Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

Copy Picasso ba năm liền rồi bày triển lãm

Nguyễn Đình Đăng

Đại dịch COVID-19 đã làm đình trệ mọi hoạt động của Tanaami Keiichi (1936 - 2024), nghệ sỹ đa thể loại người Nhật Bản. Để khỏi "ăn không ngồi rồi", ông lôi tranh của Picasso ra chép. Ông không ngờ công việc tưởng như chỉ để giết thời gian này lại trở nên lôi cuốn đến thế. Ông nói: "Tôi rất ngạc nhiên khi việc vẽ tranh chỉ đơn thuần như một cách tìm sự bình yên trong tâm hồn, không có ý định, thời hạn, hay kế hoạch triển lãm cụ thể nào, lại có thể mang lại sự thỏa mãn sâu sắc đến vậy.”

Sau khi mua tại một cửa hàng bán họa phẩm một số lượng lớn canvas cỡ F6 (41 x 31.8 cm), đã được căng sẵn trên strainer, hằng ngày Tanaami bắt đầu vẽ. Cứ thế liên tục trong suốt 3 năm liền, ông đã vẽ hơn 400 bản sao các tác phẩm của Picasso. Mỗi ngày, Tanaami xếp ra 4 - 5 canvases. Trên canvas đầu tiên, ông copy trực tiếp một phiên bản trong một cuốn album tranh của Picasso. Canvas thứ hai được vẽ dựa trên bức đầu tiên. Từ bức thứ ba trở đi, ông làm các thay đổi và điều chỉnh theo ý muốn, dựa trên trí nhớ về bức tranh gốc. Kết quả là ông "đã sản xuất" ra một loạt tranh, có đôi chút khác biệt so với nhau, giống như trò chơi thì thầm truyền tai nhau, bị biến tướng bằng hội họa.

Theo Aristotle, bắt chước là một bản năng của con người và con người học thông qua bắt chước (hay mô phỏng). Bản thân nghệ thuật có nguồn gốc từ việc con người bắt chước tự nhiên. Lịch sử nghệ thuật có rất nhiều ví dụ về các nghệ sỹ bắt chước tác phẩm của các nghệ sỹ khác. Việc sao chép và tái tạo giúp các nghệ sỹ tránh được sự tiếp thu hời hợt, hiểu được cách thể hiện các chi tiết, các cách nhìn độc đáo, các kỹ thuật riêng biệt, cũng như các khái niệm và ý tưởng được thể hiện trong tác phẩm.

Ví việc copy này như "sao chép kinh Phật" (Sutra copying), thông qua đó người ta bày tỏ lòng mộ đạo, Tanaami nói rằng quá trình lặp đi lặp lại việc tái tạo tác phẩm của Picasso đã khiến ông hiểu được quy trình vẽ tranh, cách tạo ra màu sắc, và những điểm nhấn trong hình ảnh của "đại danh họa" hội họa Hiện đại.

Triển lãm "Tấm gương phản chiếu thế giới" (世界を映す鏡), diễn ra tại Tokyo từ 12/11/2022 tới 9/2/2023, đã trưng bày khoảng 300 bức tranh trong loạt "copy Picasso" này của Tanaami Keiichi.

Tanaami Keiichi qua đời ngày 9/8/2024, thọ 88 tuổi.

Nguồn: FB Nguyễn Đình Đăng