Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Nhìn lại âm nhạc miền Nam 1954-1975 (kỳ 12)

Nguyễn Phú Yên

 

CHƯƠNG XI

NHẠC PHẢN CHIẾN

Trước khi bàn đến nhạc phản chiến ở miền Nam, chúng ta thử nhìn lại bối cảnh lịch sử của thế giới từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới để nhận ra khuynh hướng phản chiến manh nha từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến các thế hệ thanh niên miền Nam, lớp người chịu tác động mãnh liệt của cuộc chiến tranh đẫm máu đã xảy ra trên đất nước Việt Nam. Lịch sử cận đại của đất nước là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Với hoàn cảnh chiến tranh liên miên mà dân tộc Việt phải chịu đựng, các tác phẩm âm nhạc xuất hiện ở miền Nam ít nhiều cũng mang tính chất oán ghét chiến tranh, trong số đó có một số tác phẩm mang tình cảm mãnh liệt, tích cực hơn được mang tên phản chiến. Từ đó có thể nhận ra được các tác giả tiêu biểu cho dòng nhạc này.

I. VÀI NÉT VỀ KHUYNH HƯỚNG PHẢN CHIẾN

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, hình ảnh đau thương, tâm trạng bi phẫn của con người trong chiến tranh đã được mô tả và biểu lộ trong nhiều tác phẩm nghệ thuật như văn chương, hội họa, âm nhạc. Từ rất sớm, năm 1927 nhà văn E.M. Remarque (1898-1970) đã viết Im Westen nichts Neues (Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh), ở đó ông phô bày những trải nghiệm của người lính Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những tác phẩm tiếp theo của ông cũng không thoát khỏi nỗi ám ảnh của cuộc chiến tranh này. Ông mô tả những sự kiện thời chiến với ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc. Trong khi đó nhà văn Heinrich Boll (1917-1985), từng bị quân đội Mỹ bắt làm tù binh năm 1945, cũng phản ánh cuộc sống đời thường trong chiến tranh, nêu bật sự vô nghĩa của chiến tranh từ các trải nghiệm của các nhân vật và trở thành đề tài chủ đạo trong các tác phẩm của ông. Cũng chính từ trải nghiệm cá nhân, ông đã tích cực tham gia các cuộc tranh luận chính trị và trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào hòa bình trong thập niên 1980. Đó có thể xem là mầm mống cho khuynh hướng phản chiến (anti-war, anti-guerre) trong thế giới nghệ thuật ở phương Tây.

Về hội họa, từ thế kỷ XIX đã thấy hình ảnh chiến tranh trong các tác phẩm của họa sĩ Pháp Eugène Delacroix như Vụ thảm sát ở Chios, Chiến lũy, Cái chết của Sardanapalus…Đến năm 1937, bức tranh Guernica của Pablo Picasso như một biểu tượng chống chiến tranh khi họa sĩ nhìn nỗi thống khổ của người dân vô tội ngay trên thành phố Guernica của Tây Ban Nha bị đánh bom.

Nhiều dòng thơ nhạc sau đó mô tả cuộc chiến đau thương và là lời lên án thống thiết đối với chiến tranh cũng đã xuất hiện. Chẳng hạn bài thơ Barbara của Jacques Prévert có từ năm 1946 trong tập thơ Paroles của ông. 165 cuộc dội bom tàn phá thành phố Brest (tây bắc nước Pháp) đã dội lại âm hưởng trong bài thơ trên, ở đó ta nghe ra tiếng thét giận dữ, nỗi khổ đau, niềm tuyệt vọng và lời nguyền rủa “Rappelle-toi Barbara, Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour-là... Oh Barbara, quelle connerie la guerre” (Barbara, em hãy nhớ lại, ngày đó mưa rơi không ngừng trên thành Brest... Barbara, ôi ngu xuẩn chiến tranh). Bài thơ này đã được nhạc sĩ Joseph Kosma (Hungary) phổ nhạc.

Nhà văn-nhạc sĩ Pháp Boris Vian (1920-1959) đứng về phe tả, một người đấu tranh cho hòa bình, từng gặp gỡ Jean Paul Sartre, Raymond Queneau và đã chịu ảnh hưởng của các tác giả này trong âm nhạc và tiểu thuyết của mình. Chẳng hạn, với bài hát La java des bombes atomiques viết năm 1954, ông đã nói đến một thế hệ đã trải nghiệm với sự điên rồ của con người trong những năm 1939-1945, trong đó nổi bật sự kiện ném bom nguyên tử của Mỹ. Bài hát như một lời ca phản chiến dữ dội còn vang mãi trong các thế hệ về sau. (1)

Trong chiến tranh Việt Nam, dòng nhạc phản chiến thế giới, nhất là ở Mỹ, đã phát triển mạnh mẽ hơn. Tiêu biểu là Bob Dylan. “Ông là ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ. Ông là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung suốt năm thập kỷ trở lại đây. Những thành tựu lớn nhất của ông chủ yếu có được trong thập niên 1960 khi ông trực tiếp là người khởi xướng và đi đầu trong những phong trào xã hội. Rất nhiều ca khúc những ngày đầu của Dylan, tiêu biểu là Blowin' in the Wind đã trở thành thánh ca của các hoạt động nhân quyền, đòi hòa bình và tự do cho các dân tộc. Blowin' in the Wind (Cuốn đi trong gió) là đĩa đơn của ông nằm trong album The Freewheelin' Bob Dylan được sáng tác năm 1962, mở đầu cho loạt bài hát phản kháng (protests songs), tuy vậy sau đó người ta vẫn xem đây là bài hát phản chiến (anti-war songs). Mặc dù được xem là thánh ca của phong trào tranh đấu cho dân quyền, Cuốn đi trong gió đề cập nhiều câu hỏi liên quan tới hòa bình, chiến tranh và tự do” (2). Bài hát Cuốn đi trong gió có những câu: Bao nhiêu lần đại bác phải nổ/Mới đến ngày vĩnh viễn im tiếng súng/Câu trả lời, bạn ơi, đang cuốn đi trong gió… Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan trước khi anh ta biết/Rằng quá nhiều người đã chết rồi/ Câu trả lời, bạn ơi, đang cuốn đi trong gió... Trong các bài được coi là ca khúc phản chiến, ngoài bài này Bob còn có The Times They Are a-Changin' (Thời thế đang đổi thay, 1963) và Masters of War (Lũ đầu nậu chiến tranh, 1963) - tất cả được viết trước khi tin tức về cuộc chiến tranh Việt Nam xuất hiện trên báo chí và truyền hình Mỹ nên không dính dáng gì đến Việt Nam.

Bên cạnh Bob Dylan còn có người bạn gái Joan Baez. Dylan và Baez cùng nhau tham gia nhiều hoạt động xã hội, bắt đầu từ cuộc tuần hành 250.000 người kéo về Washington ngày 23- 8-1963 và chính Joan Baez là người đã phổ biến tác phẩm của Bob ra thế giới. Cả hai cùng hòa chung nhịp nhảy của sinh viên Đại học Berkeley (Mỹ) để phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam và đòi hỏi nhân quyền. Ngày 2-11-1965, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara chứng kiến một cảnh tự thiêu diễn ra chỉ cách văn phòng của ông khoảng hơn 10 mét. Người tự thiêu là Norman R. Morrison, 32 tuổi, tốt nghiệp Trường đại học Wooster (bang Ohio) năm 1965. Một tuần sau cái chết của Morrison, Roger Allen LaPorte - một người Mỹ là thành viên của Phong trào công nhân Công giáo, 22 tuổi - tự thiêu ngay trước trụ sở Liên Hiệp Quốc để phản đối cuộc chiến tranh. Không chỉ trong năm 1965, những năm sau đó còn nhiều người khác tự thiêu cũng cùng lý do: Hiroko Hayaski, 36 tuổi, ở San Diego, qua đời ngày 12-10-1967; Florence Beaumont, 55 tuổi, ở Los Angeles, tự thiêu ngày 15-10-1967; Erik Thoen, 27 tuổi, ở California, qua đời ngày 4-12-1967; Ronald W.Brazee, 16 tuổi, ở New York, tự thiêu ngày 19-3-1968; George Winne Jr, 23 tuổi, ở San Diego, tự thiêu ngày 10-5-1970…

