Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế

Gary Feuerberg, Epoch Times, 15/11/2015
Phạm Nguyên Trường dịch
clip_image002
Hà Hoài Hoành (bên trái), Giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh và Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings đang thảo luận về sự suy đồi và thức tỉnh về mặt đạo ở Trung Quốc, Brookings, ngày 6 tháng 11(ảnh của Gary Feuerberg)
Trong cuốn sách do Viện Brookings Press mới xuất bản gần đây, một vị giáo sư Trung Quốc, ông Hà Hoài Hành [Hà Hoài Hoành] đề xuất một nền đạo đức xã hội mới cho cái xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, cho là đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt đạo đức.
Nhà sử học, đạo đức học, phê bình xã hội, và người bảo vệ không khoan nhượng Nho giáo, giáo sư Hà đưa ra khuôn khổ trí tuệ nhằm định hướng hành vi của người dân và khôi phục lại nền đạo đức xã hội để Trung Quốc có thể giành được vị trí của mình trong cộng đồng các quốc gia khác mà không phải xấu hổ. Giáo sư Hà nói tại Viện Brookings vào ngày 06 tháng 11, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới của mình: “Đạo đức xã hội ở nước Trung Quốc đang thay đổi: Suy đồi đạo đức hay sự thức tỉnh về đạo đức?”.
Hà Hoài Hoành là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, trừ hai bài, đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.
“Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, chúng tôi gặp vấn đề khá nghiêm trọng về mặt đạo đức. Những vấn đề chính là chúng tôi thiếu niềm tin và chúng tôi thiếu tử tế”, Hà nói như thế, đấy là qua lời người dịch tiếng Anh.
Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị. “Dù chính phủ có nói gì thì dân chúng cũng không tin. Ngay cả khi họ nói sự thật thì người dân vẫn không tin”. Các đảng viên và quan chức nhà nước cũng nghi ngờ, ông nói.
“Hiện nay, ở Trung Quốc, chủ đề về suy đồi đạo đức và thiếu niềm tin không còn là những chủ đề nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về mặt chính trị nữa”, Lý Thành [Cheng Li], giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings, người giới thiệu giáo sư Hà nói như thế.
Trong phần giới thiệu cuốn sách, Lý đưa ra một danh sách dài những hiện tượng chứng tỏ đang có những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “Gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa dối tài chính, những dự án kỹ thuật kém chất lượng và nguy hiểm, sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là các quan chức chính phủ”.
Giáo sư Hà viết rằng, tham nhũng là không chỉ giới hạn trong những quan chức cao cấp nhất. Ngay cả “trưởng thôn, thị trưởng, các nhà quản lý ngân hàng địa phương có thể có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà”.
Giáo sư Hà đặc biệt lo lắng về việc xã hội Trung Quốc đang mất dần sự tử tế. Trong buổi nói chuyện, ông có nói rằng nếu người ta nhìn thấy một người già ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả tiền viện phí. Trong cuốn sách, ông đã dẫn ra một trường hợp có thể làm người ta choáng váng: một bé gái 2 tuổi bị hai ô tô cán lên người, hàng chục người đi qua mà không ai giúp đỡ.
“Nhiều vụ tai nạn với xe chở trẻ con lớp mẫu giáo; khi xe tải đâm vào, người qua đường không những không cứu nạn nhân mà nhảy vào hôi của”, ông viết trong bài tiểu luận thứ tám. “Trong xã hội Trung Quốc, đang xảy ra khủng hoảng đạo đức”.
“Sự thờ ơ đối với tha nhân… đang lan tràn, không quan tâm tới đời sống của con người, không quan tâm tới tục lệ xã hội và luật pháp”, Hà viết.
Cách mạng Văn hóa
Giáo sư Hà chỉ ra nhiều nguồn gốc có tính lịch sử làm cho đạo đức suy đồi, nhưng chủ yếu là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi đất nước rơi vào tình trạng suy đồi đạo đức tồi tệ nhất. Chiến dịch “tiêu diệt bốn cái cũ” – tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – trên thực tế là tiêu diệt đạo đức truyền thống.
