Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Mời tham dự hai sự kiện ngày 26/2/2016

Seminar “Kẻ phản Kito” của Friedrich Nietzsche

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức
Đơn vị phối hợp: Book Hunter
Thời gian: 14h00 ngày 26 tháng 2 năm 2016
Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội
Cuốn sách “Kẻ phản Kito” của tác giả Friedrich Nietzsche, dịch giả Hà Vũ Trọng đã được Nhà xuất bản Tri thức ấn hành vào năm 2011.
Timeline:

13h50 -14h05: Check-in
14h05 – 14h15: Giới thiệu chương trinh
14h15 – 14h30: “Tiểu sử của Friedrich Nietzches” – Lê Duy Nam
14h30 – 15h00: Đọc các trích đoạn trong “Kẻ phản Kito”
15h00 – 16h00: “Cuộc phá chấp các đức tin” – Hà Thủy Nguyên
16h00 – 16h30: Thảo luận
Nội dung chinh:
“Kẻ phản Kito” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhà triết học Friedrich Nietzsche cùng với “Zarathustra đã nói như thế” và “Ecco Homo”. Mặc dù xuất thân Kito giáo nhưng ông lại đặc biệt thích thú với các minh triết và văn hóa của Hy Lạp cổ đại.
Nhiều người cho rằng “Kẻ phản Kito” là một diễn ngôn đạp đổ mọi niềm tin Kito giáo. Qủa nhiên Friedrich Nietzsche đã dành tất cả sự khinh miệt của mình với thứ tinh thần Kito giáo: ông giễu cợt thứ tinh thần thiến hoạn của giáo hội Kito, công kích sự xót thương yếu đuối và đạo đức giả, lên án những giới luật phi lý phản tự nhiên và sự bài trừ tri thức cổ xưa của giáo hội. Ông cho rằng, thứ tinh thần Kito giáo đã bào mòn phẩm giá của con người, là cơ hội để những thứ hèn mọn chiếm thế giới, và đi ngược lại phẩm chất vô chính phủ và sự vị tha của Jesus thành Nazareth.
Nhưng không chỉ có thế, Níetzsche còn công kích vào tâm thức tôn thờ chân lý tuyệt đối của con người ở bất cứ trường hợp nào, dù là Kito giáo hay là thứ triết học truy tìm chân lý. “Kẻ phản Kito” nói một cách khác, là phản lại thứ niềm tin tôn thờ.
Sự công kích ấy, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, chừng nào con người còn đua nhau truy tìm một thứ chân lý tuyệt đối và bị một thứ chân lý tuyệt đối giả tạm phi phối tư tưởng, hành động và cảm xúc. Đó là lời cảnh tỉnh mang tính hoài nghi cho những ai đang tự thiến hoạn tâm hồn mình để trở thành công cụ vủa chân lý tuyệt đối.

Giới thiệu cuốn sách mới “Miến Điện – Đất nước hình ngọn lửa”

Ban Tu thư – Dịch thuật Đại học Hoa Sen thân mời các anh chị đến dự buổi giới thiệu cuốn sách mới “Miến Điện – Đất nước hình ngọn lửa” của Hồ Đắc Túc.

Diễn giả: TS. Hồ Đắc Túc
Thời gian: 8h30 - 12h, thứ Sáu, ngày 26/02/2016
Địa điểm: Phòng 507 (lầu 5, Đại học Hoa Sen), 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.HCM

Link đăng kí: https://goo.gl/4fMwV5

“Ở cách Việt Nam khoảng chừng hai giờ bay, đất nước Miến Điện những ngày này đang trải qua cuộc chuyển mình dữ dội trong đời sống chính trị sau cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên và sạch sẽ nhất hồi tháng 11 năm 2015 và đảng Liên Minh Dân tộc Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã chiến thắng áp đảo. Từ thời điểm này nhìn lại, sau hơn năm thập niên sống dưới ách quân phiệt, mọi người chợt nhận ra Miến Điện là đất nước của những biểu tượng vĩ đại: bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng cho bất khuất, tự do và dân chủ; còn các tướng lĩnh cầm quyền là biểu tượng cho sự dũng cảm vượt thoát quá khứ. Cái biến cố long trời lở đất đó có liên quan gì đến chiều dài lịch sử và chiều sâu tâm thức của một Miến Điện bí ẩn và thâm trầm, tràn đầy những bí tích, truyền thuyết, huyền thoại tôn giáo, và những nghịch lý, những biến cố?
Nhà văn Hồ Đắc Túc, sau những chuyến đi đến Miến Điện, lần đầu vào năm 2009, lần gần đây vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, đã viết nên cuốn sách “Miến Điện – đất nước hình ngọn lửa” này để góp một tiếng nói giải đáp cho đại luận đề đó.
Ông đi trước hết với tư cách một nhà nghiên cứu Phật giáo và một Phật tử thuần thành hướng về một trong những vùng đất Phật vĩ đại (…) Nhưng ông không chỉ là một người hành hương. Ông còn là nhà giáo, nhà văn, nhà du khảo, dịch giả, nhà nghiên cứu với nhiều công trình đáng kể, trong đó có tác phẩm Dịch thuật và Tự do (Đại học Hoa Sen, 2012) được nhiều người tìm đọc. Với một tinh thần đa đoan như vậy, “ống kính” tác giả tự động mở to hết cỡ, để thu vào mình nhiều điều mà một người bình thường, hoặc một người đơn giản không làm sao có được.

Thông tin diễn giả:

Ông Hồ Đắc Túc tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ xã hội tại Đại học Monash, và thạc sĩ Ngữ học Ứng dụng tại Đại học Melbourne năm 1993. Ông tốt nghiệp đại học ngành xã hội học tại Victoria University of Technology năm 1989.

Tiến sĩ Hồ Đắc Túc giảng dạy ngôn ngữ ở Đại học Deakin (Úc) từ năm 1993 đến năm 1997. Năm 2001, ông là Trưởng Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam (Vietnam Higher Education Project) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Ông tham gia thỉnh giảng chuyên ngành truyền thông cho nhiều dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh, và là Giám đốc Biên tập của tuần san đặc biệt Yêu Con của báo Gia Đình và Xã Hội năm 2008.

Ông hiện giảng dạy tại Đại học Trà Vinh và là chuyên viên Ban Tu thư – Dịch thuật Đại học Hoa Sen.

Xuất bản:

Dịch Thuật và Tự Do (2012) được Trường đại Học Hoa Sen và Phương Nam book phát hành năm 2003 là tác phẩm đầu tiên về dịch thuật học tại Việt Nam;

Hai cuốn sách viết bằng tiếng Anh: Vietnamese English Bilingualism: Patterns of Code-Switching (Routledge Curzon, London, 2003) và Insight text guide to Only the Heart (Insight Publications, Melbourne, 1999).