Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Bước chân chữ bát trên lộ trình dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận

Inrasara

[Bùi Giáng: Bước chân chữ bát chày chày…]

 

Với Việt Nam, cộng đồng Cham ở một vị trí khiêm tốn, khiêm tốn mươi lần hơn Việt Nam so với thế giới, triệu lần hơn vị thế của trái đất giữa mênh mông vũ trụ vô cùng.
Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận được lên kế hoạch không tính đến Cham, là phải; dự án ngưng, cũng không có nguyên do nào xuất phát từ Cham, cũng đúng luôn.
Vì sinh mạng Cham ư? – Không.
Vì văn hóa Cham gầy dựng hơn 2000 năm nguy cơ bị mất trắng ư? – Không.
Vì cộng đồng Cham phản ứng ư? – Càng không nốt.
“Lộ trình” này được vẽ ra như một ghi nhận [những chi tiết liên quan đến Cham], không bình luận không phê phán – theo kiểu Phê bình Lập biên bản Văn học của tôi. Để qua/ từ đó, người Cham ý thức về mình hơn, biết lo cho sinh phận mình hơn. Để sống, yêu thương, làm việc và sáng tạo.
Inrasara


dhn-bien01

[Khảo sát vùng biển Vĩnh Trường, Photo Jaya]


dhn-khutaidinhcu02

[Khu tái định cư, Photo Jaya]
*
Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy: NMĐHN Ninh Thuận 1 ở thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, và NMĐHN Ninh Thuận 2 ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

I. Miệng người [đã lắm]
– Năm 2007: Anh L. từ Hà Nội vào nam đảm trách lộ trình Dự án. Anh ghé Sài Gòn gặp tôi. Câu đáng nhớ: “Trước khi lên máy bay, tôi mua cuốn Văn hóa – Xã hội Cham, Nghiên cứu & Đối thoại của anh. Chắc chắn người Cham đầu tiên tôi muốn gặp là anh; người Cham duy nhất tôi muốn gặp cũng là anh” [là VIP nhé, chớ có đùa!].
– Tháng 10-2008: Tối Patrip – buổi cuối cùng của Đám tang mẹ. Theo đề nghị của anh L, tôi bố trí anh gặp khoảng 20 trí thức Cham ở nhà mẹ tôi. Câu đáng nhớ: “Anh Lưu Lực hỏi: Nếu người Cham không ưng làm thì sao? Trả lời: Chúng tôi nói sao cho bà con biết lợi ích của ĐHN và đồng ý” [nghĩa là hạ quyết tâm đáo để].
– Ngày 25-11-2009, với 382 đại biểu tán thành (đạt tỷ lệ 77,48%), Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận.
– Nhưng, ngày 26-3-2011: Đại biểu Quốc hội người Cham Đàng Thị Mỹ Hương: “thực lòng, tôi chưa nắm bắt được thông tin cụ thể về Dự án này”.
– Tháng 3-2011: Thảm họa Hạt nhân Fukushima.
Tôi bắt đầu nghiên cứu ĐHN và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về ĐHN.
thai-an-08

[Bản vẽ Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2: Thái An, Photo Kiều Maily]

II. Tin nhà [thì không]
1. Thảo luận kì 1
– Ngày 10-3-2012: Inrasara trả lời phỏng vấn BBCVietnamese.com: “Bất an ĐHN lan rộng”.
– Ngày 11-3-2012: Thảo luận kì 1 trên Inrasara.com: “Người Cham nghĩ gì về ĐHN?”.
– Ngày 14-3-2012: bài Inrasara trên Tienve.org: “Đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận”
– Ngày 28-3-2012: Inrasara: “Sơ kết phản ứng của cộng đồng Cham về Dự án ĐHN Ninh Thuận”
– Ngày 19-4-2012: trên BBCVietnamese.com, Đồng Chuông Tử có bài: “Điện hạt nhân và giấc mơ Phù Đổng”
Ở thảo luận kì 1, tham gia viết bài có: Inrasara, Chay Mala, Trà Vigia, Palei Krong, Lưu Văn, Chay Dalim.