Ngày 15-11-1969, bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, một cuộc tuần hành 250.000 người diễn ra ở đại lộ số 5 trung tâm New York, chỉ cách quảng trường Thời đại (Times Square) vài dãy phố. Cùng lúc là hàng loạt các cuộc xuống đường ở nhiều thành phố lớn tại cả bờ đông và bờ tây nước Mỹ. Khắp nơi trên đất Mỹ, người dân xuống đường, trương các biểu ngữ: “Chúng ta không phải là một dân tộc giết người”, “Tại sao chúng ta thiêu cháy, tra tấn, giết chóc người dân Việt Nam?”,“Trẻ em sinh ra không phải để bị thiêu cháy”… Sau đó là vụ thảm sát tại Đại học Kent (Ohio) vào ngày 4-5-1970 làm bốn sinh viên thiệt mạng và chín sinh viên bị thương cũng vì phản đối chiến tranh. Cả nước Mỹ đã phản ứng về sự kiện này ở mức độ đáng kể: hàng trăm trường đại học, cao đẳngtrung học khắp nước đóng cửa vì 4 triệu sinh viên và học sinh tiến hành bãi khóa trong cuộc bãi khóa năm 1970. Joan Baez đã đến Việt Nam vào năm 1972 và luôn bày tỏ sự phản đối cuộc chiến phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam, cùng hát những bài ca phản chiến với một nhạc công guitar người Việt. Sau khi tới Việt Nam và trở lại Pháp bà đã tố cáo những tội ác trong thời gian chiến tranh này. Bên cạnh đó, cũng cần nhắc đến nữ diễn viên, nhà văn, nhà hoạt động xã hội Jane Fonda - một người tiên phong trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam có sự tham gia của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc, bà đã đến Hà Nội, chụp hình tại trận địa pháo phòng không của quân đội miền Bắc. Tuy vậy sau này bà đã thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ.

Và như thế, những lời thơ, tiếng hát từ trời Tây chắc hẳn đã dội lại trong tâm hồn những người chán ghét chiến tranh ở đất Việt, nơi người dân phải chịu đau thương mấy chục năm trời đằng đẵng.

II. PHẢN CHIẾN TRONG ÂM NHẠC MIỀN NAM

Phản chiến là một từ có thật trong đời sống xã hội miền Nam, nhất là từ ngày chia cắt đất nước. Dù ai có phủ nhận hay không thích từ này thì tâm lý phản chiến đã tiềm tàng trong tâm cảm người Việt qua mấy mươi năm triền miên trong bom đạn. Có thể không tự dưng có ngay nhạc phản chiến nhưng tâm lý trên dằng dặc qua cuộc chiến tranh và người dân Việt không còn muốn sống trong thống khổ vì chiến tranh.

Có thể bước đầu người Việt chỉ nhận diện bộ mặt chiến tranh với bao cảnh đầu rơi máu đổ, quê hương điêu tàn qua bao nhiêu thế hệ. Chiến tranh đã đi vào trong âm nhạc Việt từ rất sớm khi quân Pháp gieo bao tang tóc trên quê hương Việt Nam. Người nhạc sĩ nhận ra hình ảnh đó và dậy trong lòng trước hết là lời thở than khi nhìn lại quê hương:

Ai qua miền quê binh khói,
Nhắn giúp rằng nơi xa xôi:
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngát
Tim sắt se cảnh xưa hoang tàn...

Theo khói binh lều tan tre nát
Theo khói binh lòng quê héo tàn...
Ôi quạnh hiu, ôi quạnh hiu
Lòng quê khô héo...

(Hoàng Giác, Quê hương)

Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà,

Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời,

Đồng không nhà trống tàn hoang.

(Văn Cao, Làng tôi)

Đem hình ảnh quê hương êm đềm đối lập với hình ảnh hoang tàn khi giặc đến để nói lên sự hờn căm một cách mãnh liệt và kêu gọi sự chiến đấu quân thù:

Quê em miền trung du,

Đồng xuôi lúa xanh rờn

Giặc tràn lên thôn xóm…

Quê em đồng hoang vu,

Chiều nay vắng bóng cờ

Giặc tràn lên đốt phá…

Bao hờn căm trên nòng súng đầu lưỡi lê

Đi chiếm lại đồng quê ta

Bao lòng dân đang chờ mong quân kéo về

Phá tan giặc gìn giữ xóm quê…

(Nguyễn Đức Toàn, Quê em)

Hô! Khói lửa ngập trời mê

Bốc về ngàn nẻo quê

Kéo cuộc tình nghèo đi.

Hô là hò lơ. Giặc về là ta đánh

Giặc tràn là ruộng xanh…

(Phạm Duy, thơ Hồng Nam, Tình nghèo)

Không chỉ quê hương đổ nát, giặc thù đem lại thương đau cho người dân Việt:

Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm

Trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa thu…

(Phạm Duy, Nhớ người thương binh)

Nếu anh chết bởi quân thù
Súng kia hoen máu đợi chờ tay em
Ra chiến trường kia! Ra chiến trường kia!
Rửa thù! Là rửa thù!

(Phạm Duy, Dặn dò)

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình.

(Phạm Duy, Ru con)

Làng tôi bên kia sông đồn Tây đóng

Quân Pháp hay về đốt làng

Cướp phá dân lành lầm than…

Chiều qua, tôi đi ngang vùng chiếm đóng

Không bóng trâu cày bên đồng

Vắng tiếng heo gà trên sân

Chiều qua gánh nước cho Vệ quốc quân

Nghe tiếng o nghèo kể rằng

Quân thù về đây đốt làng...

Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh

Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh…(3)

(Phạm Duy, Bao giờ anh lấy được đồn Tây,

Quảng Bình, 1948)

Than rằng khoan hỡi hò khoan

Hôm nào chiến sĩ Việt Nam

Trên dòng sông mênh mang

Súng thần công vang vang

Sông mờ hoen máu thực dân

Hai nghìn quân cướp vùi thân

Oai hùng thay Lô giang…

Ai nhớ Sông Lô, giặc lên ăn cướp dân ta
Tôi nhớ sông Lô, ngày qua chôn xác quân thù…

(Phạm Duy, Tiếng hát sông Lô)

Thây giặc trôi trở về ngập bờ

Sông gầm vang tiếng súng trái phá…

(Văn Cao, trường ca Sông Lô)

Lời than oán giặc thù xâm lấn, niềm tiếc nhớ quê hương thanh bình khi đối diện cảnh hoang tàn trước mắt khiến người nghệ sĩ sẽ không nguôi lòng oán ghét chiến tranh. Đây có thể xem là tiền đề cho các ca khúc phản chiến sau này.

Sau ngày chia cắt đất nước, người dân lại phải bị cuốn vào cuộc chiến tàn khốc hơn, chiến tranh dữ dội hơn, người ngã xuống nhiều hơn nên tâm lý chán ghét chiến tranh có lúc bùng phát mạnh mẽ. Có thể nói tâm lý chán ghét đó không phải của riêng ai, mà có trong hầu hết mọi người dân, trong đó có người thanh niên bị gọi vào quân ngũ, và ở cả những người lính đào ngũ, phải thường xuyên đối diện với cảnh chết chóc của đồng đội, của người dân vô tội. Nhiều nhạc sĩ đã bày tỏ điều này trong một số tác phẩm nhận diện chiến tranh và mơ ước hòa bình, ta có thể thấy rất nhiều trong nhạc lính.

Với Phạm Duy, ngay từ giữa thập niên 1960, đối diện với thực tại khốc liệt, đôi khi ông cũng than thở, chán nản và khóc thương cho thân phận làm người trong chiến tranh:

Một ngày cho cuộc chiến
Một ngày cho lười biếng
Một ngày cho bình yên
Một ngày lại cho điên.
Hỡi, hỡi ôi!
Thân phận làm người!
Thân phận làm người!
(Phạm Duy, Một ngày một đời,1965)

Ý thức phản chiến manh nha từ đây. Có thể nhắc đến các bài hát tiêu biểu cho loại tác phẩm này của ông sau đây. Ông nhìn vào thực tại chiến tranh, nhìn cái chết của người lính:

Người lính trẻ chết trận chiều qua

Nên trăng sao vụt tắt chẳng ngờ

Người lính trẻ chết trận hồi mơi

Nên hôm nay chẳng có mặt trời.

Người lính trẻ chết trận ngày mai

Trên quê hương ngọn lúa rụng rời…

Người lính trẻ chết trận ngoài khơi

Nên không nghe chủ nghĩa tuyệt vời...

Người lính trẻ chết trận bờ ao

Không giương danh một chế độ nào.

Người lính trẻ chết trận rồi nghe

Xin nghe đây tận thế gần kề.

Ngưởi lính trẻ chết rồi còn chi, còn chi!

(Phạm Duy, Người lính trẻ)

Ông nhìn thấy quê hương mình ngập chìm trong khói lửa, súng đạn đầy đường có thể giết chết mẹ không hay:

Tôi vào quê hương qua nòng thép súng

Lửa cháy trong làng lửa cháy trong thôn

Lửa cháy trong lòng lửa cháy trong tim…

Tôi vào quê hương bằng xe traction

Chở mìn claymore, plastic đi ngoài đường

Tôi đặt lên giường mẹ Việt Nam gầy ốm

Ôi mẹ tan tành ôi mẹ phanh thân.

