Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

Thảo luận mùa hè 2022 (9): Đặng Tiến (Thái Nguyên) – Nơi nào có Người thơ mọc lên từ đó

Vào tháng sáu, Văn Việt đã bắt đầu thực hiện cuộc Thảo luận mùa hè 2022.

Thời điểm đó, cả nước (và nhứt là Sài Gòn), đã lựng chựng những bước đi đầu tiên, cố “bình thường trở lại” sau những tháng ngày kiệt quệ vì phong tỏa. Những nội dung chia sẻ trong thảo luận là từ trạng thái đó:

”Đang là thập niên thứ ba của thế kỷ 21, và nhân loại vừa ra khỏi một thảm họa cực kỳ khốc liệt khiến mỗi người phải nhìn lại mình và trả lời câu hỏi: Nếu được sống (tiếp) thì sẽ sống thế nào?

Còn các nhà văn thì hỏi: Nếu được sống (tiếp) thì sẽ viết thế nào?

Phải chăng nhà văn đã “chậm chân”, đã bị “bỏ-lại” so với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những thứ đã giúp cho một người bình thường, chỉ với bàn phím và mạng xã hội, có thể nối kết cùng cộng đồng và được đón nhận một cách hiệu quả hơn so với trang viết của nhà văn?

Phải chăng sự thiếu vắng những nhà văn tên tuổi mà tư tưởng đủ sức gây ảnh hưởng lên toàn nhân loại khiến những tác phẩm hư cấu giờ trở nên “nhẹ-cân-hơn” ngay cả với thể loại văn chương phi-hư-cấu?

Và anh/chị có thể trả lời các câu hỏi sau hoặc mở rộng vô giới hạn theo ý của anh/chị”.

Xin giới thiệu bài của nhà thơ Đặng Tiến (Thái Nguyên) hưởng ứng cuộc thảo luận.

VĂN VIỆT

 

DANG TIEN

 

THƠ MỌC LÊN TỪ ĐÂU

 

Một câu hỏi muôn thuở

Mỗi người một cách trả lời

Mỗi thời một cách trả lời

Phong nhiêu, phì đại thông thái và lẩm cẩm

Mới mẻ và cũ mèm và lem nhem và nghiêm túc

Thơ mọc lên từ đâu?

 

Tất nhiên mọc lên từ cống rãnh

Mọc lên từ những núi rác ngoại ô

Nơi chỉ có ruồi bọ và chuột và cả người thất cơ lỡ vận còn chưa chết

Nếu chết thì lẫn luôn vào rác

Mọc lên từ cổng sau bệnh viện

Nơi bệnh nhân ra đi mãi mãi trong im lặng

Mọc lên từ những nơi phá thai lén lút và công khai

Những nơi giết thai nhi chứ không phải là giết người

Mọc lên từ sài ghềnh chứ không phải là thành phố rực rỡ tên vàng từng lung linh hòn ngọc viễn đông

Mọc lên từ hà lội mùa mưa nước dâng và mùa hè đầy bụi

Mọc lên từ những quán xá vỉa hè chật chội

Mọc lên từ những cánh rừng hết màu xanh

Mọc lên từ những đất đai bạc phếch cỗi cằn

Mọc lên từ những làng chài khét mùi nồng nặc

Mọc lên từ những bóng tối đàn bà bán mình giá rẻ

Mọc lên từ những chuyến bay cũng giá rẻ

Lũ lượt người bán sức…

Thơ mọc lên từ đâu?

 

Thơ không mọc lên từ đâu?

Thời 4.0 thì mỗi người trả lời một cách

Câu hỏi vang lên hình như cũng vu vơ và rơi vào khoảng trống

Câu trả lời trịnh trọng trang nghiêm trên những sân khấu đời của đám ba hoa bẻm mép

Câu trả lời âm thầm ứa máu và lệ rơi nơi bàn phím âm thầm của những người bên lề chán không buồn nói

 

Thơ mọc lên từ đâu?

Nơi nào có Người thơ mọc lên từ đó