Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Mấy ghi nhớ về Ê-dốp

Hà Nhật

Trong mấy năm dạy môn Văn ở Quảng Bình rồi đến mấy năm đầu dạy ở Phan Thiết, tôi thường có thói quen là, sau khi hoàn thành bài giảng, tôi dùng những phút cuối tiết học để kể một câu chuyện.

Tình cờ dạo đó tôi vớ được một tập sách mỏng in một vở kịch. Đó là vở kịch: Ê-dốp (hay Con cáo và chùm nho) - Kịch bản: Guilielmo Figueiredo (Brazil).

Vở kịch hay quá, tôi đọc qua một lần là mê, đọc lại lần hai là tôi thuộc luôn.

Tất nhiên, sau mỗi tiết học, tôi chỉ kể được một khúc ngắn, chuyện kể cứ thế mà lơ lửng, gây thèm cho học trò cả tháng trời. Học trò mê cũng phải, bởi chính tôi kể mà cũng tự mê.

Sao mà không mê được, cái anh chàng Ê-dốp xấu xí, ngay từ đầu đã xuất hiện với những câu nói như thế này:

(Khi anh tìm ra vàng mà không thèm lấy)

Tôi cho ông ấy vàng là để cho ông ấy è cổ mà mang vàng trên đường, còn tôi thì đi không. Tôi không cần vàng, tôi cần tự do!

(Khi bà chủ Klêa bảo anh ta hãy trốn đi)

Không, tự do không thể là thứ để cất giấu, tự do phải rõ ràng dưới ánh mặt trời!

(Khi Klêa bảo anh ta cứ đi, bà ta sẽ bảo với ông chủ chồng bà rằng chính bà đã thả anh ta)

Santuýt sẽ đánh bà! Không thể vì tự do của mình mà làm cho người khác phải khổ. Tự do là thứ trong sạch, phải đón nó bằng hai bàn tay trong sạch!

(Khi nói về nỗi xúc động của mình trước nhan sắc của bà chủ)

Con cáo trông thấy chùm nho trên cao, nó muốn hái nhưng không thể với tới, nó bèn nói, nho còn xanh, không thèm, rồi bỏ đi.

(Khi tự nhận ra nỗi tuyệt vọng cho thân phận nô lệ của mình)

Bây giờ tôi chỉ còn nhìn đời qua ánh hồi quang của nước mắt mà thôi!

(Rồi đến khi ông chủ sai đi mua đồ ăn về tiếp khách, từ món ngon nhất đến món dở nhất, trước sau Ê-dốp chỉ mua món lưỡi, bởi)

Không có gì tốt đẹp hơn cái lưỡi…

Không có gì xấu xa hơn cái lưỡi…

Xúc động quá, khi Ê-dốp nhận ra tình yêu đích thực nơi Klêa, nhưng đồng thời cũng nhận ra trên đời này không gì có thể quý hơn tự do, bởi tình yêu mà không có tự do thì tình yêu ấy có ý nghĩa gì!

Đỉnh điểm của vở kịch là khi Ê-dốp phải đứng trước sự lựa chọn:

Một là tự do, đồng nghĩa với cái chết.

Hai là được sống nhưng phải là nô lệ.

Tất nhiên Ê-dốp chọn tự do, cũng là chọn cái chết trong tự do!

Vở kịch khép lại nhưng tiếng vang thì đọng mãi lòng người: Thà chết trong tự do, còn hơn sống mà nô lệ.

Không gì có thay thế cho tự do: cơm áo, bạc vàng, danh vọng, kể cả một thứ thiêng liêng: tình yêu!

Vở kịch của nhà văn Brasil vốn bắt nguồn từ câu chuyện có thật của một con người có thật: Ê-dốp.

Ông là một người nô lệ sống dưới thời Hy Lạp cổ đại (khoảng 620-564 trước Công nguyên).

Chính ông là người đã tạo ra cho thế giới một thể loại văn học chưa từng có: Ngụ ngôn. Ông là tác giả của hàng trăm truyện ngụ ngôn mà bây giờ ta gọi là Truyện ngụ ngôn Ê-dốp.

Một nhà văn Pháp đã từ ông mà tạo nên danh tiếng cho mình, khi kể lại các truyện ngụ ngôn Ê-dốp thành những bài thơ, được gọi là Ngụ ngôn La Fontaine (Les fables de La Fontaine).

Ê-dốp: đó là tên gọi của Tự do!