Để rồi trong những tình huống cực đoan có thể có những cái chết tự mình gây ra:

Tôi vào quê hương quà tặng nhớ mang theo

Một khẩu Thompson hay chiếc súng cộng đồng

Một thằng một đứa dành cho nhau một phát

Mỗi đứa mỗi thằng dành một phát cho nhau…

(Phạm Duy, thơ Hoa Đất Nắng, tức Huỳnh Hữu Võ,

Đi vào quê hương)

Tôi không phải là người dưng
Tôi không phải là nước lã
Nên tôi khóc người không xa
Gục ngã chiến trường tuổi còn xuân.
Đừng ngụy trang trong tiếng hát
Đừng cần mang đôi kính mát
Hãy lắng nhìn vào quê hương điêu tàn
Hãy đếm từng người dân đang chết oan
Hãy oán hờn cuộc binh đao tương tàn
Hãy khóc thầm dù nước mắt đã cạn
Vì non sông còn tối đen…

(Phạm Duy, Tôi không phải là gỗ đá)

Tuy nhiên để tố cáo chiến tranh rõ nét hơn, có bài Kỷ vật cho em, Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ Để trả lời một câu hỏi của Linh Phương:

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn xô lên đầu vội vã em ơi!
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm.
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăng trối em ơi.
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
(4)

Ngay chính Phạm Duy cũng nói về bài này như sau: “Bài hát trở thành một hiện tượng thời đó... Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Hạ Lào..." (5). Bài hát ra đời cũng gặp nhiều trắc trở. Theo Đỗ Xuân Tê, “bài hát có tên Kỷ vật cho em mặc nhiên trở thành cái gai cho những người làm công tác tư tưởng trong quân đội. Chỉ ít tuần sau, bài hát được liệt vào danh sách các ca khúc phản chiến, chỉ chờ cấp lãnh đạo duyệt xong là bị cấm phổ biến trên các đài phát thanh, truyền hình truyền thông cả nước… Bài hát đã thoát khỏi lưỡi hái kiểm duyệt mà câu chuyện khởi đầu từ nhà văn Văn Quang, lúc này anh đang làm quản đốc Đài phát thanh quân đội tại Sài Gòn. Trong cương vị một người lính (trung tá T.), anh đã trung thực đề nghị Tổng cục Chiến tranh chính trị duyệt xét lại vài bài hát dự trù có trong danh sách cấm phổ biến, trong đó có Kỷ vật cho em (và vài bài của Trịnh Công Sơn). Đưa đẩy thế nào tướng Trần Văn Trung cho gọi anh Quang gặp ông và sau đó bài hát được rút ra khỏi danh sách bị cấm” (6).

Cũng trong ý thức tố cáo chiến tranh và tâm trạng của người cùng thế hệ sinh ra trong chiến tranh, người nghệ sĩ trẻ buông lời than oán ê chề khi thấy bao nhiêu xác chết trên quê hương mình:

Chiều nay không có em

Mưa non cao về dưới ngàn 
Đàn con nay lớn khôn

Mang gươm đao vào xóm làng. 
Chiều nay không có em

Xác phơi trên mái lầu 
Một mình nghe buốt đau

Xuôi Nam Giao tìm bóng mình…

Tôi là người khai hoang

Đi nhặt xác mình, xác người 
Cho ruộng đồng xanh màu

Cho đám mới lên cao 
Và người ơi xin chớ quên

Người ơi xin chớ quên. 
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá 
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá. 
Kim Long ơi, bờ lau ngóng,

Chuông chùa tắt rồi 
Một lần thôi nhưng còn mãi 
Và chiều nay không có em

Đường phố chẳng lên đèn…

(Nguyễn Minh Khôi, Cơn mê chiều) 

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cũng có những bài hát mạnh mẽ, không chỉ là cảm xúc của người thanh niên trước hiện tình đất nước mà còn là lời lên án cuộc chiến tranh đang diễn ra không biết bao giờ chấm dứt:

Một trận loạn đả

Cũng khiến mọi người trong ngoài lo lắng

Một ngày nổ súng

Đã khiến người sợ đến lòi mắt trắng

Vậy mà một nước có đến triệu người

Ném vào cuộc chiến

Từng ngày từng bữa sắp hết cuộc đời

Chưa hề ngưng bắn…

Đó đó anh, xem đây quê hương ta

Một vùng xác chết

Đó đó anh, xem đây quê hương ta

Một vùng xác chết

Đó đó anh, nơi đây đang vây quanh

Một bầy kên kên

Bầy kên kên, bầy kên kên, kên kên…

(Nguyễn Đức Quang, Ruồi và kên kên)

Trong bài hát Im lặng là đồng lõa, ông mô tả thân phận người thanh niên bấy giờ:

Khi bỗng dưng giam trong ngục tù

Rồi bỗng dưng mang thân tội đồ

Phải gào lên

Người còn trái tim cùng âu lo.

Khi bỗng dưng lao đao đọa đày

Nợ của ta ai đem trả hoài

Người dân mình bị giẫm nát

Như loài giun thôi…

Người thanh niên bị xô đẩy vào cuộc chiến, hứng chịu bom rơi, đạn réo và nhìn thấy quê hương trong lửa đỏ:

Khi bỗng dưng xô ta vào trận

Rồi bỗng dưng ăn bom chịu đạn

Để lầm than cùng nỗi chết

Như rượu lên men.

Khi chúng ta tim không hận thù

Rồi bỗng dưng chia đôi mịt mù

Cuộc tương tàn chợt trút xuống

Đốt sạch quê cha.

Trong tình cảnh đó, người thanh niên bó buộc phải lên tiếng kêu đòi thanh bình vì hai bên đều là kẻ thua trận:

Phải lên tiếng, tiếng oán hờn

Đòi cho ta những cơn gió hiền

Một thoáng ru trong đêm thanh bình

Đòi chồng con được yên sống

Lừa ta trong chiến tranh thiên thần

Người chết đi hai bên thua trận

Sự im lặng là đồng lõa với bọn sát nhân.

Nếu không lên tiếng thì cuộc sống đau thương mãi còn diễn ra, số phận dân tộc nằm trong tay những kẻ cuồng điên và ông khẳng định chính sự im lặng là đồng lõa với tội ác:

Khi chúng ta quay lưng im hơi

Khi chúng ta không buông thành lời

Bọn mưu toan, bọn gian ác quái vật lên ngôi

Khi chúng ta yên thân phận mình

Khi chúng ta không ai thật tình

Là kéo dài một cuộc sống trăm phần điêu linh.

Nào lên tiếng, nói cho cùng

Bị đi theo những tên điên khùng

Đời sống đu trên dây hãi hùng

Bị hàm oan và tai tiếng.

Bọn tham lam đã buôn nhân loài

Và sẽ che cho đêm thêm dài

Sự im lặng là đồng lõa với họ, ai ơi!

(Nguyễn Đức Quang, Im lặng là đồng lõa, 1970)

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng có nhiều bài hát phản chiến được phổ biến trong thập niên 1970. Hình ảnh dễ bắt gặp nhiều nhất trong xã hội chính là người lính mà nhạc sĩ không quên khắc họa, đó là hình ảnh người lính được dạy để cầm súng:

Buổi chiều chim về núi, tiếng hát gã lính già 
Ngày hai buổi cơm no, đời tươi như thế đó 
Học máy bay, đổ bộ, học đánh phá núi rừng 
Học đánh giày nhổ cỏ làm tên lính Việt Nam.

Và hình ảnh trước mắt là hình ảnh cái chết đau thương của người lính:
Báo đăng chúng ta chiến đấu

Những người vì quê hương 
Báo đăng hình chúng chết

Những thằng con đáng thương. 
Ngủ đi rồi hát nữa, ngủ đi rồi hát nữa 
Trên cầu cao đồi vắng

Mày buồn cũng bấy nhiêu. 
Còn quê hương thì khói lửa ngập trời và mẹ thì đau đớn bên xác con rướm máu:
Ngoài kia lửa cháy, ngoài kia lửa cháy 
Máu lửa ngập trời, máu lửa ngập trời 
Quê hương đau thương, quê hương lửa cháy 
Hãy giết người đi con, giết người mà ngủ ngon 
Hỡi anh hùng tuổi nhỏ, hỡi anh hùng tuổi nhỏ 
Hỡi hồn mẹ Việt Nam, hỡi hồn mẹ Việt Nam 
Mẹ ngửi mùi máu thối, mẹ lịm dần bên con 
Mẹ lịm dần... bên... con....