“Nhiều cuốn sách lịch sử, nhiều hiện vật và địa điểm lịch sử bị phá hủy. Mộ của một số nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng bị đập phá và thậm chí đôi khi hài cốt của họ còn bị đào lên. ... Trẻ con được lệnh phải báo cáo về gia đình của mình và đôi khi thậm chí còn tham gia đánh đập người thân trong gia đình. ... Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất để đánh giá về đạo đức là lòng trung thành với lãnh tụ Mao Trạch Đông”.
Thành phần chủ chốt của Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh điểm là trong hai năm đầu tiên 1966-1968, lúc đó “đất nước thực ra là đã lâm vào tình trạng hỗn loạn”. Hoạt động của chúng chỉ giảm từ tháng bảy năm 1968, đấy là lúc Mao đưa hầu hết Hồng vệ binh về các vùng nông thôn. Hà trở thành Hồng vệ binh khi vừa tròn 12 tuổi và đã chứng kiến hoạt động và bạo lực quá mức của tổ chức này. Ông nói rằng đã tìm cách lảng tránh và đóng vai quan sát viên là chính.
Đặc điểm quan trọng nhất của Hồng vệ binh là “xu hướng bạo lực”. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của nó là: “Khủng bố đỏ muôn năm!”. Trong cuốn sách, Hà đã dẫn ra một trường hợp khi trở thành người sợ hãi “bạo lực bừa bãi”.
“Đạo đức đứng sau chính trị”, ông nói. Từ sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và kháng chiến chống Nhật, các giá trị được mượn từ Liên Xô và Stalin, “Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ các giá trị truyền thống và cổ xưa của mình”.
Trong vụ Hồng vệ binh, ông cho rằng chỉ một mình Mao có lỗi và đã bỏ qua vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những lời chỉ trích Đảng Cộng sản, tuy không được nói rõ, lại nằm ngay bên dưới bề mặt. Ông nhắc đến 100 năm hỗn loạn trước khi áp dụng nền kinh tế thị trường trong 30 năm vừa qua, mà theo ông đã để lại một di sản đáng ngờ. Những lời kêu gọi về bình đẳng của thế kỷ trước phải được đưa vào nền đạo đức sẽ được tái thiết, ông nói, nhưng “lý thuyết cực đoan về đấu tranh giai cấp và triết lý về xung đột không phải là di sản mà chúng ta phải chấp nhận (trang 77)”, Hà viết như thế, mà đấy chính học thuyết cơ bản của Cộng sản.
Tuy không gọi tên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hà cho rằng hệ tư tưởng cũ sinh ra từ lý thuyết về cách mạng, chứ không phải là lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu như là món hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và ban đầu đã chú tâm vào cuộc tấn công vào truyền thống văn hóa của Trung Quốc”. Hà nói rằng ngay cả những lý tưởng chính trị gần đây, ví dụ như “xã hội hài hòa” cũng “luôn luôn là ý thức hệ và mâu thuẫn với thực tế của đời sống của người Trung Quốc”.
Hà nói rằng người Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi “thời kỳ quá độ đầy rối loạn” và mặc dù hiện nay đương là thời bình, “chúng ta phải thường xuyên cảnh giác nhằm chống lại sự trở về tình trạng hỗn loạn”. Vì vậy, cần phải xây dựng ngay một kiểu xã hội mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là tạo dựng nền tảng luân lý vững chắc”, ông viết.
Phê Khổng
Giáo sư Hà viết rằng “linh hồn” văn hóa truyền thống đã bị đánh bật gốc rễ, đấy là trong giai đoạn sau của Cách mạng văn hóa, khi những người cầm bút, từng tin tưởng Khổng giáo bắt đầu tham gia phê phán Khổng Tử.
