Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Giá trị của mỗi người



Bữa qua ngồi tám với bạn già, đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Cuối cùng nói chuyện về giá trị của mỗi người.
Bạn kể câu chuyện về một người lao công người Nhật, vào giờ tan tầm, vẫn cố nán lại, cúi xuống, chăm chú đưa chiếc khăn vào chỗ góc bàn để lau cho sạch vệt bụi. Sự chăm chú gần như quên lãng thời gian và mọi người xung quanh. Và như vậy, chiếc bàn được sạch sẽ đến chỗ cuối cùng, chỗ mà chỉ có người lao công mới biết được.
Và, bạn nói, chỗ đó chính là giá trị của người lao công.
Câu chuyện gợi cho mình suy nghĩ về giá trị của mỗi người.
Nhớ có lần, ngồi với một đồng chí, mình có nói đại ý: xã hội mình lạ lắm, dường như chẳng ai bằng lòng với công việc mình đang làm. Giáo viên thì suốt ngày toan tính chuyện mánh mung. Nhà văn thì suốt ngày ngóng chuyện làm giàu. Còn mấy ông làm ăn thì lại… thích làm thơ. Đây không phải là tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”, mà gần như là căn tính người Việt (hay do xã hội sinh ra thế?). Anh nhân viên Sở Điện lực thì bảo thơ mới chính là cuộc sống của ảnh, chứ nghề bàn giấy chỉ để kiếm cơm. Anh nhà văn thì bảo viết để cho vui chứ ảnh chỉ mong làm giàu. Đại khái vậy. Cái này mình nói để chia sẻ chứ không để ám chỉ hay phê phán ai. Nhưng hình như đã có hiểu lầm. Thôi kệ.
Cho nên rốt cuộc rồi chúng ta làm đủ thứ đủ trò mà thấy mình chả có ý nghĩa hay giá trị gì.
Giá trị của một ca sĩ chính là ở giọng hát. Còn cổ có đọc sách hay không, kệ tía cổ. Đừng bắt cô ca sĩ phải nói chuyện sách vở.
Giá trị của một cầu thủ là đá bóng hay. Còn anh có đẹp trai hay không cũng chẳng có gì quan trọng.
Giá trị của một anh lái taxi là thông thạo đường sá, lái xe an toàn. Còn ảnh có nhặt của rơi hay không chỉ là điểm tính thêm.
Có nghĩa là, trong giá trị cũng có thể chia: giá trị chính và giá trị phụ. Mỗi người phải hiểu giá trị chính của mình nằm ở đâu.
Giá trị của một người cha là nuôi nấng và che chở con con cái mình.
Giá trị của một người làm sếp là trả lương đầy đủ và đúng ngày cho nhân viên. Chứ không như nhiều ông suốt ngày khoe mình là thiên tài làm báo mà báo bán không ai mua, tiền nhuận bút đã thấp còn nợ dầm dề không trả.
Giá trị của một người thầy là dạy nên học trò giỏi chứ không phải giỏi chửi học trò dốt.
Giá trị của một hoa hậu là nhan sắc, đừng bắt và cũng đừng nên diễn trò yêu nước.
Cuối cùng, người lao công có thể bỏ đi vết bụi nơi góc bàn, nơi không ai cúi xuống và nhìn thấy, nhưng ông ta vẫn lặng lẽ làm, ở khoảng thời gian không được trả công.
Với mình, đó là một bài học lớn