(Phạm Thế Mỹ, Hỡi hồn mẹ Việt Nam)

Còn lại em thơ lạc loài bơ vơ 
Nằm trên đường phố xanh xao gầy 
Mơ một bát cơm đầy. 
Bạn bè ra đi, vài thằng không may 
Ôi nay đã chết nơi xa

Bên dòng suối hay ven đồi 
Nhớ chi em buồn chi em.
Đưa em về quê hương

Hỏa châu giương mắt đỏ 
Buồn đong đưa soi xóm nhỏ không hồn

Không còn chi, không còn chi 
Đã từ lâu từng đêm

Nghe tiếng súng đi hoang 
Đem đạn cắm trong tim người 
Đã hai mươi năm rồi

Không còn chi, không còn chi 
Để rồi đêm đêm, người vợ không quên 
Ngồi bên mộ vắng khóc thương chồng 
Mơ một sáng dịu hiền 
Còn lại con thơ, còn lại môi khô 
Ôi quê hương đó xin em

Xin đừng nói thêm điều gì

Nói chi thêm buồn thôi em.

(Phạm Thế Mỹ, Đưa em về quê hương)

Nhạc sĩ không quên vẽ nên hiện thực chiến tranh và chi tiết được tô đậm chính là hình ảnh cái chết bi thảm, oan khiên của người Việt Nam. Những câu hỏi làm đau nhói lương tâm:

Con biết không con

Hơn triệu người đã chết vì ai?

Xác của ai nằm ven ruộng lúa

Xác của ai nằm trong rừng mía

Xác của ai thịt rữa ròi bươi

Nằm giữa đồi hoang

Chim quạ từng đàn

Xác của ai?

Xác của ai nằm trong vại nước

Xác của ai nằm trong bụi mía

Xác của ai nằm trong bụi trúc

Xác của ai lòi hết ruột gan

Nằm dưới trời sương

Thân hình trần truồng

Xác của ai?

Xác của ai nằm phơi ghềnh đá

Xác của ai cong queo lạnh giá

Xác của ai mà mất một chân

Mà mất một tay mà cụt cả đầu

Xác của ai?

Xác của ai nằm bên bụi dứa

Xác của ai nằm phơi đồi núi

Xác của ai mà cháy thành than

Nằm giữa gạch vôi

Không còn hình người. Xác của ai?

Và câu trả lời sẽ không khó khăn cho người dân Việt:

Người biết hết hay không bao giờ muốn biết

Nhân danh ai người đi giết người

Nhân danh ai, nhân danh ai

Người đi giết người?

Người đã biết dân Việt Nam tôi

Bốn ngàn năm đấu tranh bền chí,

Từng giẫm nát quân thù xâm lăng

Sao người vẫn cố quên hỡi người?

(Phạm Thế Mỹ, Con đường trước mặt)

Không chỉ là sự lên tiếng tố cáo mặt trái chiến tranh, nhạc sĩ không quên kêu gọi chấm dứt tiếng súng và kêu đòi hòa bình:

Lửa cháy lên với tiếng nhạc lời kinh
Mong ước sao cho nhân loại hòa bình.
Lửa bập bùng lên lửa bập bùng cháy
Lửa bập bùng lên lửa bập bùng cháy,

Ho ho ho ho ho…
Lửa bập bùng bập bùng bập bùng

Bùng cháy thiêu đốt bạo tàn

Lửa bập bùng bập bùng bập bùng

Bùng cháy thiêu đốt lầm than
Lửa bập bùng bập bùng bập bùng

Bùng cháy nung chí tự do
Lửa bập bùng bập bùng bập bùng

Bùng cháy soi sáng hồn ai.
Loài người ơi, đừng nhìn nhau

Với nét mặt hận thù
Loài người ơi đừng nhìn nhau

Với nét mặt căm hờn
Nín đi thôi đừng khóc nữa

Máu vẫn tuôn rơi Việt Nam tôi.
Tôi chấp hai tay tôi cúi đầu van lạy
Cầu xin ai trên thế giới này

Cầu xin ai trên thế giới này
Hãy nhìn thấy khổ đau…

(Phạm Thế Mỹ, thơ Vũ Hoàng Chương, Lửa thiêng)

Từ sự lên tiếng đó, tiếng kêu thương đã vang dội hơn trong nhiều tác phẩm âm nhạc khác để cuối cùng trở thành lời ca phản đối chiến tranh rõ nét. Thực tế cho thấy phản chiến đã hình thành một dòng nhạc riêng trong nền âm nhạc miền Nam, nhất là vào giữa thập niên 1960. Tiếng hát vang của thế hệ sinh ra trong chiến tranh ở miền Nam chắc chắn sẽ hòa điệu cùng với tiếng thét của sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam trên đường phố của các thành phố ở Mỹ vào cùng thời kỳ đó. Và như thế những nhạc sĩ phản chiến miền Nam, dù không được chính quyền tán đồng, đã cất tiếng ca bi tráng giữa cuộc chiến tranh này. Tiêu biểu cho các nhạc sĩ trong dòng nhạc phản chiến là hai tên tuổi: Trịnh Công Sơn và Miên Đức Thắng.

III. NHẠC PHẢN CHIẾN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Giữa thập niên 1960, sau những bài ca trữ tình nhẹ nhàng về quê hương, về tình yêu và thân phận, Trịnh Công Sơn (TCS) đã viết những giai điệu mang tính thời sự hơn, thể hiện tâm trạng khắc khoải của người thanh niên trước vận nước, tác động rõ rệt vào đời sống xã hội. Những giai điệu đó khởi phát từ thành phố quê hương ông rồi lan ra cả nước. Đó là những ca khúc phản chiến. Bửu Chỉ đã nói về nhạc phản chiến của TCS như sau: “Phản chiến ở đây là bày tỏ thái độ của mình không tán thành chiến tranh, và sự không tán thành này có ý nghĩa là một sự đồng cảm, chia sẻ với những con người đang phải gánh chịu những nỗi mất mát, đau thương trong chiến tranh. Đồng cảm mà không đứng ở ngoài, đứng ở một bên; mà đứng ở cái thế chung cùng một phận, một định mệnh(7).

Để hiểu quá trình hình thành ca khúc phản chiến của TCS, ta thử ngược dòng với các tác phẩm đầu tay của ông. Thật vậy, TCS khởi đầu sự nghiệp bằng những ca khúc trữ tình của mình. Năm 1959, ông viết Ướt mi và trong suốt thời gian học tại Trường Sư phạm Qui Nhơn (1962-1964), một loạt ca khúc của ông như Thương một người, Nhìn những mùa thu đi, Hạ trắng, Biển nhớ… lần lượt ra đời và được phổ biến rộng rãi. Sau đó là dòng nhạc phản chiến của ông. Tất cả tác phẩm đó không thể tách rời nhau, chúng gắn bó mật thiết như thể đó là tâm huyết từ một bản ngã duy nhất của người nghệ sĩ.

Gần như một định mệnh, TCS bị đẩy vào trong những nỗi ám ảnh không nguôi. Nguồn cảm xúc của ông bắt đầu từ những ám ảnh đó. Ngay ở các tác phẩm viết vào giai đoạn đầu tiên, ông khởi đi từ những giọt nước mắt. Nước mắt trong cuộc tình (người ơi nước mắt hoen mi rồi), nước mắt của các bà mẹ (nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn), nước mắt cho người dân Việt (giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong). Nước mắt ấy là nước mắt từ nỗi buồn, nó bao trùm lên thân phận con người, thân phận của dân tộc da vàng và cả quê hương thần thoại của ông. Buồn từ khi vừa mới được hoài thai (tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người), tưởng như con người ra đời dưới một «phúc âm buồn» (người nằm yên không kêu than buốt xương da mình), và như thế buồn cả kiếp người (ôi trái tim phiền muộn/ đã vui lại một giờ, tuổi buồn em mang đi trong hư vô), buồn trong từng cuộc tình (buồn như giọt máu lặng lẽ nơi này, tình buồn làm cơn say, buồn bã với những môi hôn), buồn trong tiếng ru của mẹ (mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn), buồn cho quê hương (ôi quê hương đã lầm than, sao còn còn chiến tranh). Và thế hệ anh ra đời đã bị ném vào cuộc chiến tranh để rồi họ sớm thao thức và âu lo (từng tuổi xuân đã già…, ngày thật dài trong âu lo/ rồi từng đêm bom đạn phá/ người Việt nhìn sao xa lạ/ người Việt nhìn nhau căm thù).

