Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

Ghi nhận của một người thích xem phim giải trí Việt Nam, sau khi xem phim “Đất rừng phương Nam”

Hoàng Hưng

image

Xin thưa ngay rằng, tui khoái xem phim giải trí trên truyền hình, và thấy vui vì càng gần đây, “công nghiệp điện ảnh giải trí” của ta càng tiến bộ. Nói thật, đã lâu nay, tui khoái các bộ phim “cảnh sát hình sự” của Phạm Ngọc Tiến (Tiến trọc) và “đồng bọn”…, mới nhất hiện hành là phim “Biệt dược đen”, hơn nhiều phim Mỹ, Hàn… Trộm nghĩ: nếu mạnh dạn cho đi học và đầu tư kiểu Hollywood, có thể sẽ không thua Hàn lắm đâu (bộ phim gần đây của Hàn “Ngôi nhà bí mật” quá nhăng nhít, hi hi).

Cho nên, xin hoan nghênh bộ phim “Đất rừng phương Nam” đang lùm xùm, với tư cách một phim thương mại - giải trí hấp dẫn của Việt Nam!

Bây giờ, xin cố gắng ghi nhận trung thực!

1. Thực trạng xuất chiếu: 14:20 ngày 17/10/2023 tại rạp CGV Crescent Mall quận 7

- Có 19 người xem trong phòng chiếu hơn 200 ghế, giá vé 65.000 đ và 100.000 đ.

(Suy ra: thông báo sau 3 ngày chiếu thu được 49 tỷ có tin được không?)

- Phim chưa sửa những chỗ có tên Thiên địa hội – Nghĩa hoà đoàn theo kết luận ngày 15/10 của Cục điện ảnh: “Sau khi chỉnh sửa, nhà sản xuất sẽ trình lên Cục Điện ảnh trước khi ra rạp chính thức từ ngày 20/10".

(Câu hỏi: Vậy chưa sửa nhưng vẫn được chiếu “không chính thức”???)

2. Cảm nhận của riêng tôi về bộ phim:

- Công phu, dàn dựng, kỹ xảo tốt, diễn xuất nói chung từ ổn đến hay.

- Chắc là hấp dẫn đại chúng và doanh thu tốt.

- Rất tốt để quảng bá du lịch Miền Tây! Không thua các phim Discovery, National Geographic, Planet Earth… (cảnh vật, sinh hoạt giàu màu sắc địa phương có sức hấp dẫn lớn).

- Phần “cảnh vật” và “diễn xuất” hơn hẳn phần “câu chuyện”. Câu chuyện lắp ghép khá tuỳ tiện, chắp vá, nhiều chỗ oánh nhau với Tây mà rất “trẻ con”, như chỉ cốt chọc cười, như chỉ cốt lấy cớ dẫn dắt ta đi qua các vùng miền… Thôi thì cũng chấp nhận “vì không phải chính kịch” (như một số bênh vực).

- Kịch bản rõ ràng chỉ lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi với một số nhân vật trùng tên và tính cách, nhưng phần tạo tác mới là chủ yếu.

(Lẽ ra nên đặt tên phim khác, sẽ tránh bị phê phán là không trung thành với tác phẩm văn học. Nhưng có thể chủ ý của nhà sản xuất là “ăn theo” danh tiếng của “Đất rừng phương Nam” văn học, vậy thì “mình làm mình chịu kêu mà ai thương”?)

3. Đã hiểu vì sao có những phản ứng khá gay gắt trên mạng:

Tất cả xoay quanh mạch chuyện trên đường lưu lạc của cậu bé An, gặp và dính vào những người, những tổ chức chống Pháp!

Từ đây sinh ra những câu hỏi chính đáng và khó trả lời về Lịch sử và Tư tưởng của bộ phim!

- Vì sao có sự tương phản dễ thấy giữa những nhân vật (như ông Tiều mãi võ), tổ chức (Thiên địa hội, Nghĩa hoà đoàn) có lý lịch, phong cách (giọng nói, trang phục, điệu bộ, võ nghệ, biểu cảm) ĐẶC SỆT “BA TÀU” GÂY ẤN TƯỢNG RẤT MẠNH, RẤT ĐẸP, RẤT THUYẾT PHỤC VỀ TINH THẦN TRƯỢNG NGHĨA VÀ KHÍ PHÁCH ĐÁNH TÂY, với những nhân vật (thầy giáo, Hai Thành và các đồng chí), tổ chức (không có tên, nhưng phong thái các nhân vật và các cuộc họp rất dễ khiến liên tưởng đến kiểu tổ chức gì đó giống như… Việt Minh) CỦA NGƯỜI VIỆT THÌ QUÁ KÉM CỎI, MỜ NHẠT.

