Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Định chế hóa tính “ngoài công lập” để khơi mở nguồn lực

Tham dự Hội thảo Văn hóa 2024, GS. TS. THÁI KIM LAN, người sáng lập Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (Thừa Thiên Huế), tâm đắc với nỗ lực làm rõ khái niệm văn hóa trong nghĩa đa nguyên để khơi mở nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và thượng tầng (thiết chế văn hóa, thể thao); bà cũng cho rằng, cần định chế hóa tính “ngoài công lập”, tạo niềm tin cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

Phục hồi văn hóa trong nghĩa đa nguyên

- Theo bà, chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” được đặt ra thảo luận trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa như thế nào? Bà tâm huyết với ý kiến nào tại Hội thảo Văn hóa 2024?

- Chủ đề "Chính sách và nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" nói lên được tâm huyết mà Ban Tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 đặt ra, chứng tỏ văn hóa đang được phục hồi nguyên nghĩa của nó như là nền tảng thiết yếu trong tiến trình phát triển và hội nhập xã hội. Điều tôi tâm đắc trong hội thảo này chính là nỗ lực làm rõ khái niệm văn hóa trong nghĩa đa nguyên (ít nhiều cần chính sách hóa), để khơi mở nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và thượng tầng (thiết chế văn hóa, thể thao).

- Tham gia thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024, bà có nói đến những khó khăn đối với các bảo tàng ngoài công lập…?

- Phát biểu của tôi tại hội thảo không chỉ nêu những khó khăn phần nhiều bảo tàng ngoài công lập gặp phải (đất đai, vốn, thuế…), mà rộng hơn là làm thế nào để tính “ngoài công lập” được bảo đảm trên phương diện pháp lý để tạo niềm tin cho tất cả tư nhân muốn thực hiện các dự án theo ý tưởng riêng và cảm hứng văn hóa riêng. Thứ nữa, tính “ngoài công lập” chính là cánh cửa mở rộng văn hóa đa nguyên, theo nghĩa tương liên, nối kết.

image

GS.TS Thái Kim Lan. Ảnh: L.Hiển

"Bảo tàng Gốm cổ sông Hương được đánh giá là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam (trong số 54 bảo tàng tư nhân) chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông, trong địa bàn địa lý của một tỉnh. Từ khi ra đời, các hoạt động của Bảo tàng đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nói chung, di sản văn hóa Huế nói riêng; đồng thời tạo thêm điểm đến sinh động, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên Huế".

GS. TS. THÁI KIM LAN

- Nếu bảo đảm được tính “ngoài công lập” thì các thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó có Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, có những thuận lợi gì, thưa bà?

- Ngoài công lập hay tư nhân hóa bảo tàng nằm trong sự chuyển hướng cái nhìn về di sản văn hóa của đất nước như là một gia sản chung cần bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Tính “ngoài công lập” tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự nguyện và tự do sử dụng vốn liếng vật chất và tinh thần của mình. Vật chất chẳng hạn như những bộ sưu tập được hình thành từ tình yêu di sản, tình yêu cổ vật của ông cha để lại. Tinh thần chính là sự vận dụng khả năng lưu giữ sáng tạo trên di sản, nhằm bảo tàng vốn liếng văn hóa chung của cả một vùng miền. Chính tính “ngoài công lập” là chìa khóa bước vào di sản từ ngàn xưa được lưu giữ riêng tư.

Động lực thúc đẩy phát triển đa dạng

- Nhiều ý kiến tại Hội thảo đã chỉ ra rằng, chính sách huy động các nguồn lực xã hội hiện nay chưa hấp dẫn. Bà có thấy như vậy không?

- Đúng là chính sách của chúng ta mới đang dừng lại ở kêu gọi mà chưa đưa ra kế sách huy động nguồn lực xã hội. Tuy nhiên kế sách và chính sách liên hệ chặt chẽ với nhau: nếu cơ chế còn ngập ngừng đối với tư nhân trên phương diện đầu tư, thì việc đầu tư tư nhân vẫn chỉ là những trường hợp riêng lẻ. Tính hấp dẫn của chính sách huy động chính là phải thay đổi "kế hoạch đầu tư", tạo điều kiện đa phương cho những dự án văn hóa đa dạng tuy không vượt quá chính sách. Riêng về lĩnh vực bảo tàng, cần ý thức rằng kho tàng tư nhân là nguồn lực gia trung hữu bảo, đây chính là nguồn lực dồi dào về di sản và bảo tồn di sản tương lai. Không phải di sản là quá khứ mà là tương lai. Vậy nên cần thiết phải bảo đảm tính “ngoài công lập” như một động lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng trên lĩnh vực này.

- Từ thực tế hoạt động của Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, theo bà, cơ chế, chính sách của Nhà nước nên như thế nào để có thể thu hút tư nhân đầu tư vào thiết chế văn hóa, thể thao?

- Khó khăn lớn nhất của chúng tôi, và có lẽ của hầu hết thiết chế văn hóa ngoài công lập khác, chính là đất đai và vốn. Bảo tàng Gốm cổ sông Hương được xây dựng trên đất của gia tộc. Chúng tôi có nguyện vọng được thuê lại mảnh đất 3.500m2 (nguyên là đất của Từ đường Thái tộc, đang được Hợp tác xã phường Hương Long cấp cho người dân canh tác hoa màu) với giá thuê đất phù hợp, để xây dựng Bảo tàng Áo dài triều Nguyễn tại đây cho Huế.

Mặc dù tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm có chính sách hỗ trợ bảo tàng ngoài công lập, nhưng cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước nói chung chưa nhiều. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ thêm về chuyên môn cũng như kinh phí, thủ tục pháp lý, hành chính để công cuộc đóng góp cho văn hóa Huế và Việt Nam ngày càng được kiện toàn, mang tầm vóc quốc tế và khoa học, văn minh.

Nhà nước chủ trương khuyến khích sự ra đời của bảo tàng ngoài công lập. Thiết nghĩ, tính “ngoài công lập” này cần được định chế hóa, ngõ hầu có thể mở ra tiềm năng mới trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản đất nước. Theo kinh nghiệm của tôi, sự thành công chính là bởi chất văn hóa trong công cuộc xây dựng bảo tàng, thu hút được nhiều sưu tập, vốn liếng của tư nhân, không chỉ ở Việt Nam.

- Xin cảm ơn bà.

image

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thăm Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tháng 7.2023. Ảnh: N.Linh

 

Hương Linh thực hiện

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/van-hoa-van-nghe/dinh-che-hoa-tinh-ngoai-cong-lap-de-khoi-mo-nguon-luc-i371798/