Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Khi người dân tự tử, sách giáo khoa sẽ dạy gì?

Thái Hạo

Vũ Nương bị chồng nghi oan, trầm mình xuống sông mà chết, sách giáo khoa dạy rằng phải lên án “chế độ phong kiến nam quyền”. Thúy Kiều trong cơn bĩ cực đã nhảy xuống sông Tiền Đường để chết, sách giáo khoa dạy rằng phải phê phán chế độ phong kiến thối nát đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng. Chí Phèo bi phẫn mà tự đâm dao vào người mình, nằm giãy trên vũng máu tươi, sách giáo khoa dạy rằng chế độ thực dân-phong kiến tàn bạo làm bần cùng hóa và tha hóa con người. Lão Hạc ăn bả chó mà chết, sách giáo cũng khoa lên án chế độ thực dân-phong kiến giết người...

Khi cô giáo Quy Nhơn tự tử bằng cách uống thuốc độc, sách giáo khoa sẽ dạy gì?

Sáng nay đọc báo thấy tin một người đàn ông tên Đạt tại TP HCM bị kết án 7 năm tù giam về tội giết người. Vợ ông Đạt là bà Ngọc, bị bệnh nan y 15 năm, “Do hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đóng viện phí, vợ nhiều lần đòi tự tử nên cả hai quyết định chết cùng nhau” (Vnexpress). Rủi thay, chỉ mình vợ chết, ông “bị” người dân cứu sống. Và thế là đi tù. Trong lịch sử xã hội ta, trong văn học ta, đã từng có câu chuyện nào bi thảm đến nhường này? So với tấn bi kịch này, những Vũ Nương, Chí Phèo, Lão Hạc..., chỉ là “chuyện vặt”. Câu chuyện này nếu đi vào sách giáo khoa, sẽ phải dạy thế nào? Kết án ai, lên án kẻ nào, công phẫn cái gì?

Cô giáo Quy Nhơn trăng trối: “Em mong khi em đi rồi, tuyệt đối không cho một ai là giáo viên đến viếng em. Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ ước một cái nghề cao quý này cả, thật kinh tởm". Chết là lúc tha thứ, tha thứ cả những điều không thể tha thứ; thế mà cô giáo bất hạnh này lại mang theo cả nỗi ghê tởm, sầu hận xuống mồ. Đồng nghiệp cô, “cái nghề cao quý” của cô đã gây ra tội ác gì để đến nỗi cái chết cũng không thể giải thoát cho cô?

Trước mỗi cái chết vì tự tử, nền giáo dục rực rỡ của ta viết sách giáo khoa lên án, tố cáo, kết tội “xã hội đương thời”, kết tội chế độ tàn bạo đã đẩy con người vào chỗ phải tự giết mình, nay có ai muốn đứng ra nhận trách nhiệm vì những cái chết đau thương này không?

Cô giáo Quy Nhơn đã chết. Ông Đạt, đen đủi thay, không được chết, và đã bị tòa án ta kết án 7 năm tù. Có cuốn sách giáo khoa nào sẽ kết tội thời đại này, như đang kết tội quá khứ mỗi ngày?

T.H