Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Xét xử quá khứ

Tạ Duy Anh

Tôi rất ít xem tivi, trừ mỗi khi có giải bóng đá khu vực Đông nam Á. Nhưng rồi một dạo tự nhiên không muốn làm bất cứ việc gì, bèn cùng vợ mở Netflix xem phim Hàn Quốc. Thứ phim vẫn bị coi như là nước “siro” này hóa ra cũng có khối điều để phải suy ngẫm ngày này sang ngày khác. Đầu tiên, nói thẳng ra, kể cả chưa có gì ghê gớm, nhưng nếu không có TỰ DO, nếu luôn theo định hướng chính trị, thì không bao giờ làm được như vậy.

Những bộ phim tôi xem, được dựng thời gian gần đây, ngoài sự quen thuộc là đội ngũ diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, hình như giới trí thức, văn nghệ sỹ nói chung và các nhà làm phim Hàn Quốc nói riêng đang mở hẳn một chiến dịch “xét xử quá khứ”, nhằm xé tan màn đen tối của những trang sử ngụy tạo, được thao túng bởi tiền bạc và quyền lực bị tha hóa.

Chỉ qua phim ảnh thôi, đã thấy hầu như mọi lĩnh vực trong xã hội của quốc gia phát triển này đều bị đem ra mổ xẻ, thẳng tay bóc những khối ung nhọt, bị coi là mặt trái của tấm huân chương mang tên “Kỳ tích sông Hàn”.

Từ tổng thống, thủ tướng, các quan chức chính phủ, nghị sỹ, giới tài phiệt, nhà văn, nhà báo, luật sư, thầy giáo, thầy thuốc… đều bị đặt lên “thớt” không hề có bất cứ sự kiêng nể nào. Hiện thực phổ biến nhất được phơi bày là sự câu kết giữa quyền lực, giới tài phiệt và truyền thông bẩn nhằm thao túng dư luận, đổi trắng thay đen nhiều sự thật của đất nước. Bọn chúng, những kẻ có quyền và có tiền tìm cách mua chuộc đám nhà văn, nhà báo, luật sư biến chất, để họ luôn tự nguyện làm đầu sai cho chúng. Chúng nhẫn tâm vu cáo hãm hại người khác, tạo ra những màn dạo đầu tanh tưởi để đám thực thi công lý hàng chợ tìm được "cảm giác thanh thản" khi ra tay tiêu diệt người công chính. Đổi lại, những kẻ bán mình nhận được những tấm séc, những khoản lợi nhuận ma, những vị trí công việc béo bở. Cứ thế lũ sâu mọt đốn mạt này không chỉ tha hồ cướp bóc, bức hại lương dân, bóp nghẹt công lý, mà còn thao túng cả lịch sử.

Nhưng vào một ngày, những người trẻ tuổi, với phẩm giá, tình yêu tự do và lòng dũng cảm đã vùng lên chống lại họ, chống lại những bậc cha anh mà họ phải kính trọng, phải mang ơn, phải nghe theo mọi dạy bảo như một mặc định của số phận.

Những người trẻ tuổi ấy là ai?

Chỉ có một câu trả lời: Họ là chủ nhân, là đại diện cho tương lai của đất nước Hàn Quốc trong thế kỉ 21. Họ là thế hệ lớn lên sau thời kỳ độc tài, ảnh hưởng văn hóa dân chủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Họ làm mọi công việc. Họ không chỉ có học vấn, giỏi ngoại ngữ, giỏi công nghệ thông tin, mà còn luôn đề cao lòng trung thực và tinh thần phản biện chính trị, phản biện xã hội.

Họ nhìn thấy trong những thành tích kỳ diệu mà lớp cha anh tạo ra chứa theo nhiều khối ung nhọt, khuyết tật về đạo đức, những vi phạm nhân quyền, nữ quyền, đã bị thế hệ trước (vô tình hay cố ý) ỉm đi, che giấu, tìm cách bưng bít nhân danh phát triển, nhân danh ổn định, nhân danh truyền thống văn hóa, đề cao thói vâng lời. Cơm áo luôn quan trọng, nhất là khi sự nghèo đói còn phổ biến. Nhưng để có một xã hội tử tế, đáng sống, thì phẩm giá bao giờ cũng thiêng liêng hơn nhiều lần, không thể đánh đổi. Và trong mọi cuộc đấu sứt đầu mẻ trán ấy, dù nhiều phen thất bại thê thảm, thì cuối cùng tuổi trẻ luôn thuộc về phe chiến thắng, công lý luôn chiến thắng, sự minh bạch luôn chiến thắng.

Đó không chỉ là giấc mơ của các nghệ sĩ chân chính. Nhưng nếu mới chỉ là giấc mơ, cũng đáng để cảm phục sự dũng cảm của họ.

Phải chăng Hàn Quốc phát triển mạnh, bền vững, là quốc gia vừa giàu có, hiện đại, nhưng vừa giữ được bản sắc văn hóa riêng vô cùng độc đáo cho đến tận ngày nay, là bởi họ biết đề cao tinh thần phê phán?

Không phải vô cớ mà tại nhà truyền thống trong khu Bảo tàng Quốc gia ở thủ đô Seoul, có một phòng “vinh danh” 12 vị tổng thống khiến bất cứ ai xem xong cũng phải vắt tay lên trán. Từ chỗ “nghèo đói” và được ví như cái thùng không đáy về mức độ tham nhũng, sau 5 thập kỷ, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ 11 thế giới, với hình ảnh tràn ngập hành tinh. Một phần công lao thuộc về sự tài giỏi của các vị tổng thống được treo chân dung trong bảo tàng. Nhưng có tới một nửa trong số đó (gắn với những thời kỳ phát triển vũ bão của Hàn Quốc) phải đứng trước vành móng ngựa để nghe tuyên các bản án tù, từ mức hình phạt cao nhất. Số còn lại thì người bị ám sát, người bỏ trốn, người tự tử sau khi rời chính trường...

Chúng ta vẫn trầm trồ về biết bao điều kỳ lạ mà Hàn Quốc làm được. Nhưng liệu có bao nhiêu người trong chúng ta nghiêm túc suy ngẫm vì sao họ làm được những điều lớn lao ấy?

Có thể là hình ảnh về cây, thiên nhiên và đường sắt

Nguồn: FB Tạ Duy Anh