Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Hồi ức Đỗ Trung Quân (kỳ 4)

Cứ để ngày ấy lụi tàn…

… Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.
Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.

La Pagode – quán cà phê “Cái chùa” từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do (trước là Rue d’Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ – hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ – có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn.

Brodard – một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó: nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong “bộ ba” danh tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy.

Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…
Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém, tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần.

Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ.
Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy “khí thế cách mạng” triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh “ấn tượng” là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường.
Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ…

Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi.
Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…

Top of Form

Bottom of Form

... The Dreamers đến vào buổi chiều của chương trình, đói, cả ngày dài cũng đã thấm mệt tôi đang ngồi bệt xuống cỏ bỗng nghe lao xao "dreamer! dreamer!" tôi bật dậy. Thái Hiền ốm nhom jupe ngắn, bốt cao đang tiến vào hướng sân khấu. Đám scout mở đường, tôi lao ra đón đầu chỉ là để nhìn gần cho rõ nhưng có lẽ giật mình, theo phản xạ Thái Hiền đẩy vào ngực tôi bật ra lảo đảo. Cũng theo phản xạ tôi phóng tới lần nữa tay dứ dứ ra trước. Bảo vệ cho cô bé [Thái Hiền khi ấy chỉ 14 ,15 tuổi] là những scouts [hướng đạo sinh] túm ngay gã thanh niên trông có vẻ bạo hành tống vào lều vải gần đấy nhốt lại...

"Em ước mơ mơ gì tuổi mười hai... tuổi mười ba..." tiếng hát lảnh lót của Thái Hiền của ca khúc "tuổi hồng" vọng đến, tôi cũng đã chui ra được phía sau lều vải. Anh có định bạo hành em đâu , anh chỉ là fan hâm mộ thôi mà...

Vài chục năm sau - 2006, tôi sẽ gặp lại cô ở tòa soạn báo Sài Gòn Tiếp Thị nhưng Thái Hiền không thể nhớ câu chuyện và chàng thanh niên vô danh ngày ấy giờ râu ria già ngáp...
Đêm Thái Hiền diễn ở nhà hát tp, giọng voice giới thiệu về cô ,TH cũng không hề biết đấy là giọng của tôi.

clip_image002

... Phong trào hippies khởi động từ những năm 60 tại nước mỹ, xâm nhập vào Việt Nam – Sài Gòn - hoàng kim vào những năm 69 – 70.
Những năm ấy tôi chỉ 15, 16 tuổi còn vị thành niên, còn đi học cấp 2 chỉ có thể tiếp thu thứ thời trang sặc sỡ, chiếc quần ống loe còn tóc tai không thể để dài vì phải chạm mặt hàng ngày với các thầy giám thị nhà trường. Mọi nhà trường công hay tư đều cấm nam sinh để tóc phủ gáy. Giấc mơ được để tóc dài là giấc mơ có thật hàng đêm, tôi chỉ mong mình mau chạm tuổi 18 dù khi ấy cũng vẫn sẽ phải lẩn tránh những cái ngoắc tay của thầy giám thị nếu còn đến lớp. Nhưng 18 tuổi đã thành niên.
Những cuộc nhảy nhót tưng bừng với âm nhạc và vòng dây kim tuyến, hay lấp lánh confetti mỗi mùa giáng sinh từ những bal family tôi chỉ là kẻ đứng ngoài nhìn đàn anh đàn chị. Tôi chưa đủ tuổi, cũng không xuất thân gia đình sung túc để bước vào.
Nhưng hippies là gì và cái tinh thần của nó? Khi ấy cũng chưa đọc, chưa được ai cho biết. Chỉ đơn giản trước mắt là thời trang lạ lẫm, thu hút, mái tóc dài và phong cách “bất cần đời”.
40 năm sau, tôi thấy mình được đưa đến một con phố không dài ở san Francisco: phố Haight. Lịch sử của con phố những năm của thập niên 70 là nơi tụ tập thường xuyên của dân hippies để sau này chính quyền thành phố thông qua một đạo luật cho phép họ hình thành một lãnh địa của mình dù hippies đã lụi tàn - Nơi đây ta dễ dàng tìm lại những chiếc áo pull in hình Jimmy Hendrix, Santana, CCR... một thời Woodstock, ta cũng có thể nhìn thấy hay mua về những sản phẩm thời ấy những ống thủy tinh hút cần sa. Tôi đã mua ở phố Haight một cuộn giấy vệ sinh in hình tổng thống Bush và trích dẫn những câu phát biểu ngớ ngẩn nhất của vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Món để kỷ niệm chỉ có thể có… ở Mỹ.
Trở lại với Hippies. Họ là những người trẻ phản kháng và có tinh thần giải phóng bản thân ra khỏi những ràng buộc vật chất, những món hàng công nghiệp, những giá trị khô cứng, họ chất vấn chủ nghĩa máy móc, họ từ chối chiến tranh, họ quay về những giá trị của tự nhiên, họ có ý thức gần gũi thiên nhiên và hầu hết là người ăn chay. Từ phong trào này về nghệ thuật nhiều nhà thơ lỗi lạc đã ra đời mà Allen Ginsberg như một chủ soái của dòng thơ “beatnik” họ gồm nhiều nhà thơ cùng khuynh hướng thường tụ tập đọc thơ và trình diễn cho công chúng nghe và xem. Họa sĩ danh tiếng Peter Max tác giả của những đồ họa sặc sỡ với bông hoa, chim bồ câu, cầu vồng, đàn ghi ta mà tác phẩm của ông trở thành tiêu biểu cho phong trào Hippies và nó sẽ làm background chính thức cho Woodstock lần thứ 2 tại Mỹ.

Trở lại Sài Gòn 1969

Tôi chưa đủ tuổi để biết hòa bình và phản kháng chiến tranh cũng là một trong tinh thần của họ. Chỉ trong 4 năm cộng với nhạc hội lẫy lừng Woodstock và những cuộc xuống đường lớn tại ngay lòng nước mỹ chính họ,những con người bị xem là lập dị đã góp phần lớn vào sự thay đổi cục diện chiến tranh tại việt nam .
Nhưng phong trào nào cũng có hai mặt của nó. Sự phóng khoáng, tự do, thân thiện, chia sẻ ban đầu dần biến tướng có lẽ ma túy là thủ phạm chính đã làm lụi tàn những bông hoa tinh khiết thủa ban đầu…
Hippies ở Sài Gòn cũng còn bị một bóng đen bao trùm và ám ảnh: chiến tranh đang dần lên đỉnh điểm máu xương. Mùa hè đỏ lửa 1972.