Từ những khúc tình ca ban đầu, TCS đã đi xa hơn với sự thao thức về cuộc đời và thân phận con người và quê hương. Như ông đã thú nhận, từ nhỏ trong gia đình ông đã thấm được tinh thần của nhà Phật. Khi lớn lên ông quan tâm đến các trào lưu tư tưởng phương Tây. Thật vậy, thế hệ của ông chắc hẳn đã tiếp nhận các dòng triết học khác nhau, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh, đã du nhập vào miền Nam lúc đó. Đúng như Thái Kim Lan đã nhận định: “Những danh từ như hiện sinh, buồn chán, xao xuyến, hư vô, thời gian, hữu hạn và vô hạn, buồn nôn, thân phận con người, sự vô nghĩa của cuộc đời, nỗi hoài công phi lý của Sisyphus, ý niệm về siêu hình, bản thể học đã như những tiếng gõ bí ẩn vào cánh cửa tâm hồn của lớp thanh niên trẻ chúng tôi thời ấy như những mời gọi phiêu lưu vào những vùng đất lạ của tri thức… Sơn hát với những ưu tư thầm kín nhất của tuổi hai mươi chúng tôi, với những tư duy của thế hệ trẻ chúng tôi và với một cách đặt vấn đề - biệt ngữ của phong trào học triết học siêu hình thời ấy, khác với những người nhạc sĩ đi trước” (8).

TCS đã có những băn khoăn triết học như thế giữa lúc cuộc chiến đã đi vào tầm mức khốc liệt. Năm 1963, tình hình chính trị miền Nam rối ren. Năm 1965, quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam. Là một thanh niên thời chiến, TCS không thể bàng quan để đi tìm lấy tháp ngà của chính mình. Ông vẫn phải đối diện với thực trạng chiến tranh. Những thống khổ, bi đát của một dân tộc đã in hằn trong tâm trí ông. Từ đó đã bắt đầu hình thành ý thức phản chiến ở TCS. Có thể nhận ra ý thức đó manh nha từ tập nhạc đầu tiên của ông: Ca khúc Trịnh Công Sơn (thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận) (1966), sau đó đã phát triển rõ hơn với các tập nhạc Ca khúc Da vàng (cuối 1966, đầu 1967), Kinh Việt Nam (1968), Ta phải thấy mặt trời (1970) và Phụ khúc Da vàng (1972). TCS phô bày rõ nét cảm xúc cũng như tư tưởng của ông trước cuộc chiến. TCS đã viết: Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương. Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu này” (lời tựa tập Kinh Việt Nam).

Trước hết, ông nhận ra thân phận người con trai lứa tuổi hai mươi bị cuốn đi trong cơn lốc chiến tranh:

Đứa con của mẹ da vàng

Ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương.

Hai mươi năm đàn con đi lính đi rồi không về

Đứa con da vàng của mẹ, ngủ đi con.

Hai mươi năm đàn con khôn lớn

Ra ngoài chiến trường

Đứa con da vàng Lạc Hồng, ngủ đi con

Hò ho ho ho, sao ngủ tuổi hai mươi…

(Ngủ đi con)

Ông nhìn thấy quê hương đầy bom đạn và người dân khốn khó mà ông phải chứng kiến từng mỗi phút giây:

Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè

Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương…

(Xin mặt trời ngủ yên)

Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn

Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn

Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân…

(Ca dao mẹ)

Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm

Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong…

(Nước mắt cho quê hương)

Chiến tranh đem lại cảm giác hãi hùng vì đập vào mắt ông là hình ảnh ghê rợn:

Một buổi sáng mùa xuân

Một đứa bé ra đồng

Đạp trái mìn nổ chậm

Xác không còn đôi chân.
(Một buổi sáng mùa xuân)

- Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng

Trên nóc nhà thành phố

Trên những đường quanh co…

Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này,

Trong những vùng lửa cháy

Bên những vồng ngô khoai...

(Bài ca dành cho những xác người)

Những hình ảnh bi thương dồn dập khiến cho đôi khi con người dường như mất hồn với hình ảnh kinh hoàng khi nó thở than bên những xác người chất chồng:

Chiều đi qua Bãi Dâu,

Hát trên những xác người

Tôi đã thấy tôi đã thấy

Những hố hầm đã chôn vùi

Thân xác anh em.

Sự cùng cực trong tâm thức khiến con người đôi khi cũng trở nên như nửa điên nửa dại:

Mẹ vỗ tay reo mừng xác con

Mẹ vỗ tay hoan hô hòa bình…

Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh

Chị vỗ tay hoan hô hòa bình…

(Hát trên những xác người)

Nếu ca từ của ông trong thời kỳ đầu còn mang tính chất hoa mỹ, đầy ẩn dụ thì trong ca khúc phản chiến, ca từ đó dần dần mang tính chất hiện thực hơn. Ông nhận ra chiến tranh đang đến gần với phố thị:

Ghế đá công viên dời ra đường phố

Người già co ro chiều thiu thiu ngủ

Người già co ro buồn nghe tiếng nổ

Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi…

(Người già em bé)

Đại bác đêm đêm dội về thành phố

Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng

Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng

Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.

Hàng vạn chuyến xe claymore lựu đạn

Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành

Từng vùng thịt xương có mẹ có em…

Người chết hai lần thịt da nát tan.

(Đại bác ru đêm)

Một ngày mùa đông

Một người Việt Nam thôi lên đầu non

Súng từ thị thành

Súng từ ruộng làng nổ xé da con

Phố chợ thật buồn cuộn dây gai chắn

Chắc mẹ hiền lành rồi cũng tủi thân.

(Ngụ ngôn mùa đông)

Và như thế nỗi ám ảnh chết chóc từ trong trang triết lý hiển hiện dần trong thực tế với cái chết trùng vây của bao lớp người trai thế hệ, của bao người dân lành trên khắp đất nước:

Tôi có người yêu chết trận Chư Prông

Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông

Chết ngoài ruộng đồng chết rừng mịt mùng

Chết lạnh lùng mình cháy như than.

(Tình ca người mất trí)

Xác ta xác thù hôm nay
Rất nhiều trong hầm hố sâu
Xác ta xác thù hôm nay rất nhiều hôm nay
Rất nhiều trên từng lộ máu
Đừng buồn chi em ta như hạt bụi u sầu
Đừng làm me khóc mắt phai mầu…

(Xác ta xác thù)

Trong gió bay đi tôi nghe mùa hạ về
Mùa thu chưa đến tôi nghe mùa hạ đi
Ôi những mùa mưa mùa nắng mùa rất lạ
Mùa này tôi thấy bao nhiêu áo quan về.
Ngày tựa chiêm bao đêm khuya mộng mị
Ðường mòn buốt dấu hằng vạn chân đi.
Mẹ già con thơ giọng người kêu la
Bờ cỏ ngu ngơ đêm khuya giật mình
Trời nồng khói súng đường mìn lô nhô
Ðoàn người đi xa qua xương thịt đỏ
Ruộng vườn nhớ quá bao nhiêu cửa nhà…

(Mùa áo quan)

Chiến tranh mà ông mô tả ở đây có tính chất phiếm định. Ông nhìn chiến tranh bằng cái tâm của mình. Tác giả không chỉ rõ đâu là nguồn gốc chiến tranh, đâu là kẻ thù và kẻ thù của ai. Nếu có sự thù hận thì cũng là hận thù chiến tranh đã lấy mất sự thanh bình, và trái tim người nghệ sĩ cũng không muốn nhắm vào một ai:

Em chưa hát ca dao một lần

Em chỉ có con tim căm hờn.

(Người con gái Việt Nam)

Trong bản thảo bài Gia tài của mẹ, TCS đã sửa chữa, bôi xóa nhiều lần trên hai chữ nội chiến. Tác giả chắc hẳn đã băn khoăn, cân nhắc lắm từ này nhưng cuối cùng ông đã giữ lại. Có thể vào lúc đó có người đồng ý, có người không. Đây là vấn đề dành cho các nhà chính trị, các nhà lý luận nhưng với đôi mắt khắc khoải của người nghệ sĩ, TCS đã thấy được màu da xác chết ngã xuống vẫn là màu da vàng người Việt, dòng máu đổ xuống trên quê hương mình cũng là dòng máu của người Việt. Những người anh em ở hai chiến tuyến bắn giết nhau để rồi đất nước chỉ là cảnh hoang tàn:

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ ruộng đồng khô khan

Gia tài của mẹ nhà cháy từng hàng…

Nhưng nỗi đau lớn hơn cả là khi thấy lũ người này trên đất nước:

Gia tài của mẹ một bọn lai căng

Gia tài của mẹ một lũ bội tình.

