Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Nỗi buồn của thầy Mạnh

(Rút từ facebook của Đỗ Ngọc Thống)

 

clip_image001

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh năm nay đã là 86. Vẫn ngụ tại Láng Hạ, đầu óc vẫn tỉnh táo, nhưng sức khỏe, hình hài thì dĩ nhiên không được như trước nữa. Thi thoảng tôi vẫn ghé thăm thầy. Mỗi lần đến chơi, trên đường về, tôi cứ thấy buồn buồn. Vài ba năm trước, cũng sau một lần đến thăm, tôi đã viết bài Nỗi buồn của thầy Mạnh. Nay đọc lại thấy vẫn đúng, càng đúng. Cũng đã gần 20 tháng 11 rồi, dẫn lại trích đoạn này.

“… Những tưởng thầy Mạnh chẳng có gì phải buồn, nhưng nghĩ ra thấy ông vẫn có, thậm chí nỗi buồn không nhỏ.

Ông vốn là người thích “giao cảm”, khát khao được giao cảm; thích tiếp xúc, trò chuyện “nhậu nhẹt, tán phét” như ông thường vẫn nói. Thế nhưng mấy năm gần đây, tai ông nặng dần, chân bước chậm hơn, răng bắt đầu rụng…Thành thử các cuộc chuyện trò, nhất là ở chốn đông người, ông nghe không được bao nhiêu. Mà phải chỗ đông mới vui; mới lắm thông tin, mới nhiều chuyện lạ; nhưng khốn nỗi càng đông, càng nhiều chuyện, càng vui nhộn, ông càng ít nghe được bấy nhiêu.

Ông rất thích thưởng thức ẩm thực, những món ngon, của lạ… thế nhưng bây giờ răng đã thế, cái rụng cái lung lay, làm sao ngon cho được? Thích giao du, xê dịch sông nước; say mê những danh lam thắng cảnh, muốn trèo lên tận cột cờ Lũng Cú; sục chân vào vũng bùn nơi đất mũi Cà Mau, sờ tận tay viên gạch rêu phong của tháp Chàm cổ kính…Nhưng bây giờ chân đã yếu rồi, lại mấy cái đinh chưa rút sau lần trượt ngã phải bó bột đóng đinh khi du giảng ở vùng đất phương Nam… thế nên đi xa, đi và đến những nơi theo đúng nghĩa ông thích, giờ hầu như chỉ còn là mơ ước.

clip_image002

“Khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp”, cũng là lẽ thường tình. Nhưng đầu óc ông vẫn tỉnh táo, suy nghĩ vẫn mạch lạc rõ ràng, vẫn còn trẻ trung, mạnh bạo trong cách nghĩ, cách nói… Chính thế mới làm ông buồn. Nỗi buồn tựa hồ như “lực bất tòng tâm”… Có điều, ở đời thường vẫn có sự bù trừ giữa các giác quan; cái này yếu thì cái khác mạnh dần lên. Cái đang mạnh lên ở thầy Mạnh phải chăng là cuộc sống nội tâm. Những suy tư, chiêm nghiệm hay dở của cả đời người đang dồn tụ thành biển cả trong ông. Càng tách bạch với ngoại giới, cái biển cả tâm hồn ấy lại càng nhiều dịp nổi sóng tung bờ… những lớp sóng buồn trước sự nhố nhăng, đen bạc của cuộc đời.”

Có phải thế mà gần đây mỗi lần gặp gỡ chốn đông người, ông thường ngồi im, ít nói, chỉ lặng lẽ nhìn. Nhìn và nghĩ. Thế thôi…

HN, 8-11-2016

PS. ảnh trên 2016, ảnh dưới (2012) tại nhà riêng Tô Hoài