Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 198): Cung Tiến & Trần Dạ Từ: Thuở Làm Thơ yêu Em

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

clip_image006

Thuở Làm Thơ yêu Em – Nhạc: Cung Tiến; Thơ: Trần Dạ Từ

Trình bày: Camille Huyền

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (50)- Cung Tiến 1

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (50)- Cung Tiến 2

Đọc thêm:

Thơ Trần Dạ Từ… Ngày Tôi Vừa Lớn

Nguyễn & Bạn Hữu –

Đôi dòng về Trần Dạ Từ

Trần Dạ Từ: thi sĩ, nhà báo, người viết ca khúc.

Tên thật là Lê Hà Vĩnh. Chồng nữ sĩ Nhã Ca. Sinh năm 1940 tại Hải Dương, Bắc Việt. Di cư vào Nam năm 1954. Đầu thập niên 1960 cộng tác với Nguyên Sa làm tờ Gió Mới. Sau 1975 bị Cộng sản giam cầm nhiều năm. Dưới sự bảo trợ đặc biệt của chính phủ Thụy Điển, ông đã cùng với gia đình sang Thụy Điển sinh sống năm 1988, đến năm 1992 sang quận Cam, Hoa Kỳ. Cùng với Nhã Ca, ông xuất bản tờ Việt Báo.

Trần Dạ Từ trước hết là một nhà thơ. Ông nổi tiếng với tập “Thuở Làm Thơ Yêu Em”.  Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ lừng danh phổ nhạc – Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Phạm Duy.

Vâng. Ai cũng biết Trần Dạ Từ là nhà thơ. Nhưng ít ai biết ông còn là nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Cho đến một hai năm gần đây khi ông cho in tuyển tập “Nụ Cười Trăm Năm” và cùng với Khánh Ly tổ chức trình diễn nhạc ông ở Cali và Houston.

“Nụ Cười Trăm Năm” gồm 12 tình khúc, thơ và nhạc của Trần Dạ Từ được thực hiện thành CD tại phòng thu âm của Thúy Nga Paris, với giọng hát Khánh Ly và Quang Tuấn.

Sau đây là bài viết của Gió Heo May về những bài thơ đầu đời của Trần Dạ Từ.

NGUYỄN & BẠN HỮU

Hôm nào vào blog của Đinh Lê Vũ tình cờ được đọc lại mấy bài thơ tình của Trần Dạ Từ – những bài thơ thuở cái nhìn còn trong veo, thuở phố phường còn tung bay áo lụa, thuở nỗi buồn chỉ mỏng mảnh như tơ trời, nỗi nhớ chỉ đủ lung linh trong những trang nhật ký viết lén. Thuở tình yêu chỉ nhẹ như ngọn gió lùa qua khung cửa sổ những tối học bài hay ngập ngừng như những tờ thư bỏ vội trong hộc bàn. Những bài thơ tình ngày tôi vừa lớn sao mà dễ thương đến lạ.

Năm lớp mười hai, một buổi sáng đến trường, tôi thấy có bài thơ viết nắn nót bỏ trong hộc bàn chỗ tôi ngồi… một bài thơ tình của Trần Dạ Từ kèm theo một ghi chú nhỏ “tặng HD”, tôi yêu ngay bài thơ khi đọc đến nỗi chẳng quan tâm ai là người bỏ nó trong hộc bàn tôi nữa, cho đến bây giờ đó vẫn còn là câu hỏi lửng lơ: chẳng biết tên bạn nào lớp tôi đã để lại một bài thơ dễ thương như thế để từ đó bỗng dưng tôi thích đọc những bài thơ tình của Trần Dạ Từ.

Thủa làm thơ yêu em
Trời mưa không ướt áo
Hoa cúc vàng chân thềm
Gió may lưng bờ giậu

Chiều sương đầy bốn phía
Lòng anh mấy ngã ba
Tiếng đời đi rất nhẹ
Nhịp sầu lên thiết tha

Thủa làm thơ yêu em
Cả giòng sông thương nhớ
Cả vai cầu tay nghiêng
Tương tư trời thành phố

Anh đi rồi lại đến
Bài thơ không hết lời
Bao nhiêu lần hò hẹn
Sớm chiều sao xa xôi

Mười bảy năm chợt thức
Bây giờ là bao giờ
Bàn tay trên mái tóc
Nghìn sau còn bâng quơ

 

(Thuở làm thơ yêu em – Trần Dạ Từ)

Ngày ấy tôi, Thu Sâm, Đông Hạnh thường hay chép những bài thơ tình của các thi sĩ, cả những bài thơ tình vụng dại của mình và bạn bè mình nữa – những bài thơ bằng mực tím – vào cuốn vở học trò. Tuổi trẻ chúng tôi ngày ấy sống với nhiều ưu tư, nhiều mất mát nhưng sao lãng mạn, sao bềnh bồng đến thế. Tình yêu tuổi học trò cứ ngan ngát màu mây, cứ xuyến xao như nhấp chút men rượu ngọt chỉ đủ chếnh choáng mà không say mèm.

Mỗi mùa hè… rưng rức màu phượng đỏ, chúng tôi cũng hiểu phía trước là biết bao bất trắc, là lũ chim non sẽ tản mác khắp nơi, là những mất còn luôn luôn chờ đợi, là mùa sau có thể trống vắng một chỗ ngồi… là ngơ ngác một vài đôi mắt lá. Bạn bè giờ đứa còn, đứa mất và có thể người bạn trai đã bỏ lại bài thơ tình ngát hương trong hộc bàn tôi dạo ấy cũng không còn… nỗi buồn giờ không chỉ mỏng manh sương khói, nỗi buồn giờ mênh mông.

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang.
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan.
Tiếng cười đâu đó giòn tan.
Nụ hôn ngày đó miên man một đời.
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.

(Nụ hôn đầu – Trần Dạ Từ)

Tôi đã qua một thời mới lớn mênh mang với bao bài thơ tình quá đẹp để không ít lần vời vợi nhớ thương.

GIÓ HEO MAY

(Báo Trẻ Online)

Phan Anh Dũng (Cỏ Thơm): TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ CUNG TIẾN (1938-2022)

clip_image007

Có thể dùng chữ nhà soạn nhạc composer cho Cung Tiến tuy ông luôn khiêm tốn cho rằng mình chỉ là người yêu nhạc theo đúng nghĩa chữ “amateure” khi trả lời một phỏng vấn trong PBN58. Ngoài kinh tế và âm nhạc, Cung Tiến còn yêu thích văn học, ông đã từng cộng tác với tạp chí Sáng Tạo qua các bài dịch thuật, biên khảo, sáng tác thơ với bút danh Thạch Chương…

clip_image009

Nhấn vào ảnh nhỏ trên để xem toàn bộ bài viết theo dạng lật trang.
Nhấn vào ĐÂYđể xem bài viết từng trang từ trên xuống
.

************

clip_image011

(Nguồn: Cothommagazine.com)