Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Kể tiếp chuyện ở Mỹ

Huỳnh Ngọc Chênh

Tui làm báo Thanh Niên (TN), nên hầu hết người làm ở báo TN cùng thời đương nhiên là bạn bè quen biết. Do vậy qua Mỹ tui gặp và biết nhiều các bạn đã qua đây nên kể ra. Từ đó tạo ra ấn tượng không hay cho báo TN là có quá nhiều cựu nhà báo TN qua định cư ở Mỹ.

Thực tế thì báo quốc doanh nào cũng có cựu phóng viên qua Mỹ định cư, tui không quen không biết và không gặp nên không kể ra thôi, chứ số lượng phóng viên của các báo qua định cư ở Mỹ nhiều ít bao nhiêu có lẽ ban tuyên giáo nắm được hết.

Đồng nghiệp Lưu Trọng Văn báo Lao động và vài người nữa còn cho biết có không ít các cựu tổng biên tập một số báo cũng qua định cư tại Mỹ như cựu tbt báo Lao Động, Phụ Nữ, Văn Hóa Thể Thao, Nông Nghiệp VN … “còn các trưởng ban của các báo thì vô số”, anh Văn cho biết thêm.

Theo ghi nhận của tui và của nhiều đồng nghiệp thì các cựu nhà báo lớn nhỏ qua Mỹ chủ yếu là các nhà báo ở Miền Nam. Vì sao thì cũng dễ hiểu. Hì hì, rút kinh nghiệm về điều này, có lẽ ban tuyên giáo chỉ nên ưu tiên cho “người Bắc có lý luận” làm báo thôi nhé.

Tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt, em Hồng Beo là tổng biên tập, người bắc có lý luận, chống dân chủ đa nguyên đa đảng và chống Mỹ kiên trì nhưng vẫn qua định cư ở Mỹ để thụ hưởng không khí tự do trong sạch do dân chủ đa đảng tạo ra đấy thôi.

Người bắc có lý luận định cư ở Mỹ không có nhiều trong giới nhà báo, thì có nhiều trong giới khác, giới “i bi phây” là giới doanh nghiệp đầu tư qua Mỹ rồi nhập quốc tịch theo diện EB5.

Ở San Jose, anh Huỳnh Văn Hoa đồng hương của tui chỉ tui thấy một khu chợ và khu nhà ở rất sang trọng mới được hình thành, anh nói “của dân gốc Hà Nội qua đầu tư và xây dựng ra đấy”.

Ở Nam Cali, nhiều bạn bè của tui cũng chỉ cho tui thấy những “khu Hà Nội” sang trọng như vậy. Các bạn ấy nói, giá nhà trong các khu ấy từ 3 triệu lên đến 10 triệu đô.

Rất tiếc tui không quen biết ai trong giới đó để xâm nhập vào điều tra rồi báo cáo về cho đồng bào trong nước biết để mừng cho họ.

Tuy vậy, tui lại quen biết khá nhiều EB5 là đồng hương của tui ở Đà Nẵng hoặc bạn bè ở Sài Gòn. Tui gặp họ nhiều ở Huntington, là thành phố có giá nhà đất khá đắt của quận Cam. Nhà ở đây có giá tối thiểu 1 triệu đô trở lên. Họ là những doanh nghiệp thành đạt có tuổi đời từ 30 lên đến 60. Họ bỏ ra một khoản tiền gọi là đầu tư, tùy theo thời điểm từ 500 k đến 1 triệu đô, để mua suất nhập cư hợp pháp cho cả gia đình.

Một người bạn trẻ của tui ở Đà Nẳng, làm ăn khá giả, đã bỏ ra 500.000 đô đầu tư để đưa cả gia đình qua Mỹ gồm hai vợ chồng và ba đứa con vào năm 2018. Hồi mới qua anh mua ngôi nhà sang trọng ở Huntington giá 1 triệu đô, nay đã lên đến 1,5 triệu. Anh nói, riêng tiền học của ba đứa con trong 5 năm qua cũng đã huề với số tiền 500.000 đô anh bỏ ra đầu tư. Nếu là người nước ngoài cho con qua học ở Mỹ học phí rất cao, nhưng người Mỹ thì con cái được học trường công miễn phí lên đến hết lớp 12. Nhà trường còn lo cho ăn uống hai buổi sáng và trưa nữa. Rồi vào đại học, nếu là công dân Mỹ học phí chỉ bằng nửa người ngoài vào Mỹ du học.

