Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Một chuyện cũ buồn và buồn cười

Hà Nhật

Chuyện này có lẽ các bạn thuộc thế hệ con cháu tôi không biết được.

Ấy là năm 1960, ngày nào trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cũng phát đi lời kêu gọi và thông tin về một cuộc thi đặc biệt: sáng tác quốc ca mới!

Lý do: quốc ca hiện hành không còn phù hợp với vị thế mới của đất nước nữa! Phải có một bài quốc ca mới!

Tuy nhiên, lý do thực sự là bởi cái ông Văn Cao ấy đang là một phần tử nổi bật của nhóm Nhân văn - Giai phẩm chống Đảng! Chẳng lẽ lại để một tên tuổi như vậy được dán lên một sản phẩm thiêng liêng của cả mấy chục triệu trái tim, nhận diện đầu tiên cho Tổ quốc, xuyên qua quá khứ, hiện tại, cho đến tương lai?!

Thế là trong suốt một năm, nhiều ca khúc được phát lên. Nhiều nhạc sĩ đích thực, rồi cả những nhạc sĩ mới ti toe, xông vào sáng tác rồi gửi bài dự thi. Vui quá! Được là tác giả quốc ca thì vinh dự nào bằng! Rồi sẽ đến một ngày những ca khúc hay nhất được công bố, trong đó một bài coi như được “trúng giải”. Các nơi, nhất là các trường học, bắt đầu tập tành bài hát.

Vậy mà cuộc chuyển đổi đành chấp nhận thất bại.

Đúng thôi. Quốc ca không chỉ là một ca khúc. Nó là một sản phẩm đặc biệt.

Cứ nghĩ về những bài quốc ca hào hùng nhất của nhân loại mà xem. Bản quốc ca của Ba Lan vốn như một bài dân ca được viết trên nước Ý rồi được truyền nhau trong các nhóm người Ba Lan lưu vong khắp Châu Âu khi đất nước này đang bị chia năm xẻ bảy rồi bị xoá sổ:

Ba Lan chưa mất đâu,

Chúng ta vẫn còn nơi đây.

Những nơi quân thù đã chiếm,

Chúng ta sẽ giành lại được.

Điệp khúc:

Tiến lên, tiến lên, Dąbrowski,

Từ đất Ý đến Ba Lan,

Dưới sự lãnh đạo của Người

Tổ quốc ta nhất định thống nhất.

Bản quốc ca Pháp La Marseillaise do Rouget de Lisle, một nhạc sĩ bình thường sáng tác rồi hát lên giữa năm 1792, lúc mà thành quả cuộc Cách mạng 1789 phải đối diện với sự đe doạ bị xóa sổ bởi những thế lực bảo hoàng từ trong và ngoài nước Pháp. Những lời hát như từ gan ruột:

Hãy tiến lên, hỡi những người con của Tổ quốc

Ngày vinh quang đã đến rồi,

Chúng ta hãy chống lại sự áp bức,

Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên.

Hãy cầm lấy vũ khí hỡi các công dân!

Hãy tập hợp lại thành đội ngũ!

Còn bản quốc ca Việt Nam thì sao? Nó nguyên là bài hát Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao viết ra và hát lên theo nhịp chân những chàng trai, cô gái, trong những ngày vừa đau thương vừa rất hào hùng của năm 1945, để rồi cuối cùng là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám. Đây đúng là những bước chân rầm rập:

Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca

Đường vinh quang xây xác quân thù…

Thật ra thì lời ca có bị tu chính khi Quốc hội thông qua: mấy tiếng “cờ in máu” gốc là “cờ pha máu”. Không biết sao lại có sự thay đổi ấy? Tôi vẫn thích cụm từ “cờ pha máu” hơn.

Trong các nghệ sĩ Việt Nam, Văn Cao có một vinh dự cực lớn: tác phẩm và tên Văn Cao được ghi lên từ những dòng đầu của bản Hiến pháp Việt Nam!

Văn Cao đúng là một nghệ sĩ như danh xưng đã gọi.

Cuối cùng thì Nhân Dân là thước đo cho mọi chân lý!

Bài học này chắc chắn cũng dành cho mọi nghệ sĩ, nhà thơ hay nhà văn. Và cả nhà chính trị.

Nhưng đến năm 1981, người ta lại khởi xướng một cuộc vận động sáng tác quốc ca mới. Sau khi nhận được gần 1.500 bài hát do nhạc sĩ chuyên nghiệp lẫn không chuyên gửi về, lọc ra 17 bài vòng chung kết để trình lên Quốc hội, cuộc vận động lặng lẽ được khép lại.

Hai lần định thay đổi quốc cả, cả hai lần đều thất bại. Đã đủ chưa?