- Vì sao có trường đoạn dễ được thấy là đầy tính biểu tượng: cảnh em An cắt máu thề trung thành với Thiên địa hội của ông Tiều (trong đời sống, tên Tiều được hiểu mặc định là người Triều Châu)!

- Câu hỏi bao trùm: Vì sao phải bịa ra tổ chức mang tên Thiên địa hội – Nghĩa hoà đoàn gốc từ bên Tàu mà có vai trò chủ động, áp đảo như thế trong công cuộc chống Pháp đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ??? Trong khi thực tế thì tất cả những tổ chức chống Pháp ở Nam Bộ đều của người Việt, người Tàu hay người Khmer chống Pháp cũng đều nằm trong tổ chức của người Việt!!!

Hãy bỏ qua suy đoán của “thuyết âm mưu”: đây là sự CỐ TÌNH quảng bá công tích, văn hoá Tàu! Nhưng nếu chỉ là VÔ TÌNH xuất phát từ động cơ tạo sự hấp dẫn (võ Tàu, phong cách võ hiệp Tàu) mà bất chấp sự thật lịch sử thì… tầm văn hoá - chính trị của những người làm phim quả đáng buồn!

Nhất là trong bối cảnh đầy “nhạy cảm chính trị” hiện nay: tâm lý cảnh giác trước mọi thủ đoạn bành trướng văn hoá cực kỳ thâm hiểm của đế quốc phương Bắc! Mà những sự việc có thực dù không tin nổi đã từng diễn ra không ít trước mắt toàn dân (thiết tưởng không cần dẫn lại!).

Một số bạn miền Nam nói: có lẽ những nhà văn, trí thức ngoài Bắc không hiểu thực tế Miền Tây Nam Bộ nên mới dễ dàng khen phim mà không chú ý hoặc coi nhẹ việc sai lạc về lịch sử của phim! Bản thân tôi cũng giật mình khi đọc những cứ liệu lịch sử mà các cây bút miền Nam cung cấp để vạch ra sự xuyên tạc ấy!

Chắc các nhà làm phim, các nhà trường đã nô nức hưởng ứng phim, các bạn đã lớn tiếng la ó những người phê phán phim không hề nghĩ đến tác hại ra sao khi các em học sinh - sinh viên sẽ “học” được Lịch sử chống Pháp Nam Bộ với các tổ chức nổi bật nhất từ bên Tàu sang, sau khi đi xem phim như một hoạt động “Giáo dục ngoại khoá”! Học Lịch sử trong chính khoá làm sao thấm sâu, thấm bền, thấm vững chắc như học qua phim ảnh hấp dẫn như thế? Bài học từ các phim cổ trang của Tàu chưa đủ sao???

4. Về quan điểm “không chính trị hoá” nghệ thuật, nhất là “nghệ thuật giải trí”:

Tôi thực sự kinh ngạc khi đọc những ý kiến của các văn nghệ sĩ, trí thức có tên tuổi la lối những người phê phán sự xuyên tạc lịch sử của phim “Đất rừng phương Nam” là “áp đặt chính trị” (cực đoan hơn: là “chỉ điểm”, là “nô lệ”!!!).

Làm như chúng ta đang sống trong một xứ sở đang không bị chi phối toàn diện bởi chính trị? Làm như có ai, có lãnh vực nào có thể “thoát ly chính trị”?

Làm phim thương mại, giải trí không cần chính trị???

Tôi không tin những người làm phim này nghĩ thế, khi họ “khôn ngoan” đẩy lùi bối cảnh câu chuyện gốc của Đoàn Giỏi từ sau 1945 tới trước những năm có Đảng Cộng sản! Nhưng tránh cái “chính trị” ấy để sa vào cái “chính trị” đề cao các tổ chức Thiên địa hội – Nghĩa hoà đoàn của người Tàu có đáng không??? Nhất là khi cái “chính trị” lớn nhất của chúng ta hiện nay là: Làm sao thoát được cái ách phụ thuộc phương Bắc mà ta đã tự khoác vào cổ từ 1951, rồi đến những năm 1990!!!

Các nhà kinh doanh quốc tế nhạy cảm với thời tiết chính trị lắm chứ!!! Một tin tức mới là chứng khoán lên, xuống như vũ bão! Thế mà…