Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

Đảo xa và những câu hát buồn nhất thế gian

Hà Nhật

Một lần tình cờ, cách đây tròn 40 năm tôi có dịp nằm trên một chiếc thuyền gỗ ra đến đảo Phú Quý, cách xa đất liền hơn một trăm cây số.

Đảo Phú Quý đúng là cái túi đựng gió và muối. Gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc, ngọn gió nào cũng ào ào đi qua đảo. Và ngọn gió nào cũng chứa đầy muối mặn. Không thứ cây nào, không thứ rau nào có thể sống nổi với các ngọn gió ác hiểm này. Rau ăn cho các bữa ăn ở đây là một thứ cao cấp, bởi nó phải được chở ra từ đất liền!

Vậy mà thật may, đi trên đảo, thỉnh thoảng gặp một đôi cây không biết vì sao lại vẫn sống và xanh như có phép lạ. Dân đảo đã đặt cho nó một cái tên thật xứng đáng: cây Từ Bi!

Thật may mắn cho tôi, ông chúa đảo Phú Quý (bí thư kiêm chủ tịch) lúc ấy là người đồng hương của tôi. Nhớ anh mà tôi được ngang dọc khắp đảo cả mấy ngày chờ lặng gió để trở về.

Rồi hôm ấy, anh ta mời tới ăn cơm. Anh sống một mình ở cơ quan. Thức ăn chỉ có một món đặc biệt, chắc chắn chưa bao giờ và sẽ không bao giờ tôi còn được ăn: thịt đồi mồi!

Đến nay thì không thể nhớ được cái món ấy có ngon không!  

Hoá ra đây là một hòn đảo đồi mồi. Và lịch sử hòn đảo này từ thuở xa xưa đã gắn bó với những con đồi mồi.

Phú Quý bắt đầu là một hòn đảo hoang. Những công dân đầu tiên, từ những làng chài nào đó ở ngoài Bắc, vì những ngọn gió chướng mà giạt vào đây, rồi tìm cách mà tồn tại. Rồi thứ sinh vật biển mà họ nhận ra như những thứ đặc sản của mình: cá mập và đồi mồi. Và cái nghề đã trở nên đặc sản của dân đảo: săn cá mập - bắt đồi mồi.

Săn cá mập, nhưng phải thứ cá mập tầm cỡ nào để có thể cắt lấy vi (vây) mà bán cho những thương thuyền qua lại gần đảo. Đánh vật với những con cá ấy chẳng khác gì những người trên rừng đánh vật với cọp và beo!

Rồi còn chuyện bắt những con đồi mồi, thứ rùa biển màu vàng nâu, chỉ lớn hơn bàn tay, nhấp nhô trên sóng đại dương, đâu phải cứ mở mắt ra là thấy, thò tay ra là bắt được!

Bắt cá mập, đó là việc phải làm để đổi lấy gạo, lấy vải, lấy rau mà tồn tại.

Đồi mồi không phải là thứ cần cho bữa ăn, nhưng nó là thứ để làm nên nhiều vật dụng cho các ông hoàng bà chúa, các vị đại thần tiểu thần…, từ cái gương cái lược, cái quạt, cái tráp… Cả những con đồi mồi nguyên con, được phơi sấy rồi quang dầu.

Đảo Phú Quý là nơi cung cấp những thứ ấy. Đổi lại, họ được triều đình ban cho một ân huệ: miễn các tạp dịch, miễn làm lính làm phu, miễn các thứ thuế đinh điền…

Ưu đãi lớn đấy chứ! Nhưng cái giá của nó không rẻ đâu! Triều đình khôn chán ra! Chắc không ít xác thân đã được táng vào lòng đại dương!

Đảo nào trên đất nước này hình như cũng vậy. Đảo Hoàng Sa năm nào cũng có ngày “Khao lề thế lính Hoàng Sa”. Vì sao phải có “lề thế lính Hoàng Sa”? Vì vâng mệnh triều đình đi Hoàng Sa thì lành ít dữ nhiều, mười phần mất, một phần còn, phải cho những hình người đi thế trước, may ra… Mà có thể được đâu! Cho nên…

Chao, cái đảo xa này đã được giữ gìn bởi biết bao sinh mạng, bao nhiêu lần phải “khao lề thế”. Vậy mà bây giờ thì nó bị quân “Tàu Ô” chiếm mất rồi! Vì sao?

Có phải vì:

chính sự phiền hà

… trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng… đã gây nên tai hoạ

Bọn gian tà …

Thương quá! Buồn quá! Đau quá! Hận quá!

Tôi nhớ rất lâu, phía sau làng quê tôi Bảo Ninh, sát ngay bờ biển là một ngôi miếu nhỏ được gọi là Miếu Âm Hồn. Ngay trước miếu là những nấm mồ “sè sè nấm đất”, chắc là của ai đó, từ đâu đó theo nước biển mà dạt vào đây. Rồi dân quê tôi đưa mai táng, như một nghĩa cử.

Thuở tôi 9, 10 tuổi, có một cảnh tượng và những âm thanh không bao giờ quên. Ấy là mấy chiếc thuyền kéo theo những cây tre dài nổi bập bềnh. Trên thuyền là những ngư dân lực lưỡng, đen nhẻm.

Nhịp chèo chậm rãi, thấy đã buồn. Thuyền từ sông ra biển, rồi lại từ biển vào sông. Những người chèo thuyền vừa chèo vừa hát. Với tôi có lẽ đấy là những câu hát buồn nhất thế gian. Thật ra thì chỉ một câu mà cứ lặp đi lặp lại, lặp đi rồi lặp lại, cứ như con đường dài không bao giờ đi hết:

Ôm phao phao mà về

Ôm phê phê mà vào…

Ôm phao phao mà về…

Ấy là người ta đang mời những linh hồn đang bơ vơ ngoài đại dương mênh mông, hãy ôm vào những chiếc phao tre kia mà về lại đất liền về lại quê nhà…

Chao, những câu hát sao mà buồn thế!

Cuộc chiến đấu để sống còn của con người từ ngàn xưa là vậy!