Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Ngày 15 tháng Mười, bỗng nhớ ngày hai mươi tháng Mười Một

Hà Nhật

 

Nhân hôm nay có bạn nói về cái ngày gọi là ngày “Hiến chương quốc tế các nhà giáo”, tôi xin nói lại cho rõ như sau:

Đúng là năm ấy, năm 1959, tại thủ đô Varsovie của Ba Lan, có cuộc họp của cái gọi là Liên đoàn Quốc tế các nhà giáo (gọi theo tiếng Pháp là Fédération internationale des syndicats des enseignants, viết tắt là FISE), từ đó mà ra đời cái gọi là Hiến chương quốc tế các nhà giáo. Cuộc họp ấy còn lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày kỉ niệm hàng năm cho tất cả các nhà giáo trong “phe ta”.

Tôi còn nhớ năm đó, 1959, năm đầu vào nghề, tôi bị phát vãng, dạy tại trường Cấp 2 Diễn Châu 2, tại xã Diễn Yên. Tôi đã thật sự vui vẻ lần đầu tiên làm cái lễ kỷ niệm ấy, với cái tên gọi thật thiêng liêng: Ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo!

Tôi còn được nhà trường giao cho việc thảo một bức thư, rồi dịch ra tiếng Pháp, để gửi cho FISE! (Chắc cũng chẳng gửi đi đâu).

Những năm sau đó, ngày hai mươi tháng Mười Một được chờ đợi như một ngày thật cảm động cho tất cả các trường học. Thầy trò trường nào cũng nôn nao chuẩn bị từ cả tháng trước. Nhiều người còn coi ngày đó giống như ngày giỗ Tổ của nhà giáo!

Người dạy học thì coi đó như ngày để tự hào với nghề, nghĩ về nghề, nhìn lại trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với nghề.

Thêm một niềm vui phụ nữa là: trong ngày ấy phải có một bữa tiệc thịnh soạn, sau những bữa cơm kham khổ của nhà ăn tập thể!

Gần ba mươi năm Ngày Hai mươi tháng Mười Một, cái ngày đã thành mặc định thiêng liêng trên đất nước vốn hiếu học và tôn sư trọng đạo!

Thế mà, đùng một cái, “phe ta” không còn, mọi thứ dính đến “phe ta” cũng trôi đi mất.

Cái gọi là Liên đoàn Các nhà giáo cũng lặng lẽ mà không còn. Vậy thì làm sao mà giữ được cái gọi Ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo?

Có thể khẳng định, trong các ngày kỉ niệm hàng năm trên đất nước này, ngày 20 tháng 11, được nhớ tới bởi cả một dân tộc.

Có cách nào để giữ lấy cái ngày ấy không?

Thế là, không biết Bộ Giáo dục hay ai đó có một sáng kiến rất hay. Có lẽ cũng nên coi đây là một sáng kiến đáng tuyên dương:

Vẫn bảo toàn ngày ấy, và đó là ngày “Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục”, ngày 15 tháng Mười!

Tuy nhiên cái ngày này không được ủng hộ. Vì hai lí do:

  1. Quá sát ngày khai giảng!
  2. Mọi người đã quen rồi: Ngày thiêng liêng phải là ngày 20-11.

     Vậy thì: Phải giữ ngày Hai mươi tháng mười một, với một tên gọi khác: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM! Hay quá!

****

Lâu lắm rồi tôi không còn dính dáng gì đến ngành giáo dục. Tuy nhiên, mỗi năm, gần đến ngày này, trường Đại học Sài Gòn lại gửi quà và giấy mời tôi dự lễ.

Tôi lại cảm động nhớ lại các thầy cô giáo của mình, các thế hệ đồng nghiệp, các thế hệ học trò.

Tôi lại nghĩ về một người thầy vĩ đại của dân tộc mình: CHU VĂN AN!

Tôi lại băn khoăn:

Cái truyền thống hiếu học, học để làm người của dân tộc mình có còn không nhỉ?

Cái truyền thống tôn sư trọng đạo có từ nghìn năm của dân tộc mình có còn không nhỉ?