2. Thảo luận kì 2
– Ngày 20-5-2012: Thảo luận kì 2 trên Inrasara.com: “Trí thức Cham nghĩ gì về ĐHN?”.
– Ngày 26-5-2012: trên trang Boxit, Inrasara: Cham Pangdurangga, ngang bướng, đau khổ, kiêu hãnh và bất an. Ba điểm cần nhớ: Người Cham cư trú đất này trên 2000 năm; non phân nửa dân Cham sinh sống ở đây; hơn 100 điểm văn hóa tín ngưỡng nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
– Ngày 26-5-2012: Inrasara trả lời bạn đọc: “Trí thức Cham & ĐHN”
– Ngày 6-2012: trên Tienve.org, Inrasara trả lời phỏng vấn: “Một cách khiêm tốn để người Cham ở lại với đất”
Ở thảo luận kì này, trên Inrasara.com có bài của: Inrasara, Chay Mala [Phụ lục 3], Trà Vigia, Lưu Văn, Paka Jatrang.

+ Cả hai cuộc thảo luận, hơn 200 trí thức Cham và ngoài Cham, trong và ngoài nước tham gia thảo luận [xem Danh sách ở Phụ lục 1].
+ Tháng 5&6-2012, Inrasara liên tục trao đổi thư điện tử với Đào Thị Thanh Thủy [tự nhận Thạc sĩ Cham đang làm nghiên cứu ở Nhật, có thể là người bên chính quyền?] về các vấn đề liên quan đến sinh linh Cham – ĐHN – và ý kiến của Cham.

3. Kháng thư
Từ ngày 14-5-2012, từ khi bức Kháng thư về ĐHN do 3 vị trí thức Việt thảo gửi đi các nơi kêu gọi chữ kí, Cham bắt đầu tham gia kí tên. Sau 20 ngày, Lưu Văn có bài trên Inrasara.com: “Con dân Ninh Thuận, và 2 con số” phân tích tại sao người Cham đất này kí nhiều, trong khi người Việt Ninh Thuận quá ít [Phụ lục 2].

4. Tiểu thuyết TCHERFUTHITH [Thcernobyl + Fukushima + Ninh Thuận]
– Tiểu thuyết hoàn thành trong 12 ngày tại Tuy Hòa, 4 nhà xuất bản từ chối in nó.
– Ngày 4-6-2012, báo Thể thao & Văn hóa đưa tin bài: “Inrasara vừa hoàn thành tiểu thuyết ‘hạt nhân’”.
– Ngày 11- 6-2012: Inrasara trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp thị: “Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” tác phẩm”.
– Ngày 5-10-2013: Inrasara trả lời phỏng vấn RFA.org: “Tcherfunith, một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực”, đăng lại ở Diễn đàn Xã hội Dân sự, 6-10-2013
– Tháng 2-2014, bài viết: “Người Cham & Điện Hạt nhân” được dịch ra tiếng Nhật và in trong tác phẩm chuyên đề; sau đó bài này cũng đã dịch sang tiếng Đức, Anh đăng các trang mạng.
dhn-nhat-00
dhn-nhat-03

[1 trang bài viết của Inrasara được dịch sang tiếng Nhật in trong tác phẩm về ĐHN, 2-2014]

5. Năm 2014, giới trẻ Cham có mở thảo luận trên Blog về ĐHN, lúc này tôi tập trung đi thực địa các Ghur Bini và Po Riyak [liên quan trực tiếp đến vùng đất ĐHN], bên cạnh có hướng đi khác, nên không tham gia.

6. Chuyển động cuối cùng (?)
– Ngày 15-1-2014, báo Đất Việt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công. Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
– Ngày 18-1-2014, sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang phản ứng mang tính chống lưng, tập đoàn Rosatom tuyên: “Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 sẽ khởi công năm 2017, vận hành sẽ là năm 2023-2024”.
– Cuối cùng, ngày 9-11-2016, Vietnamnet, Chủ tịch EVN giải thích lý do dừng điện hạt nhân Ninh Thuận: “không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác và chưa cấp thiết như dự báo trước đây”.
Chú ý: DỪNG, lí do: KINH TẾ, còn các vấn đề liên quan đến sinh linh Cham ư? – Hoàn toàn không!