(Gia tài của mẹ)

Chính TCS đã trần tình về những lời ca ông viết trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1972: Những khúc hát này đúng ra không nên có, nhưng bởi trên những con đường, những thành phố và những xác chết của tháng 5 (1972), một lần nữa tôi không thể nào quên đi tiếng kêu thất thanh của đám người cùng khổ. Cuộc chiến đã không muốn ngừng và có lẽ còn mang nhiều bộ mặt mới mẻ, thảm khốc hơn” (9) .

Ông không ngừng nhận diện quê hương, nhận diện từng khuôn mặt bạn bè, anh em:

Nhưng hôm nay quê hương là miền Nam

Quê hương là trái sáng, quê hương chở đầy hòm

Quê hương làm nhà hầm, quê hương thở đạn mìn

Những đứa trẻ chạy bom.

Nhưng hôm nay quê hương là Hà Nội

Quê hương là tù đày, những phố nhà tả tơi.

(Nhưng hôm nay)

Đây đó ngập tràn hình ảnh của chết chóc, hình ảnh xương máu của người Việt:

Khi đất nước tôi không còn giết nhau

Mẹ già lên núi tìm xương con mình.

(Tôi sẽ đi thăm)

Ôi cái chết đau thương vô tình

Ôi đất nước u mê ngàn năm.

(Người con gái Việt Nam)

Một ngày dài trên quê hương

Ngày Việt Nam hoang tàn quá

Một ruộng đồng trơ đất đỏ

Một đàn bò không luống cỏ

Một ngày dài trên quê hương

Người Việt Nam quên mình sống

Một ngục tù nuôi da vàng

Người Việt nằm nhớ nước non.

(Ngày dài trên quê hương)

Không thể không nhắc đến xã hội miền Nam bấy giờ có một lớp người với tâm trạng rối bời, trôi vào cuộc sống buồn chán, buông thả, chỉ biết hiện tại, lãng quên mọi trách nhiệm, sống gấp, sống vội... TCS luôn nhắc đến từ “da vàng” - đồng nghĩa với mặc cảm nhược tiểu, hèn kém, van xin đó:

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi

Hãy thở giùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường,

Cho tham vọng của một lũ điên…

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi

Hãy thở giùm tôi
Đã lâu rồi làm sao chờ đợi,
Sao còn ngồi, sao im lìm ngủ hoài các anh.
Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi

Hãy thở giùm tôi

Còn thấy gì ngoài bom lửa đạn

Anh chị này, sao vui mừng làm người cúi xin.

(Hãy sống giùm tôi)

Người nô lệ da vàng ngồi yên

Ngồi yên trong căn nhà nhỏ

Đèn thắp thì mờ.

Ngồi yên quên nước quên non

Ngồi yên xin áo xin cơm...

(Đi tìm quê hương)

Đến lúc cảm thấy bất lực trước hiện tại, họ chỉ còn trông chờ một điều tốt đẹp sẽ đến:

Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ

Trong căn nhà nhỏ mẹ vẫn ngồi chờ

Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu

Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù…

Chờ tin mừng sông chờ núi cũng chờ mong

Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh

Chờ khô nước mắt chờ đá reo ca

Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà

Chờ ngày Việt Nam thống nhất

Cho những tình thương vỡ bờ.

(Chờ nhìn quê hương sáng chói)

Nhưng dường như tất cả nỗi chờ mong đã trở nên quá mong manh:

Hai mươi năm chờ từng phút giây

(Đồng dao hòa bình)

Bao nhiêu năm chờ đã héo hon

(Dân ta vẫn sống)

Huế Sài Gòn Hà Nội, quê hương ơi sao vẫn còn xa

Huế Sài Gòn Hà Nội, bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ

Việt Nam ơi còn bao lâu

Những con người ngồi nhớ thương nhau…

(Huế Sài Gòn Hà Nội)

Trong bối cảnh đó, cả một thế hệ đành nuôi lấy cho mình niềm tự tin, đôi khi cũng cháy bỏng:

Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội

Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn

Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

Vì quê hương sẽ có ngày hòa bình

Cố nuôi vững bền những tình thương lớn.

(Chưa mất niềm tin)

TCS đã kịp trở lại với những trăn trở, ưu tư, suy xét để rồi nhận ra đằng sau nỗi đau chiến tranh là muôn triệu tấm lòng cùng chung niềm mơ ước hòa bình. Ông đã hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập của nhân dân:

Đêm thôi dài cho mai này người Việt hái lúa ngoài đồng chín

Đêm no lành đêm thanh bình người Việt thấy tương lai rất gần.

(Đêm bây giờ đêm mai)

Tôi lên đường với anh, ta đi thấy lại ruộng vườn

Mặt trời nào rực sáng trong con tim.

(Dân ta vẫn sống)

Những sớm mai Việt Nam

Tình ta bay theo sóng ngọn cờ

Dựng người mới như cây sang mùa

Người vượt tới những trời xa.

(Dựng lại người, dựng lại nhà)

Một viễn cảnh tươi đẹp được vẽ vời trong niềm hân hoan của dân tộc:

Dọn đường về ngày mai trường học dựng mọi nơi

Tay mãi dựng phố nhà trong kiến thiết mới

Hòa bình đến đây cho dân ta về vui với cánh đồng.

(Ngày mai đây bình yên)

Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn

Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên.

(Ta thấy gì đêm nay)

Chính chúng ta phải nói hòa bình

Khi tim người rực lửa cầu mong

Chính chúng ta phải có mọi quyền

Đứng lên đòi thống nhất quê hương.

(Chính chúng ta phải nói hòa bình)

Hôm nay tiếng hòa bình đã thấy

Trên môi người trên môi ta trên môi em

Trên môi những người Việt nghèo khốn.

(Đồng dao hòa bình)

Sự kêu đòi hòa bình bằng lời nói dường như tan đi trong khói lửa đạn bom. Chỉ có cái chết mới có thể đánh thức lương tâm, họa chăng lay động trái tim những người cầm đầu chiến tranh. TCS đã ngợi ca cái chết cho hòa bình của người thiếu nữ Nhất Chi Mai:

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi,

Hãy thở giùm tôi
Quả tim này dành cho lửa hồng,
Cho hòa bình, cho con người

Còn chờ đấu tranh.
Ai có nghe, ai có nghe

Tiếng nói người Việt Nam
Chỉ mong hòa bình sau đêm tăm tối,
Chờ mong một ngày tay ấm trong tay…
(Hãy sống giùm tôi)

TCS ca hát, kêu gọi thức tỉnh, kêu gọi tình anh em nhưng có lúc nhận ra sự nỗ lực vô vọng của chính mình. Trái tim người nghệ sĩ với ước mong cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới có lúc đã mỏi mệt và tuyệt vọng trước tiếng gào thét của chiến tranh:

Đường anh em sao đi hoài không tới

Đường văn minh xương cao cùng với núi

Đường lương tâm mênh mông hoài bóng tối

Trái đau thương cho con mới ra đời.

(Hãy nhìn lại)

Nhạc sĩ Văn Cao đã nói về TCS như sau: “Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui, biết đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền” (10). TCS đã vui và đã đau như thế trong thời tuổi trẻ chiến tranh của mình. Nhìn lại, ta thấy ca khúc phản chiến chính là điểm sáng trong nội dung tư tưởng âm nhạc của TCS. Chính dòng nhạc phản chiến, chứ không phải các bài tình ca của ông, với Ca khúc Da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Phụ khúc Da vàng đã làm nên hiện tượng TCS. Sự lên tiếng đó có ý nghĩa như một lời tố cáo. Lời phản chiến là lời ca của lương tâm và lòng nhân ái. Thật vậy những giai điệu một thời của TCS cũng đã khêu gợi tình tự dân tộc, sự thức tỉnh tâm thức và lương tri của một thế hệ thanh niên; để rồi sau đó tiếp nối hiện tượng Miên Đức Thắng - một cái nhìn mạnh mẽ hơn về chiến tranh và đất nước. Đó là cánh cửa mở ra một khuynh hướng mới, một dòng nhạc mới trong nền tân nhạc ở miền Nam.

