Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 263): Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca – Bài 17&18: Ngày Mùa & Hát Đôi

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

Ngày Mùa – Dân ca Thái do Phạm Duy sưu tập

Trình bày: Triệu Vinh

clip_image004

clip_image006

ĐỌC THÊM:

PHẠM DUY: Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca
Phục Hồi Dân Ca

clip_image007
Thời gian giữa hai trường ca này là lúc có phong trào về nguồn trong mọi ngành nghệ thuật. Trong phạm vi âm nhạc, tôi nhận thấy thế hệ thanh thiếu niên lúc đó không biết gì về dân nhạc Việt Nam với những loại dân ca cổ truyền, dân ca kháng chiến hay dân ca cải tiến trước đây, cho nên một mặt, tôi thực hiện tại hai đài phát thanh Ðài Saigon và Ðài Voice Of Freedom những chương trình nhan đề “Dân Nhạc Dẫn Giải” và “Musical Heritage”, một mặt tôi sưu tập những bài dân ca cổ truyền rồi phóng tác thành những bài dân ca phục hồi. Tôi không ngần ngại thêm lời, thêm nét nhạc vào những bài hay những điệu dân ca cổ. Tôi chia ra hai phần Dân Ca Miền Suôi và Dân Ca Miền Núi.

……….

(Trích)

Dân Ca Miền Núi

clip_image009
Văn Cao phác họa

Tôi cũng lên Cao Nguyên một thời gian để làm công việc phục hồi dân ca miền núi. Ðồng bào vùng Sơn La, Lai Châu lúc này di cư vào Nam và ở trên vùng gần Dalat. Tôi quay phim một màn vũ của người Thái, múa theo nhạc điệu của một bài dân ca mà tôi soạn lời Việt, đặt tên là NGÀY MÙA:

DÂN CA THÁI
NGÀY MÙA

Chim ơi, lũ chim trời
Tung cánh về đây coi
Lúa chín vàng trên đồi
Nàng về nàng quẩy trên vai
Lúa thơm của ta ơi.

Ngày mùa nắng mới hoe
Chim ơi ! Hãy bay về
Xem thóc của sơn khê
Thóc chín vàng trên hè
Nhà sàn cửa rộng không che
Ðón vui người phương xa.

Ngày mùa khói bốc lên
Hiu hiu nắng êm đềm
Ðưa gió vào theo chim
Nếm chút gạo dinh điền
Người Thượng là cùng người Kinh
Kết duyên tình anh em.

Dân ca của các sắc tộc Cao Nguyên cũng được tôi phục hồi và hiện đại hoá.

DÂN CA JARAI
CHIÊNG TRỐNG CỒNG

Chiêng trống cồng mừng anh trên rẫy
Xuống đồi xuống nương đi cầy
Ôi rừng ơi ! Núi ơi !
Ôi thác suối ơi ! Rừng ơi ! Núi ơi !

Tang tính tình đàn tre dây nứa
Chúc mừng các anh đi bừa
Ôi ruộng ơi ! Ðất ơi !
Ôi thóc lúa ơi ! Ruộng ơi ! Ðất ơi !

Không đốt rừng làm đau hoa lá
Sót lòng cái cây kơ-nìa
Ôi rừng yêu mến ơi !
Ôi gỗ qúy ơi ! Rừng yêu mến ơi !
Chim sáng chiều mừng anh xây ấp
Ðắp làng hát câu muôn đời
Ôi gạo ơi ! Nước ơi !
Ôi áo mới ơi ! Gạo ơi ! Nước ơi !

Bao thú rừng nhiều đêm không ngủ
Thức nhìn các anh vui đùa
Ôi Việt Nam, nước ơi !
Ðời sống ấm no ! Việt Nam nước ta !
Ðời sống ấm no ! Việt Nam nước ta !

DÂN CA JARAI
MỘT MẸ TRĂM CON

Anh em ta cùng mẹ cha
Nhớ truyện cũ trong tích xưa
Khi thế gian còn mù mờ
Xưa khi xưa mẹ đẻ ra
Trăm cái trứng, sinh lũ con
Trăm đứa con cùng một dòng
Năm mươi con vượt đồi non
Phá rừng núi, khai rẫy nương
Xây đắp buôn, lập nhà sàn.
Năm mươi con dọc Trường Sơn
Ði xứ Bắc, đi xứ Nam
Xây núi sông, lập ruộng đồng.

Hôm nay đây, rừng gặp mây
Lá gặp núi, ta tới đây
Tay nắm tay, mình gặp mình
Vui ca lên, Thượng và Kinh
Người trong nước, anh với em
Em với anh, cùng họ hàng
Khua chiêng lên, đập cồng lên
Tiếng cồng đánh, qua mái tranh
Qua mái tre vào rừng già
Cho con Hua, khỉ già Hua
Cho ma quái, cho lũ nai
Ngơ ngác say vì nhạc gồng.

DÂN CA TAKUA
HÁT ÐÔI

Này cô gái xinh
Như đoá hoa tình
Dệt vải một mình
Ngực tròn rung rinh.

Này anh thanh niên
Như sức voi thần
Ngả gỗ đào rừng
Thành ruộng mênh mang.

Này cô gái ngoan
Như lúa trên ngàn
Ðập gạo ngoài sàn
Bụng nhỏ lưng thon.

Này anh thanh niên
Như cánh chim băng
Ðuổi cọp về ngàn
Bẻ sừng trâu non

Này cô gái vui
Cơm nắm trong gùi
Ðào lũy hào dài
Lập rừng chông gai.

