Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Các nhà điện ảnh Việt Nam: đánh liều với kiểm duyệt

 Trương Minh Quý, mà cuốn phim “Việt và Nam” tranh giải ở Cannes,

tiêu biểu cho một thế hệ đạo diễn đang trỗi dậy

Brice Pedroletti, Đặc phái viên gửi từ Thành Phố Hồ Chí Minh, Le Monde, 18.5.2024

Bản dịch của Kiến Văn

 

Trương Minh Quý, nhà điện ảnh Việt Nam 34 tuổi trẻ, mà cuốn phim thứ ba Việt và Nam (tên tiếng Việt là Trong lòng đất, ND) được chọn chiếu trong chương trình Một cái nhìn (Un certain regard) của Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 77, đã phân vân không biết bộ máy kiểm duyệt Việt Nam sẽ cấm hay không cuốn phim Việt Nam đầu tiên được tuyển chọn chính thức. Ngày 4 tháng 5, câu trả lời đã tới: “Tên phim cũng như nội dung, tư tưởng và chủ đề thể hiện một cái nhìn u ám, bế tắc và tiêu cực về đất nước và nhân dân Việt Nam”, đó là đánh giá của Cục điện ảnh (thuộc Bộ văn hóa, du lịch, thể thao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), và căn cứ vào đó, đã “không cấp phép chiếu trong nước và ngoài nước”. Nhưng các nhà sản xuất không rút cuốn phim ra khỏi danh sách tranh giải ở Cannes. Mang quốc tịch Philippines, Việt và Nam sẽ công chiếu ngày 22 tháng 5 ở Cannes.

Mối tình đồng tính của Việt và Nam, hai nhân vật – công nhân một hầm mỏ than –  trong cuốn phim của Trương Minh Quý xem ra không phải là lý do khiến cho cuốn phim bị cấm. Đề tài này từ nhiều năm nay không còn là điều cấm kỵ trong những phim thương mại và phim bộ. Tuy nhiên, chúng tôi gặp đạo diễn tháng tư ở Thành phố Hồ Chí Minh, được anh giải thích: “Gắn liền mối tình đồng tính với nghề công nhân mỏ than có thể đặt ra vấn đề”. Theo anh, các nhà kiểm duyệt nghĩ tới tác động biểu tượng của hình ảnh: “Trong phim có một cựu chiến binh thú nhận đã gây ra tội ác. Một gia đình nhờ nhà ngoại cảm đi tìm hài cốt của người thân chết trận. Đi cùng gia đình có những bộ đội, mà bộ đội thì trên nguyên tắc không được mê tín tin nhảm”.

Chính quyền cộng sản Việt Nam không đùa với các nguyên tắc “mác-lê” (giai cấp vô sản, chủ nghĩa vô thần), nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh mở cửa với phương Tây. Lấy hai chữ Việt và Nam trong tên nước để đặt tên cho đôi tình nhân là đùa nghịch với chuyện thiêng liêng. “Với các đồng nghiệp cùng thế hệ, chúng tôi muốn làm những phim có ý nghĩa, chúng tôi cảm thấy phải đề cập tới lịch sử. Và chúng tôi cũng muốn thử nghiệm, muốn trừu tượng hóa. Gay go là ở chỗ đó”, Quý nói tiếp.

Quay khổ 16 mm, Việt và Nam làm nổi bật những hình ảnh nhục thể, tuy tối giản, diễn ra trong lòng đất. Một câu chuyện tình, nhưng hai tình nhân lại sống trong hiện thực xã hội và gia đình Việt Nam 2001, thời điểm diễn ra câu chuyện.

Để tóc dài, hơi ương ngạnh, sau một năm vào trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, Trương Minh Quý bỏ học, bắt đầu làm những phim ngắn, nhờ đó năm 2019 anh được nhận vào trường đào tạo Le Fresnoy ở Tourcoing (Pháp). Trước Việt và Nam, anh làm phim Tree House, không đưa duyệt mà đem chiếu ở Liên hoan Locarno (Thụy Sĩ). Ngay từ phim này, anh đã chọn chủ đề “cái khác”, “âm bản” mà biểu tượng là những dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Quý sinh trưởng ở vùng này) trong Việt Nam hiện tại và cận hiện tại – họ thường bị tập trung, đôi khi bị trấn áp. Cuốn phim được thực hiện như một phim tài liệu, kể lại từ Sao Hỏa năm 2035.

Hai thế giới quan

Trương Minh Quý thuộc thế hệ những nhà điện ảnh trẻ đã tạo ra nền “điện ảnh tác giả” Việt Nam. Họ thuộc lứa tuổi 25-35, họ nằm trong tầm ngắm của bộ máy kiểm duyệt bởi những cảnh tính dục, bạo lực, bởi những câu hỏi họ gián tiếp đặt ra về lịch sử, một lịch sử phức tạp, với những vết thương chưa lành; lịch sử một đất nước kháng chiến trường kỳ chống lại kẻ thù bên ngoài (Pháp, Mỹ, Trung Quốc), đồng thời cũng là một cuộc nội chiến Nam Bắc, trong đó xen kẽ những câu chuyện hư cấu, những hồi ức cá nhân và gia đình.