“Trong nhân dân, Khổng Tử, Khổng giáo, những nghi thức của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trở thành những từ ngữ rủa xả. Hiện nay [2013] vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng của việc phê Khổng và không được đánh giá thấp những tác hại mà nó gây ra đối với đạo đức xã hội”.
Không chỉ sự cuồng tín và bạo lực của Hồng vệ binh, sự thiếu giáo dục của cả một thế hệ trong Cách mạng Văn hóa, mà đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong suốt 30 năm, trước khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. “Đạo đức lại bị kinh tế và kinh tế thị trường chôn vùi một lần nữa”, giáo sư Hà nói. “Đó là lý do chính làm cho chúng tôi gặp phải những vấn đề đạo đức như hiện nay”, ông nói ở Brookings.
Khuôn khổ mới của đạo đức xã hội
Giáo sư Hà cố gắng kết hợp nền đạo đức cũ, từng được sử dụng trong suốt 3.000 năm, với thời hiện đại. Ông dẫn người đọc bài tiểu luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới khuôn khổ mới của đạo đức xã hội ở Trung Quốc”, thông qua một khóa học ngắn về Nho giáo.
Khởi đầu là Mạnh Tử, học trò nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Mọi người đều có lòng từ bi”, Hà trích dẫn lời của Mạnh Tử.
Giáo sư Hà coi những “tính tốt không đổi” từ thời cổ đại và chỉ ra rằng những đức tính đó có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Năm đức đó vẫn còn giá trị, chỉ cần giải thích theo lối mới mà thôi, ông viết.
Ví dụ, lòng nhân có thể được coi là nguồn gốc của toàn bộ đạo đức. Khi lòng từ bi bị những yếu tố bên ngoài làm suy giảm thì nó không còn là động cơ cho hành vi nữa, như được thể hiện trong ở sự vô tâm trong những thí dụ được nói tới bên trên. Lễ là tỏ ra lịch sự. “Tự kiềm chế là một điều kiện tiên quyết cho lễ”, và cũng có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất của chúng ta, Hà nói. Trí là về công nhận những điều đúng đắn và có “ý trí và trí tuệ là để đánh giá về mặt đạo đức... trí còn để tìm ra sự cân bằng và tìm trung đạo”.
Một trong những tư tưởng của Nho giáo là “chính danh”. Giáo sư Hà nói rằng ý thức hệ chính trị không phù hợp với thực tế xã hội. “Ở đâu cũng đầy những lời xáo rỗng”, ông viết. Niềm tin trong xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và nhân dân, đã không còn, tạo ra khủng hoảng lòng tin. Giáo sư Hà nói rằng người Trung Quốc “đang thường xuyên gặp phải sự giả dối; chúng ta đang quen với nó”.
Ví dụ, chính quyền gọi các “quan chức” là “đầy tớ của nhân dân”, tạo ra sự bất tương thích giữa danh và thực. Các quan chức sử dụng quyền hạn một cách vô trách nhiệm và phi đạo đức, dẫn tới “sự tức giận và lòng hận thù chưa từng có đối với các quan chức đó”. Cách chữa trị: “Hãy để các quan chức là quan chức” và sửa lại tên gọi, một cách chính thức.
Nền đạo đức mới khác đạo đức cũ ở điểm quan trọng. Quan hệ cũ giữa kẻ cai trị và người bị trị có nghĩa là đưa ra những hướng dẫn cho người bị trị và người bị trị có trách nhiệm trước kẻ cai trị. Hiện nay, ngược lại, người cai trị phải làm tròn bổn phận của mình trước những người có địa vị thấp và chịu trách nhiệm trước các “công dân”. Các chính khách “phải coi nhân dân là ông chủ cao nhất của mình”, Hà viết. Hà coi đây là sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông nghĩ rằng với tình hình hiện nay ở Trung Quốc, trở thành chế độ dân chủ và pháp quyền là con đường khó khăn và lâu dài, nhưng đó là hướng đi của lịch sử Trung Quốc.