Này cô gái ơi
Xây đắp cho đời
Gìn giữ gạo bùi
Gìn giữ ngô khoai.

Này anh thanh niên
Vác súng trên ngàn
Bảo vệ ruộng vườn
Bảo vệ dân buôn.

Này anh thanh niên
Chung sức oai hùng
Lập ấp tự cường
Thoả lòng muôn dân.

Việt Nam chúng tôi
Xây ấp lâu dài
Gạo trắng đầy nồi
Rượu cần thêm hơi.

Việt Nam chúng tôi
Vui sống trên đời
Ðàn gảy về trời
Gồng chạy ra khơi.

DÂN CA HRÊ
VỀ ÐỒNG BẰNG

Còn nhớ ngày nào
Ở dưới vách đá
Trong cái khe âm u
Còn nhớ ngày nào
Ở dưới khóm lá
Trong cái lều mịt mù.
Ðời sống nghèo nàn
Ðời sống tối ám
Trong biết bao nguy nan
Giặc nó về làng
Giặc nó chiếm đóng
Ðau cái lòng vợ chồng.

Nhớ lại ngày nào
Chúng nó bắt chúng ta làm cái dân công
Nhớ lại ngày nào
Chúng nó bắt chúng ta mệt sức nuôi cơm
Nhớ lại ngày nào
Bao đau thương trong buôn
Ôi bao đau thưong !

Rồi có một ngày
Ðời sống khốn khó, ta quyết đi di cư
Rồi có một ngày
Bỏ hết xóm lá, ta quyết lìa rừng già

Ở phía rừng ngoài,
Giặc đến cướp phá, ta kéo nhau đi suôi
Về phía đồng bằng
Về phía quốc gia
Ta có nhiều bạn bè.

Nhớ lại một ngày
Ðã nhất quyết chúng ta về với anh em
Nhớ lại một ngày
Ðã nhất quyết chúng ta tìm lấy an ninh
Nhớ lại một ngày
Ta vui ca trong buôn. Ôi vui trong buôn !

Lập lũy đào hào
Rào kín xóm mới
Trong ấp ta yên vui
Làng buôn người người
Tìm lấy khí giới
Ngăn lũ giặc nghìn đời

Nhiều rẫy làm mùa
Ruộng mới tốt lúa
Bên thác reo vi vu
Ðàn chim rừng già
Bỏ vách núi đá
Thương nhớ người tìm về.

DÂN CA Ê ÐÊ
XUÂN TRÊN BUÔN

Kia mùa Xuân đến buôn chúng mình
Và lòng dân hân hoan đón Xuân
Kìa chàng trai bước vui trên đời
Vào đồi nương thăm bông lúa tươi.

Kìa nàng sơn nữ bên suối ngàn
Gội đầu thơm ca vui véo von
Kìa là em bé ngoan chăn bò
Thả diều theo tiếng sáo vi vu.

Ngọn lửa thui miếng ngon chín ròn
Rượu cần thơm, chung quanh cháu, con.
Cụ già châm điếu ngon trên sàn
Kể truyện Cao Nguyên xưa, véo von.

MẸ GỌI CON

Trên đồi nương lũ nai vàng mơ màng
Là nai đàn nhường nhau ăn miếng khoai ngon
Trên rừng khơi lũ chim non vui cười
Trên vườn hoang mái tóc sương ngỡ ngàng
Mẹ u buồn vì trên nương thiếu bóng con
Theo hoàng hôn kéo lê trên lối mòn
Mẹ âm thầm về bản thôn im lìm
Con đi theo giặc ngày nào
Con đi giết hại đồng bào.
Mẹ âu sầu vì thương con sống u mê
Mẹ kêu gào Trời thương con dắt con về
Con ơi ! Nghe lời mẹ già
Con ơi ! Mau trở về nhà
Về luống cầy, về vườn rau với nương khoai
Về xây dựng nền tự do muôn đời.

ANH MAU VỀ

Anh ở buôn làng
Là anh ở buôn làng
Ðời sống vui yên lành
Ðời sống vui thanh bình
Sống trong tình nước non
Như đàn chim nhỏ quây quần
Trong tình yêu Việt Nam
Và một tối thê lương
Nghe cú kêu trong rừng
Nghe tiếng xui căm hờn
Tiếng dỗ dành kéo anh xa nhà
Xa cả gia đình, xa tình yêu đàn em

Anh ở trong rừng
Là anh ở trong rừng
Như lũ nai xa đàn
Như lũ beo hung tàn
Kéo nhau về rẫy nương
Ăn càn, nhưng cả dân làng
Xua vào trong rừng hoang
Ðời sống nguy nan
Và đời sống cô đơn
Anh chết sâu trong rừng
Anh chết cao trên ngàn
Chết vô tình, thiếu tay bế bồng
Cha mẹ xa buồn
Không một ai mà chôn.

Anh phải mau về là anh phải mau về
Về với cây tre già
Về với hoa bốn mùa
Với rượu vò, với câu vui đùa
Trong họ trong nhà, ăn mừng anh tự do
Dòng nước xanh lơ
Và dòng suối nên thơ
Vẫn khát khao mong chờ
Cùng với đêm sương mờ
Ðón anh về, bước chân lững lờ
Qua nẻo trăng tà
Trên đường quê ngẩn ngơ…
(Hết trích)

(Nguồn: Phamduy.com)