Tuy nhiên bạn tui nói, gia đình anh cũng gặp may, ra đi trót lọt trong vòng 3 năm kể từ khi nộp hồ sơ đầu tư qua Mỹ, chứ nhiều trường hợp khác không may bị kéo dài, hoặc bị lừa đảo mất hết tiền. Đồng bào ra đi nên thận trọng.

Ấy vậy mà dân EB5 ở quận Cam rất đông. Họ là những chủ doanh nghiệp thành đạt, muốn qua Mỹ để tìm điều kiện giáo dục tốt nhất cho con cái. Có khá nhiều bạn EB5 mà tui biết, tuy đã mua nhà vài triệu đô cho vợ con ở, nhưng vẫn thường xuyên về Việt Nam (VN), vì doanh nghiệp của họ vẫn đang hoạt động tốt ở bên nhà. Phần lớn những người định cư theo diện EB5 đều như vậy.

Tuy nhiên tôi lại có một bạn thân ở Sài Gòn, bán hết cơ nghiệp phát một, ôm vài trăm triệu đô qua Mỹ sống luôn. Hắn nói đất nước Mỹ quá tốt cho bốn đứa con trai còn nhỏ của hắn. Hắn học đại học khoa học như tui, sau tui hai lớp, nên rất tốt như tui. Hắn noi gương tui, khi thấy không còn hạnh phúc nữa, chia tay với vợ một cách êm thấm, sản nghiệp to lớn chia hai, phần cho vợ nhỉnh hơn, tên công ty đang làm ăn phát đạt cho vợ nắm. Hắn ra lập công ty mới với tên mới và đưa công ty ấy phát triển lên tột bậc, rồi gặp tình yêu mới, sinh ra bốn đứa con kháu khỉnh, thấy rằng con mình lớn lên và học hành ở VN thì tội nghiệp, đưa đi du học xa thì không ai chăm lo, hơn nữa hắn thấy làm ra tiền đến mức ấy cũng quá nhiều rồi, ở lâu trong nước lắm rủi ro, nên bán quách doanh nghiệp một phát, đưa cả gia đình qua Mỹ định cư. Năm nay hắn đã 68 tuổi, đang có một cuộc sống thú vị, nhàn hạ và vương giả ở quê hương thứ hai. (Tự dưng lại thấy thương cho thằng em đồng hương Vũ Trung Nguyên, cứ lằng nhằng mãi tài sản với vợ khi chia tay để cứ mệt hoài, phải chi hắn biết noi gương đạo đức của tui như thằng kia thì cuộc đời hắn lên tiên mà không cần phải tu hành)

Tui tuyên giáo với thằng bạn học giàu có, đất nước mình tươi đẹp sao mày bỏ ra đi. Hắn nói rất rộng lượng, tui đi để nhường suất tươi đẹp ấy cho anh, anh về nước mà hưởng. Tui vui vẻ hồ hởi nhận cái suất tươi đẹp của hắn nhường lại nhưng lòng thầm nghĩ phải chi hắn cũng rộng rãi nhường một ít trong cái suất mấy trăm triệu đô của hắn đang có thì đỡ gánh nặng túi cho hắn biết bao nhiêu. Hắn đã rộng lượng giúp mình thì mình cũng sẵn sàng giúp chia sẻ gánh nặng cho hắn.

Nghĩ vậy nhưng tui không dám nói ra vì sợ hắn hiểu lầm động cơ tốt đẹp của tui. Hì hì.

Vì thế hành trang về nước của tui lần này có suất tươi đẹp của hắn, nhờ vậy mà mấy bạn bánh canh thân thiết của tui ở Hà Nội đã làm lơ cho tui qua cửa khẩu trót lọt, không phiền hà gì.

306152833_10210267576763501_5839505808894338153_n

Ảnh tui đứng hiên ngang giữa khu phố Ý ở trung tâm New York, nơi các bố già, các Luciano, các Corleone, các Al Capone, các trùm cuối mafia đủ loại hoành hành. Nhưng khi tui xuất hiện ở đó thì bọn chúng chết ráo hết rồi. À vẫn còn vài thằng trùm cuối sống sót chạy qua định cư ở VN.

Nguồn: FB Huỳnh Ngọc Chênh