TFN, 10-11-2016
____

Phụ lục 1. DANH SÁCH TRÍ THỨC CHAM VÀ VIỆT THAM GIA THẢO LUẬN
[không kể các nickname tôi không nắm được lai lịch], theo thứ tự:
Kiều Dung, Ma Kaiapa, Cao Nguyên Lợi, Võ Tấn, Trần Can, Lưu Quang Sang, Lâm Nữ Minh, Kaka Lưu Tấn Thành, Đồng Chuông Tử, Ôn Ken, Lê Minh Tâm, Amuviya, Janhohka, Tran Vy, Trần Ngọc Tuấn, Tr.VT, Hoàng Hưng, Diễm Sơn, ThucQuyen, Inrajaka, Trần Sáng, Nguyễn Anh Thy, Paka Jatrang, Dang Phan (PR), Jalau Anưk, Thanh Thanh Hau, Lưu Văn (USA), Jaeh Wa, Thụ, K, Harayatha, Dương Tuệ Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Dũng, Dang Phan, Nguyễn, Japluai, Jaya, Ysa Cosiem, Haniimpar, Kiều Nhi, Lưu Thi Dung, Trần Phong, Chay Pahlao , Chay Mala, Quân, ĐVC, Nguyễn, Tấn Hưng, Chay Dalim, Nguyễn Lự, Phan Van Tai, JaDar, Inra Chiêm Nữ, Putra Jatrai, Thiên Sầu, JaDaron, ML, Đàng Phan Rang, anhvu, Khang, Ha Le, Dạ Lai Hương, Phú Vân, Giang, Japala.

Phụ lục 1. DANH SÁCH NGƯỜI CHAM KÝ TÊN VÀO KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI DỰ ÁN ĐHN RA – 14-5-2012: 68 người Cham.
Inrasara, Trương Đăng Ái, Inrajaya, Ysa Cosiem, Bá Xuân Thắng, Chế Mỹ Lan, Jayam Padra, Putra Jatrai, Kiều Văn Vũ, Javy Tapeng, Chay Dalim, Eva Ruoi, Lâm Thông Thái, Ôn Ken, Nguyễn Chế Thùy Dung, Trương Thị Thu Nương, Kiều Vân, Naitri, Thạch Ngọc Xuyên, Trượng Lệ Xuân, Ninh Thuận, Hoa Tươi Dương, Quang Thế, Quang Minh Hưng Vương, Hua Su Su, Kaka, Phú Quí, My Nai, Năng Kim Uyên, Hứa Văn Đức, Trương Tin, Châu Ngọc Sapa, Bá Văn Luyến, Thanh Thủy Mai Trung, Thanh Thủy Diễm Trinh, Thành Đạt Đa Lin, Trà Thị Doãn Dung, Thạch Đăng Quang, Văn Đuc Duy Pon, Đặng Thúy Viên, Hưng Thiện, Đào Quang Vịnh, Iayang, Dương Nancy, Dung Van Phú, Krajan Plin, Krajan Dick, Thạch Trung Tuệ Nguyên, Soroh Chau, Châu Đại Truyền, Đặng Chánh Anh, Hán Văn Phú, Trà Vigia, Báo Minh Ngọc, Trà Thanh Toàn, Quảng Thị Bạch Vân, Thạch Ngọc Xuân, Đàng Thị Giãi, Isavn, Thạch Kathy Xuân, Thạch Emy, Thạch Jenny, Thạch Kimberly, Thạch Champany,

Phụ lục 3. Thơ Chay Mala
LỜI RU BUỒN CHO ĐIỆN HỘT NHƯN
[Thơ viết nhân nghe tin một Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosatom bị tạm giam vì tham nhũng, đăng Inrasara.com, 24-11-2012].

Người dưng không vẫy mà về
Chưa trông đã nức, mới nghe đã tình
Ừ, thì như thể tiền duyên
Bà trời đã định thì mình ru nhau

Ngủ đi em giấc mộng đầu
Dăm dòng lục bát làm câu đãi đằng
Cho qua cái phận con tằm
Ngủ trăm năm ngủ ngàn năm, miệt mài

Ngủ đi em giấc mộng dài
Ngủ cho hết kiếp con người mới thôi
Ru nhau ta quyết ngủ vùi
Quàng tay nhau ngủ cho bùi cõi mơ

Ngủ đi em giấc mộng hờ
Rô-xa-tôm với Tép-cô tan hàng
Ru em sẵn tiếng thùy dương
Đôi bờ
cát bãi Vĩnh Trường vi vu

Tình ta chưa thắm đã… dù
Thôi thì mượn mấy vần thơ bye bye*.

______

* Đọc theo lối truyền thống là: “bái bài”, còn theo kiểu hậu hiện đại thì cứ y nguyên văn mà đọc.