia đình trong các thể chế cũ” của học giả Pháp F. Aries, in ở Paris 1960 ông này cho rằng thời trung cổ, người ta không biết đến phạm trù trẻ em như là một trạng thái đặc biệt xác định về chất của con người. Văn minh trung cổ theo F. Aries, là văn minh của những người lớn.

Đoạn vừa dẫn được Gurevitch viết trong cuốn “Những phạm trù văn hóa trung thế kỷ”, ở chương cuối “Đi tìm nhân cách con người”, đây tôi dẫn theo trang 333 trong bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến do nxb Giáo dục cho in 1996, – trong bản tiếng Việt anh Hiến gọi là trung cổ nhưng tôi thấy gọi là trung thế kỷ thì thích hợp hơn. 

Những tư tưởng nói trên cũng được Gurevitch nhắc lại trong mục từ “tuổi thơ” (detstvo) ở cuốn “Từ điển văn hóa trung thế kỷ” bản tiếng Nga in ra ở “Moskva Rosspen” 2003, do chính ông làm chủ biên.

Nguồn: FB Vương Trí Nhàn