Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Giữa hai cuộc chiến tranh là hồi ký (*)

Phan Thị Hà Dương

Đêm qua, mình vừa xem phim All Quiet on the Western Front. Vì xem tình cờ nên mình không nhớ gì liên quan, chỉ lẩm bẩm "nghe như một tên truyện của Remarque".

Mình sẽ không nói về sự khốc liệt của chiến tranh, mà chỉ nói về sự bạo tàn của những kẻ chỉ huy cho đến tận những phút cuối khi đã cầm chắc sự đầu hàng vẫn sẵn sàng nướng quân dù biết chắc đẩy họ vào chỗ chết.

Khi ấy, mình nghĩ thoáng qua, đây hẳn là một phim Mỹ, và bỗng chốc mình quên khuấy ý nghĩ về Remarque, mà nghĩ chắc phim phải dựa trên một cốt truyện Mỹ thì hình ảnh tướng Đức mới hiện lên bạo ngược như vậy, thì sự phi lý, vô nghĩa và tàn nhẫn của những mệnh lệnh chỉ huy bên Đức mới được dựng thành phim như vậy.

Bộ phim ám ảnh đến nỗi sau đó mình không ngủ được, và vào Wiki đọc. Ừ đúng là Remarque, bộ phim đã dựa trên một trong những tiểu thuyết của Remarque mà mình chưa đọc. Đã bao lâu rồi mình không tìm đọc những cuốn tiểu thuyết của Remarque? Và đã dần quên ?

Nhưng điều gây sửng sốt cho mình là tiểu thuyết được viết vào năm 1928.

1928, trước Thế chiến 2.

1928 và viết về sự bạo tàn của tướng sĩ Đức trong Thế chiến 1.

1928 - Giữa hai cuộc chiến tranh. Là hồi ký.

Người Đức, chính người Đức đã nhìn nhận trực diện vào những lỗi lầm của họ. Chính họ đã phơi bày tất cả, từ những ảo tưởng ngây ngô của lớp thanh niên đến những toan tính lạnh lùng tàn nhẫn của giới chỉ huy. Cái ý nghĩ rằng đây hẳn là bộ phim Mỹ dựa trên tác phẩm Mỹ thì mới nói xấu Đức đến vậy của mình hóa ra sai, sai hoàn toàn. Chính là người Đức.

Và điều làm mình xót xa là nước Đức đã được cảnh báo, đã được chứng kiến những tiếng nói của lương tâm cất lên. Vậy mà vẫn không thể tránh khỏi việc khởi nguồn một Thế chiến thứ 2.

Cảm giác xót xa cũng hệt như khi đọc Sói thảo nguyên của Hermann Hesse. Đúng, nỗi đau của một trí thức khi thấy viễn cảnh của một cuộc chiến mới đang đến, cố hết sức để ngăn nó mà bất khả.

Sự dũng cảm, và cùng với đó, sự bất lực của những tiếng nói như Remarque, như Hesse, có phải chính là điều đã tạo nên cái sức mạnh nam tính như một khối nham thạch khổng lồ mà mình đã cảm nhận, những năm đầu đại học ?

---

(*): mượn chữ của Trần Dần.

Nguồn: FB Phan Thị Hà Dương