IV. NHẠC PHẢN CHIẾN CỦA MIÊN ĐỨC THẮNG

Cùng với dòng lịch sử khoảng hai thập niên sau ngày chia cắt đất nước, các khuynh hướng âm nhạc ra đời phần lớn ít nhiều mang màu sắc tiêu cực. Đời sống xã hội đầy những bài ca mang lời lẽ than vãn, chưa phản ánh được hơi thở và khát vọng cháy bỏng của người dân. Sau khi nhận ra tính chất tiêu cực đó, Miên Đức Thắng đã xuất hiện với những ca khúc đầy xúc cảm, tạo ra một sinh khí mới, khác lạ trong lòng người yêu nhạc. Ông thuộc thế hệ thanh niên lớn lên từ phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam thập niên 1960-1970, từng xuống đường đòi quyền tự quyết, đòi độc lập, hòa bình cho quê hương và thống nhất đất nước. Trước cảnh hoang tàn vì đạn bom chiến tranh, ý chí và tinh thần đấu tranh đã biến thành ngôn từ sục sôi khiến thế hệ trẻ nghĩ suy phải làm một điều gì đó cho đất nước. Thế là những lời ca hào hùng được cất lên đầy khí thế. Đó là những bài hát chống chiến tranh mạnh mẽ, tích cực của ông, báo hiệu một khúc quanh mới trong sáng tác ca khúc lúc bấy giờ.

Miên Đức Thắng đã nhìn rõ cuộc chiến tranh, nhận ra diện mạo một lớp trẻ bị đẩy ra chiến trường đẫm máu. Tính chất phản chiến trong ca khúc của ông rõ nét hơn bởi ông nhận ra cuộc chiến đó là phi nhân. Những ca khúc ấy đã làm cho một thế hệ thanh niên thức tỉnh. Họ nhìn lại quê hương, đất nước với trái tim băn khoăn, xao xuyến, rồi nhìn rõ thực chất cuộc chiến, bừng mắt trước sự lớn dậy của phong trào đấu tranh đô thị và ý thức được sứ mệnh lịch sử của thanh niên. Danh từ “phản chiến” dưới cái nhìn như vậy có ý nghĩa hết sức tích cực.

Năm 1966-1967, Hội Sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn xuất bản tập nhạc Hát từ đồng hoang gồm 10 ca khúc của Miên Đức Thắng. Đây là tiếng nói mạnh mẽ của người nhạc sĩ phản chiến. Các tác phẩm đã biểu lộ tâm trạng đau thương trước vận nước điêu linh. Như mọi thanh niên khác, điều thiết yếu trước hết là ông đã nhận diện được thực trạng chiến tranh này. Từ trên nẻo đường phố thị gần gũi hay trên xóm làng xa xôi, ông đã nhìn thấy rõ:

Quê hương có bia mộ

Quê hương còn snack bar

Quê hương không còn bạn

Quê hương lắm hận thù

Quê hương đầy tiếng súng

Quê hương đầy tiếng bom

Quê hương xe thiết giáp

Quê hương đầy gót giày…

Quê hương nhiều chinh chiến

Quê hương nhiều đau thương.

(Gọi quê hương mà nhớ)

Con về thăm mẹ một lần rồi thôi

Thế hệ con rồi mẹ

Cũng liều như thể đứt tao nôi

Con trâu ngửi mùi khét lẹt

Em thơ nhìn anh khóc thét

Người ơi xin uống cạn

Dòng nước mắt đen.

(Tình ca cho mẹ)

Nhận diện quê hương với thực tế như thế, ông không khỏi chạnh lòng. Từ trái tim ông vang lên lời yêu thương thống thiết:

Gọi quê hương mà nhớ

Quê hương ơi quê hương

Gọi quê hương mà nhớ

Quê hương còn quê hương?

Gọi quê hương mà nhớ

Gọi quê hương mà thương

Quê hương nhiều gian khổ

Quê hương lắm đoạn trường.

Quê hương sau đống cát

Quê hương sau tranh tàn

Quê hương sau tan nát

Quê hương ngập chiến tranh.

(Gọi quê hương mà nhớ)

Hỡi những người Việt Nam đau thương

Đêm đêm nghe từ lòng đất

Mẹ Việt Nam gầy mòn

Ruộng vườn nát đạn bom

Hỡi những người Việt Nam đau thương

Đêm nào bồi hồi tỉnh giấc

Nghe tiếng ca trỗi dậy

Từ vạn miền đất khô…

(Tiếng ca trên vùng đất khô)

Một trái bom nào đã nổ

Một cánh hoa nào vừa nở muộn màng

Trong khu vườn hoang khi ngày sắp tắt.

Ôi ở ngoài phố vắng hồi còi hú vang

Nỗi buồn dâng lên từ những phút giây vỡ tan

Thắm thiết những vách tường

Đổ tháng năm rong rêu.

(Sáng mai chim hót, thơ Cao Quảng Văn)

Trong tình cảnh đó, ông chỉ còn biết cất tiếng gọi đánh thức lòng người hãy hành động vì tương lai đất nước:

Ôi tiếng hát gieo bao tình thương

Ôi tiếng hát quê hương gọi nhau

Ôm tiếng hát đi quanh địa cầu

Đan những cánh tay gầy vươn cao.

(Tiếng ca trên vùng đất khô)

Trong cuộc chiến tranh đó, ông không quên từng khuôn mặt người với nỗi buồn xót xa:

Em lớn lên lớn lên bằng nỗi kinh hoàng

Ôi đêm chiến tranh, ôi đêm chiến tranh.

Một kẻ nào đang sống

Một kẻ nào vừa chết đi

Trên những cánh đồng khô

Bên những bãi sình lầy

Một dòng nước mắt nào vừa tuôn chảy

Một khuôn mặt nào nhăn nheo

Một nụ cười nào khô héo…

Một kẻ nào đang sống

Một kẻ nào vừa chết đi

Một nụ cười nào âm thầm

Một ánh mắt nào héo hắt

Buổi sớm mai chim hót

Lời kêu gào đau thương

Buổi sớm mai chim hót

Với nỗi buồn quê hương.

(Sáng mai chim hót, thơ Cao Quảng Văn)

Ai cũng nghe ra tiếng kêu thảng thốt của người dân trong chiến tranh:

Còn đây mẹ ơi

Này là phản lực, này là trực thăng

Còn đây mẹ ơi

Này là liên thanh, này là đại bác

Còn đây mẹ ơi

Này là hận thù, này là hờn căm cao ngất

Cao hơn nóc hầm của mẹ tránh bom

Cao hơn cây đa hồi chưa trúc gốc

Cao hơn đình làng có đôi tổ chim non…

(Tình ca cho mẹ)

Đây là tâm trạng chua xót của người thanh niên ra đời trong chiến tranh. Là người lính nhưng Miên Đức Thắng đã chua chát với nhiều thắc mắc, hoài nghi, tự vấn rằng mình cầm súng để làm gì, cho ai; như thế đến lúc nào đó sẽ nhận ra mình đã mất quê hương:

Rất nhiều đêm, rất nhiều đêm

Tôi vỗ về, tôi thủ thỉ

Ngủ đi con, ngủ đi con

Rồi ngày mai khôn lớn

Cầm súng với cầm gươm

Ngủ đi con, ngủ đi con

Rồi ngày mai khôn lớn

Giết bạn bè, anh em.

Rất nhiều đêm, rất nhiều đêm

Tôi vỗ về, tôi thủ thỉ

Ngủ đi con, ngủ đi con

Rồi ngày mai khôn lớn

Bán nước mà làm quan

Ngủ đi con, ngủ đi con

Rồi ngày mai khôn lớn

Sẽ không còn ngủ ngon…

Ngủ đi cưng ngủ đi cưng

Kề tai đây anh bảo

Coi như mình chẳng có quê hương.

(Lời ru, thơ Đỗ Nghê)

Lời mỉa mai xót xa của một dân tộc được nước bạn đồng minh đẩy vào cuộc chiến với biết bao bom đạn tươi hồng:

Ôi những viên đạn bằng đồng

Thật tươi thật đỏ hồng

Các nước bạn đồng minh

Tặng cho dân Việt mình.

Dân Việt cần cơm áo

Bạn đồng minh hiếu thảo

Tăng viện trợ thật cao

Những viên đạn đỏ hồng.

Những viên đạn bằng đồng

Dân Việt chết đói khô

Không làm sao nhai được

Triệu viên đạn đỏ hồng…

Như thế mọi người trong gia đình, trong xóm làng cùng sống với tiếng đạn bom quen thuộc để rồi nhận ra một điều chua chát là ai đó đã cho rằng có đạn bom mới có hòa bình:

Cha con mình gặp nhau

Trong tầm bay viên đạn

Anh em mình gặp nhau

Trong tầm bay đại bác

Cha con mình gặp nhau

Trong tầm bay viên đạn

Anh em làng gặp nhau

Trong tầm súng cộng đồng.

Ôi nhân danh hòa bình

Ta nước bạn đồng minh

Xin ủng hộ hai miền

Những viên đạn văn minh.

(Viên đạn)

Còn đây là tâm trạng đau khổ của những người lính bị buộc phải cầm súng. Họ đã trả giá cho sự phản kháng của mình:

Một buổi sáng mùa thu

Người lính trẻ trong tù

Hai tay ôm khung cửa

Ru xác gầy đong đưa.

