Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Người tuẫn đạo và kẻ anh hùng[*]

Dr. Jeffrey Nall, FB Dr. Jeffrey Nall

Trần Ngọc Cư dịch

 

image  

Vào ngày 25 tháng 2 phi công Mỹ Aaron Bushnell đã phát sóng vụ tự thiêu của mình để phản đối vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong các trận [Israel] oanh kích Gaza. Bushnell thừa nhận rằng hành động của ông là "cực đoan" nhưng cho biết ông tin rằng đó là hành động chính đáng trước những tình huống khắc nghiệt mà người Palestine phải đối mặt. Thật vậy, một bé trai hai tháng tuổi gầy gò, Mahmoud Fattouh, đã chết vì đói tại Bệnh viện al-Shifa ở Gaza chỉ hai ngày trước đó. Bushnell nói rằng ông sẽ không đồng lõa với "nạn diệt chủng". Người đàn ông 25 tuổi được cho là đã chết vì thương tích vào ngày 26 tháng 2.

Chỉ hai giờ trước khi tự thiêu tại đại sứ quán Israel ở Washington, D.C., Bushnell đã đăng thông điệp này lên Facebook: “Nhiều người trong chúng ta muốn tự hỏi mình, ‘Tôi sẽ làm gì nếu còn sống trong thời kỳ nô lệ? Hay Jim Crow ở Miền Năm? Hay phân biệt chủng tộc? Tôi sẽ làm gì nếu đất nước của chúng ta phạm tội diệt chủng?’ Câu trả lời là, bạn đang làm điều đó. Ngay bây giờ." [Bushnell dùng ngôi thứ hai để chỉ chính mình.]

Hành động phản đối cực đoan của Bushnell làm đảo lộn một niềm tin văn hóa đã in sâu rằng không có gì quan trọng hơn sự sống còn, sự sống còn của chính chúng ta hay sự sống còn của gia đình hoặc phe nhóm "của chúng ta". Tuy nhiên, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại, từ Socrates đến triết gia Trung Hoa Mạnh Tử đến Mục sư Tiến sĩ King lại nghĩ khác. Họ dạy rằng giá trị cuộc sống phụ thuộc vào sự cam kết hết mình với những nguyên tắc mà chúng ta sẵn sàng chịu đựng hoặc thậm chí chết vì chúng. King đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn bằng cách nói, “một người không tìm thấy thứ gì đó đáng hi sinh thân mình thì không xứng đáng để sống.”

Socrates khinh miệt những nhà phê bình có thể mong đợi ở ông một sự xấu hổ khi phải đối mặt với bản án tử hình do sự cam kết của ông đối với triết học. Ông giải thích, họ đã hiểu lầm cuộc sống vì một cuộc sống tốt đẹp phụ thuộc vào những giá trị và cam kết mà không có sự hy sinh nào là quá lớn.

Về phần mình, nhà lý thuyết xã hội Erich Fromm lập luận rằng sự tôn vinh của xã hội có quyền lực đối với người anh hùng trong truyền thống La-Hy, một kẻ khẳng định bản thân bằng vũ lực, đi ngược lại với bản chất của những giáo lý Kitô giáo cổ xưa và đạo Do Thái tiên tri vốn coi trọng người tử vì đạo chứ không phải kẻ anh hùng.

Fromm lập luận rằng chính vị tử đạo chứ không phải anh hùng mới là “nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong truyền thống Do Thái”. Ông trích dẫn ví dụ của Rabbi Akiba, người đã bất chấp sắc lệnh của La Mã không chịu từ bỏ việc nghiên cứu và giảng dạy Kinh Torah và chịu án tử hình như một điển hình cho trung tâm tinh thần-đạo đức của Do Thái giáo. Người tử đạo từ bỏ bạo lực và sự tuân theo phép nước, dành toàn vẹn ưu tiên cho tinh thần-đạo đức hơn là sự an toàn và thậm chí là sự sống còn của mình. Fromm đã viết:

“Từ ‘tử đạo’ [martyr] có nghĩa là ‘nhân chứng’ trong tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, một người tự nguyện chịu chết như một hình phạt vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình hoặc một trong những giáo lý của niềm tin đó. Họ là nhân chứng cho chân lý về niềm tin của mình. Người tử đạo không chiến đấu, không báo thù cho cái chết của mình đối với những người kết án mình; họ không cố gắng sử dụng quyền lực; ngược lại, họ là nhân chứng cho thấy con người có thể đạt đến đỉnh cao nơi mà chân lý mạnh hơn quyền lực. Họ khẳng định danh tính của mình là một người sống thật với chính mình, ngay cả khi phải trả giá bằng cái chết.”


[*] Đề bài do Trần Ngọc Cư đặt.