Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Thương tiếc nhà giáo yêu nước Vũ Linh

Đào Tiến Thi

Nhà giáo Vũ Linh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, vừa qua đời ở tuổi tám mươi (ta).

Tôi quen biết ông khá muộn, mới vài năm nay. Và cũng chỉ được gặp ông độ dăm ba lần gì đó. Nhưng mỗi lần gặp đều để lại cho tôi những cảm giác vô cùng ấm áp, thân tình.

Đấy thường là những cuộc hội thảo khoa học hoặc là những cuộc gặp nhân dịp đầu xuân năm mới của anh em trí thức – những người mà nói theo ngôn ngữ cổ điển thì được gọi là “ưu thời mẫn thế”, còn nói theo kiểu thực dụng ngày nay, thì đó là những người “dở hơi” hoặc thậm chí “suy thoái”, “phản động” nếu từ một phía khác. Trong những cuộc gặp ấy, thường nổ ra các cuộc tranh luận rất sôi nổi về các vấn đề nóng bỏng của quốc gia, xã hội và hình như ai cũng nói nhiều, nói hăng. Riêng ông thì luôn điềm đạm, mực thước. Trong anh em thân hữu, ông thuộc lứa tuổi của bậc huynh phụ, vẫn có đủ chỗ để ông nói, nhưng ông luôn nói ít. Thường chỉ nêu quan điểm chứ không biện bác. Đôi khi ông đùa vui một chút cho bớt căng thẳng.

clip_image002

Nhà giáo Vũ Linh (thứ hai từ trái sang) và các trí thức Hà Nội tại nhà riêng của ông

Đối với lớp tuổi con cháu, ông rất dung dị, thân mật nhưng không suồng sã. Mỗi câu nói, dù là câu giao tiếp thông thường, có thể nói rút gọn, nhưng ông vẫn dùng đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ – tân ngữ (bổ ngữ chỉ sự tiếp nhận hành động). Có lần ông bảo tôi cầm một lá thư bị gấp nhàu, để ông chụp lấy từng trang. Ông cẩn thận ngắm nghía, ra lệnh một cách nhẹ nhàng cho tôi từng động tác. Lẽ ra trong trường hợp này hoàn toàn có thể dùng “mệnh lệnh thức” (câu mệnh lệnh, không cần đầy đủ chủ vị) nhưng ông vẫn dùng câu đầy đủ: “Cháu vuốt căng tờ giấy ra cho chú”, “Cháu dịch ngón tay ra mép giấy một chút”. “Thế, được rồi, giữ yên để chú chụp này”,… Đúng là một nhà giáo hiền từ, lịch thiệp.

Ấy thế nhưng ông không thuộc những ông thầy dễ dãi. Nhà báo – nhà thơ Lưu Trọng Văn (con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư), người đã từng học ông, kể rằng: Thầy Vũ Linh từng dạy và chủ nhiệm một lớp đặc biệt, trong đó có con Thủ tướng Phạm Văn Đồng, con Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cháu ngoại Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng,… toàn con cháu những ông “cốp” to hạng nhất ở Trung ương. Ấy thế mà có lần ông đã phạt rất nặng cậu con trai của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ôi, cái việc thật “tày trời” mà tưởng phải cụ Chu Văn An sống lại mới dám làm! Mà rồi ông Phạm Văn Đồng cũng im lặng chứ không có ý kiến gì.

Trong các bản kiến nghị, thư ngỏ, tuyên bố,… về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và dân chủ hóa đất nước những năm qua, người ta thấy nhà giáo Vũ Linh và nghệ sĩ Kim Chi – người bạn đời của ông – luôn có tên trong danh sách những người khởi xướng. Tuy nhiên có lẽ người ta biết đến bà Kim Chi nhiều hơn ông. Vì ông ít xuất hiện, lời lẽ cũng điềm đạm hơn chứ không mạnh mẽ như nghệ sĩ Kim Chi. Nhưng ở bề sâu, hai ông bà rất tâm đầu ý hợp. Bà Kim Chi kể rằng: Khi ông đánh máy giúp bức thư trả lời Hội Điện ảnh Việt Nam về việc bà sẽ không làm hồ sơ để nhận bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến câu “tôi không muốn trong nhà có chữ ký của một người đã làm nghèo đất nước”, thì ông dừng lại bảo: “thêm cho anh mấy chữ làm khổ nhân dân nữa nhé”!

clip_image004

Ông bà Vũ Linh – Kim Chi và ông Đinh Hoàng Thắng cùng bà con dân oan

Có thể thấy ngay sự tâm đầu ý hợp ấy xuất phát từ sự giống nhau đến đặc biệt của ông bà, đó là tình yêu Tổ quốc rất sâu nặng và tình yêu thương con người đến da diết, nhất là đối với những người “thấp cổ bé họng”. Cho nên, đã nhiều năm nay, trong căn nhà nhỏ (ở một ngõ hẹp đường Xuân Diệu, gần hồ Tây) của ông bà, luôn luôn là nơi gặp gỡ của những trí thức “ưu thời mẫn thế” nói trên – từ hai miền Nam Bắc lại qua. Đây cũng là nơi bà con dân oan của bốn phương đến chia sẻ nỗi niềm, vì ông bà coi họ như những người ruột thịt.

Tuy tuổi cao, ông bà vẫn khá năng đi gặp bạn bè và đi dự các hội thảo khoa học. Cô chú đi trên một chiếc xe máy cũ kĩ, trông vừa vui thích vừa ái ngại.

Đầu năm nay, mùng bốn Tết, chú cũng lai cô bằng xe máy vượt quãng đường hai chục cây số đến nhà tôi chơi. Trông chú còn rất “phong độ”. Ngoài mái tóc bạc trắng, thấy chú chưa có gì gọi là già yếu. Thực ra thì chú khá nhiều bệnh nhưng không bao giờ muốn người khác thấy mình đau yếu. Tuy nhiên, cũng không ngờ chú ra đi nhanh vậy! Tin đến ai cũng thương tiếc sững sờ.

clip_image006

Ông bà Vũ Linh – Kim Chi và các nhân sỹ, trí thức Hà Nội tại nhà Đào Tiến Thi đầu xuân năm nay

Chú Vũ Linh ơi, chú đã sống một cuộc sống đẹp của một nhà giáo, một nhà trí thức, nhất là những năm cuối đời. Nhờ những người như chú mà chúng cháu hôm nay càng thêm tin tưởng ở cách sống và con đường mình đã chọn.