Một buổi sáng mùa thu

Người lính trẻ trong tù

Hai tay ôm mặt khóc

Nghe xác hồn lạnh băng.

Người lính khắc khoải bao nỗi niềm và rồi chỉ biết thầm mong ước được thoát khỏi xiềng xích ngục tù vì thái độ của mình. Chấp nhận làm tù binh là thái độ tiêu cực trong xác tín cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó là thái độ ngoảnh mặt của người thanh niên trước chiến tranh mà tác giả đã thay lời một cách dũng cảm khi còn đang sống trong lòng xã hội miền Nam:

Người lính khe khẽ hát

Mẹ ơi ơi mẹ ơi

Vì con không muốn giết

Bao anh em của mình

Vì con không muốn giết

Nên con làm tù binh.

Người lính khe khẽ hát

Mẹ ơi ơi mẹ ơi

Sao mẹ nuôi con lớn

Để con làm tù binh.

Người lính khe khẽ hát

Dân ta biết bao nhọc nhằn

Dân ta sống trong ngục tối

Vì bọn người gian ác

Con không tiếp tay lũ giặc

Con không sống trong phù phiếm.

Người lính khe khẽ hát

Mẹ ơi ơi mẹ ơi

Vì con không muốn kiếp

Lính đánh thuê tủi nhục

Vì con không muốn giết

Giết người mà lên lon

Vì con không muốn giết

Giết người mà lên lon.

(Mẹ ơi nuôi con lớn để con làm tù binh)

Rơi vào tình cảnh như thế đôi khi người lính tự vấn về những lời hay ý đẹp mà anh ta từng được nghe rao giảng và đâm ra thức tỉnh và hoài nghi:

Người ta đã dạy tôi

Hãy thương yêu đồng loại

Người ta sẽ dạy tôi

Hãy giữ lấy tình người.

Từ khi tôi biết nói, từ khi anh biết đi

Người ta khuyên anh thế

Người ta khuyên tôi ri.

Nhưng anh ơi người ta

Ôi em ôi người ta

Người ta không như thế

Người ta chẳng thương ai.

Để rồi từ đó ông nhận ra một sự thật trần truồng như một chân lý: tất cả mọi lời khuyên, mọi chiêu bài chỉ là sự lừa dối, không ai thương mình được ngoại trừ chính bản thân ta:

Tôi biết anh còn có

Một bộ óc trong đầu

Tôi biết tôi còn có

Một bộ óc trong tim

Tôi muốn theo lời đó

Lời người khuyên vàng kim.

Nhưng anh ơi người ta

Ôi em ôi người ta

Người ta không như thế

Người ta đã quên đi

Người ta không như thế

Người ta chẳng thương gì.

Hay chính tôi thủ phạm

Hay các người cố quên

Đâu đâu tôi cũng thấy

Người ta đã cố quên

Đâu đâu tôi cũng thấy

Bàn tay người cắm tên.

(Bài ca về người)

Và trong đêm dài chiến tranh mờ mịt, tuy đầy tâm trạng thao thức, phẫn uất như vậy nhưng người nghệ sĩ vẫn còn nghe được lời nhắn nhủ vô thanh lặng lẽ đầy yêu thương của con người về một ngày đất nước không còn những đêm đen và niềm mơ ước thanh bình vẫn còn lấp lánh:

Đêm nghe rồi đêm nghe người yêu thương

Đêm nghe nhạc chảy mát lạnh thân mình.

Đêm nghe người dỗ dành nhau

Thôi đừng cướp sống

Thôi đừng ghét ganh đêm ơi đêm…

Đêm khóc cho người đêm vui với người

Đêm khép màn đen hết vở kịch buồn

Đêm mở màn ra loài người ước mơ

Đêm ơi đêm, đêm ơi đêm

Đêm nghe người rồi.

(Đêm nghe người rồi)

Và niềm tự hào về con người Việt Nam và niềm tin về đất nước Việt Nam rạng ngời trong tương lai vẫn còn rực cháy trong trái tim tuổi trẻ:

Cao tiếng hát Việt Nam rạng ngời

Cho thế giới chiến tranh không còn ngồi

Đem tiếng hát vào nôi em bé

Cho sức sống ngát xanh đất mẹ.

Cao tiếng hát cho tình người sống dậy

Cho người chết còn nghe thấy

Cao lời hát cho người sống trỗi dậy

Cho Việt Nam mai này.

(Tiếng ca trên vùng đất khô)

Tuy sống trong thống khổ, xót xa, người dân vẫn còn mãi niềm tin yêu vào một ngày thanh

bình trong tương lai, ở đó họ được sống trên đồng ruộng quê hương mình. Miên Đức Thắng hát lên niềm tin của người dân Việt dù chưa dứt chiến tranh. Bài hát với nhịp điệu tươi vui, rộn rã như một hành khúc đang giục giã những trái tim thanh niên hướng về tương lai:

Từ ruộng đồng hoang vu hôm nay

Ta cùng hát với nhau lời này

Dù ngàn đời gian nan lo âu

Nhưng cuộc sống vẫn mang niềm vui.

Từ nhọc nhằn trên hai tay khô

Xin hãy gắng gắng lên từng giờ

Dù ruộng đồng hôm nay hoang vu

Ta cùng tiến bước cho ngày mai.

Trong niềm vui đó ta thấy mở ra viễn tượng người Việt được sống thanh bình trong nỗ lực cần lao để xây đắp cuộc sống mới:

Đất hoang ta phá, đất khô ta gầy

Đất mang hoa thắm, tương lai ta đầy.

Đất ta ta xới, đất ta ta bồi

Đất ta ta tới, đất ta ta ngồi.

Đất cho ta sống, quê hương ta bồng

Đất cho ta chết, quê hương ta về.

Rồi ngày mai

Đất ta vươn thơm mùa lúa mới

Rồi ngày mai

Đất ta hoa lên hồng môi cười

Rồi ngày mai

Quê hương xanh lên màu sông núi

Vì ngày nay

Dân ta quyết sống vì đất này.

(Hát từ đồng hoang)

Tác phẩm phản chiến của Miên Đức Thắng đã có tác động trên nhà cầm quyền bấy giờ và ông đã nhận hậu quả trực tiếp: tháng 10-1969 ông bị chính quyền đưa ra tòa và bị kết án 20 năm tù khổ sai, sau đó xét còn lại 5 năm tù. Nhưng trước sự đấu tranh mãnh liệt của dư luận và của sinh viên học sinh Sài Gòn, chính quyền đã phải trả tự do cho ông vào tháng 4-1970.

oOo

Nhạc phản chiến miền Nam như thế đã là tiếng nói thức tỉnh của lớp thanh niên bị đẩy vào cuộc chiến tranh thống khổ, tiếng nói yêu nước của những người chống lại sự tàn bạo của chiến tranh và phản ánh được mơ ước hòa bình tha thiết, sâu thẳm nhất của dân tộc. Nhạc phản chiến, do đó, là một dòng nhạc phản ánh rõ nét tinh thần trách nhiệm của thanh niên miền Nam trước cuộc chiến - một dòng nhạc độc đáo mà trước nó đã có sự khơi nguồn cảm xúc nhưng chưa trở thành một dòng mạnh mẽ và quyết liệt như trong giai đoạn này.

__________

CHÚ THÍCH

(1) https://www.youtube.com/watch?v=g74JowOzqLY&index=7&list=PL459C6A00EA8A0D5F

(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Bob_Dylan

(3) Ghi theo ký ức của nhiều bậc lão thành. Bài này sau khi vào Nam, Phạm Duy đã đổi tên bài hát và cả lời ca thành Quê nghèo. Lời ca phổ biến bài này là: Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói/ Có những cánh đồng cát dài/ Có lũy tre còm tả tơi/ Ruộng khô có những ông già rách vai/ Cuốc đất bên đàn trẻ gầy/ Có người bừa thay trâu cày…

(4) https://www.youtube.com/watch?v=Az54X8ReyYQ

(5) Hồi ký Phạm Duy, quyển 3.

(6) Đỗ Xuân Tê, Vài điều tranh cãi từ một ca khúc, 10-1-2015, http://t-van.net/?p=20734

(7) Bửu Chỉ, Đường bay nghệ thuật & Ký ức trần gian, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012, t.85.

(8) Thái Kim Lan, Trịnh Công Sơn - nơi vùng ưu tư thành tiếng du ca (http://www.trinh-cong- son.com/thaiklan.html).

(9) Lời tựa tập Phụ khúc Da vàng, NXB Nhân Bản, 1972.

(10) Nhiều tác giả, Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2001, t.122.

(Còn tiếp)