Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

Đọc sách: Bản chất của người

Hồ Anh Thái

Bối cảnh của tiểu thuyết là phong trào biểu tình ở Gwangju năm 1980, chống chế độ độc tài Chun Doo-hwan. Vụ đàn áp này về sau đã bị những chính phủ dân chủ ở Hàn Quốc coi là một trang đen tối trong lịch sử đất nước. Nhiều hành động sửa sai đã được thực hiện.

This image has an empty alt attribute; its file name is image-32.png

Cuốn tiểu thuyết được cấu trúc thành sáu chương và một đoạn kết.

Con chim non: câu chuyện về chú bé mười lăm tuổi đi tìm bạn bị thương ngay trước mắt mình rồi người bạn bị đưa đi biệt tích. Chú bé trong khi tìm bạn đã gặp những người chiến đấu đòi chống thể chế độc tài, chú được phân công ngồi canh tám mươi ba xác người, chờ người nhà đến nhận.

Hơi thở đen: lời kể của hồn ma chú bé, sau khi chú đã chết trên chiến luỹ. Hồn ma chứng kiến những hành động quả cảm và tuyệt vọng của những người biểu tình chống quân chính phủ độc tài.

Bảy cái tát: câu chuyện của cô nhân viên xuất bản bị cảnh sát chìm nghi ngờ và cho bảy cái tát. Lần lượt sau mỗi cái tát, chuyện về những người đấu tranh dân chủ được tái hiện cùng với sự đàn áp của binh lính.

Thép và máu: lời kể của một người chỉ huy trên chiến luỹ bị bắt giam, bị tra tấn cùng với đồng đội.

Mắt của đêm: lời kể của một nữ chiến sĩ tham gia chiến đấu, về sau nhận được một máy ghi âm cùng mấy cuộn băng và lời đề nghị chị kể lại những gì mắt thấy tai nghe trong những ngày bi thảm đã qua.

Về nơi hoa nở: câu chuyện của người mẹ mất con, đã tìm đến tận chiến luỹ nơi chú bé bị kẹt lại. Nỗi đau của người mẹ kéo dài mấy chục năm sau.

Đoạn kết: Ngọn đèn tuyết phủ: Đến những trang cuối cùng, tác giả mới đứng ra trực tiếp kể lại quá trình gặp gỡ nhân chứng, sưu tầm tài liệu và thấy cần phải lên tiếng về vụ đàn áp phong trào Gwangju từ hơn ba chục năm trước.

Tiểu thuyết gây ấn tượng như một hồ sơ, một bản tường trình tỷ mỷ về phong trào Gwangju 1980. Chỉ khác, văn bản điều tra không đi vào sự kiện cụ thể mà tái hiện cảm xúc của các nhân vật, người còn sống và linh hồn người đã chết. Mạnh mẽ, xúc động, như một sự thanh toán sòng phẳng với quá khứ. Cuộc đàn áp biểu tình càng mở rộng ý nghĩa khi được liên tưởng đến sự tàn bạo của binh lính Nam Hàn trong chiến tranh Việt Nam, và “giống như người ta đã làm ở đảo Jeju, ở Quảng Đông hay Nam Kinh, ở Bosnia, ở tất cả những nơi tại Tân Thế Giới, với một sự tàn bạo giống hệt nhau như thể đã được khắc sâu trong ADN vậy” (trang 152). Nạn diệt chủng ở Campuchia cũng được nhắc đến: “Được biết vào mùa thu năm 1979, khi cuộc đấu tranh Bu-Ma bị đàn áp, trưởng phòng Cảnh vệ của Nhà Xanh Cha Ji Cheol đã nói thế này với Park Chung Hee: Ở Campuchia, lại có thêm hai triệu người chết đấy ạ. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không làm được như thế” (trang 235). Như vậy thảm kịch ở Gwangju là thảm kịch được khảo sát ở tầm nhân loại, và như tên của cuốn sách “Bản chất của người”, nó xuất phát sâu xa từ trong đó.

Chỉ hơi băn khoăn một chút, ở đoạn kết, tác giả tự ý thức về sứ mệnh của mình quan trọng và to tát quá, thành ra để lộ những ý nghĩ hơi cao cả và hơi văn vẻ: “Tôi bước đi, tay phải ôm lấy ngực trái như đang nén chặt trái tim mình” (trang 241). Những câu làm văn như vậy làm hao hụt sự xúc động và cả tính chân thực của thiên tiểu thuyết vốn gần với phóng sự điều tra.

Một vài chỗ trong bản dịch có thể sửa chữa được:

- Tóc tết hai bên xù ra rất nhiều tóc con (trang 14): tóc con, tiếng Việt nói cho thuận là tóc nhỏ, hay là tóc tơ.

- Cùng đồng thanh nói (trang 166, 179): nên viết là “cùng nói” hoặc “đồng thanh nói”. “Đồng” vốn đã có nghĩa là “cùng”.

- Cô gái trẻ (trang 37, 181, 190, 199): cô gái tất nhiên là trẻ, cũng như chàng trai hay anh thanh niên tất nhiên là trẻ. Thêm chữ trẻ rõ ràng là thừa. Ngay trong tiếng Anh, các nhà ngôn ngữ cũng phê phán việc viết thừa khi có người viết young girl, young boy (cô gái trẻ, chàng trai trẻ).

------

* Bản chất của người, tiểu thuyết của Han Kang, Kim Ngân dịch, Nhã Nam và NXB Hà Nội 2019