Thế hệ chúng tôi ai cũng muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, dường như chúng tôi không thỏa mãn với những cuốn sử có sẵn: không phải ngẫu nhiên trong những cuốn phim này, có những chuyện hai mặt, đổ vỡ, những lỗ trống hoắc”, đó là ý kiến một nhà nữ phê bình điện ảnh không muốn lộ diện. Các phim “tác giả” này được chú ý ở các liên hoan điện ảnh nước ngoài: Cu Li không bao giờ khóc của Phạm Ngọc Lân, tháng hai vừa qua, đoạt giải phim xuất sắc nhất ở liên hoan Berlinale (Đức). Năm 2023, Bên trong ổ kén vàng (L’arbre aux papillons d’or) của Phạm Thiên Ân nhận được giải Camera vàng ở Cannes dành cho phim đầu tay (hạng mục Quinzaine des cinéastes).

Trong Cu Li không bao giờ khóc, một quả phụ Việt kiều cao tuổi trở về quê hương, chứng kiến hai thế giới quan trái nghịch nhau, khiến bà thắc mắc, hoang mang. Một bên là nhãn quan của một người bạn trai từ thời trẻ vẫn say sưa dàn dựng những màn tuyên truyền mà họ đã tham gia thuở trước. Bên kia là cuộc sống không tương lai, không lý tưởng của cô cháu gái tàn tật vẫn đi tìm hạnh phúc. Bên trong ổ kén vàng với những gam màu mạnh mẽ tản mạn trong những trường đoạn dài, gợi ra niềm tin Công giáo – tín ngưỡng của 7% dân số Việt Nam – dưới con mắt soi mói của chính quyền, vì Công giáo vẫn bị coi là gắn liền với quá khứ thực dân.

Những phim ấy không thoát được bàn tay kiểm duyệt: trong Cu Li, cảnh một em trai trần truồng nằm soài trên đi văng trong khi TV vang lên bài hát ngợi ca Bác Hồ đã bị cắt bỏ. Trong  Bên trong ổ kén vàng, hình ảnh cờ đỏ sao vàng tơi tả cũng bị cắt đi, bị nghi là ám chỉ sự thoái hóa của niềm tin cộng sản.

Năm 2010, Bi đừng sợ, phim Việt Nam đầu tiên được tuyển chọn dự thi ở Cannes, của Phan Đăng Di – người đi tiên phong của làn sóng mới – đã được công chiếu trước khi được duyệt. Claire Lajoumard (hãng Acrobates Films), nhà đồng sản xuất người Pháp – cũng là đồng sản xuất của Cu Li không bao giờ khóc – hồi tưởng: “Lúc đó Di hoảng lắm”. Rồi Bi đừng sợ cũng được phép chiếu, hạn chế, ở Việt Nam.

Điều đó không có nghĩa là đã có sự thay đổi: đầu tháng tư, tại Liên hoan điện ảnh quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của điện ảnh các nước Đông Nam Á, tất cả các phim Việt Nam được ban tổ chức tuyển chọn, tới ngày khai mạc, đã bị rút hết khỏi danh sách liên hoan. Và thành phần ban giám khảo quốc tế cũng đã được thay đổi, bổ sung thêm bốn viên chức điện ảnh nhà nước vào từ Hà Nội, thủ phủ của nền điện ảnh tuyên truyền đang cơn hấp hối.

Tài trợ dự án

Các nhà điện ảnh làn sóng mới ở Việt Nam, bất luận xuất phát từ đâu, rốt cuộc đều quy tụ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Sài Gòn vô kỷ luật, với hệ thống “minh tinh”, đã trở thành thủ phủ của nền điện ảnh thương mại sinh động – năm 2023 chiếm lĩnh 43% thị phần khán giả. Trong mười năm qua, các tập đoàn Hàn Quốc (CJ CGV và Lotte Cinema) đã dồn đầu tư vào sản xuất và hệ thống rạp chiếu. Bên cạnh đó, điện ảnh độc lập họp thành một nhóm biệt lập, ngân sách hạn hẹp: Việt và Nam tìm được 750 000 EUR từ 8 nhà sản xuất khác nhau.

Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, người từ năm 2003 đã cùng với Phan Đăng Di thành lập “Gặp gỡ mùa thu” nhằm tìm kiếm tài trợ và các nhà sản xuất nước ngoài cho các nhà điện ảnh độc lập, nói: “Các nhà đầu tư Việt Nam chỉ muốn những phim mang lại lợi nhuận. Phim độc lập chỉ có thể tồn tại  nhờ tài trợ từ Châu Âu và những nước Đông Nam Á”. Cuộc “Gặp gỡ mùa thu” năm nay được tổ chức vào tháng tư, cùng lúc nhưng bên lề “Liên hoan quốc tế điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh”. May thay, ở ngoài vùng phủ sóng của bộ máy kiểm duyệt.

 

Nguồn: https://www.diendan.org/viet-nam/cac-nha-dien-anh-viet-nam-danh-lieu-voi-kiem-duyet