Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Ý kiến ngắn: Tôi không tin Phan Khôi đọc thơ người khác mà sai tới cỡ ấy

Phan Nam Sinh

Đọc Phan Khôi, tác phẩm đăng báo, in sách 1948 - 1958 do nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2019, tới trang 613 thấy có bài Văn nghệ sĩ xuất phát đi mặt trận của Thao Trường, tức nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1949 tại Việt Bắc, trong có chi tiết Phan Khôi đọc thơ của một võ tướng người Tàu, thời Nam Tống, tên là Nhạc Phi (岳飞), trước lúc ông và các văn nghệ sĩ lên đường đi chiến dịch, mà đọc như vầy:

Niên lai trần thổ mãn chinh y

Đắc đắc nhàn ngâm thượng thúy vi

Hảo cảnh hảo sơn khan bất tuyệt

Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy

Ai chẳng biết đó là bài Trì Châu Thúy Vi đình (池 州 翠 微 亭). Nguyên văn chữ Hán và phiên âm Hán Việt như dưới đây:

Nguyên văn chữ Hán

池 州 翠 微 亭

经 年 尘 土 满 征 衣,

特 特 寻 芳 上 翠 微。

好 水 好 山 看 不 足,

马 蹄 催 趁 月 明 归。

Phiên âm Hán Việt

Trì Châu Thúy Vi đình

Kinh niên trần thổ mãn chinh y,

Đặc đặc tầm phương thượng thúy vi.

Hảo thủy hảo sơn khan bất túc,

Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy.

Đối chiếu với nguyên văn bài Trì Châu Thúy Vi đình, một bài thơ bốn câu của Nhạc Phi mà Phan Khôi đã đọc sai tới năm chỗ: kinh niên (经 年) mà đọc thành niên lai, đặc đặc (特 特) mà đọc thành đắc đắc, tm phương (寻 芳) mà đọc thành nhàn ngâm, ho thy (好 水) mà đọc thành ho cnh, bt túc (不 足) mà đọc thành bất tuyệt, làm sai hẳn hoặc chệch cả nghĩa của bài thơ!

Sẽ có người bảo có khi vì Phan Khôi nhớ sai thơ Nhạc Phi nên Nguyễn Huy Tưởng mới chép sai. Ai tin thì cứ việc tin nhưng tôi thì nhất quyết không tin. Phan Khôi, đỗ tú tài nho học từ năm 1906, lẽ nào lại không thuộc nổi một bài tứ tuyệt của Nhạc Phi? Phan Khôi nào mà lại cẩu thả, tùy tiện với cổ nhân tới mức như thế?

Tiếp, Nguyễn Huy Tưởng còn để Phan Khôi ngâm hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán chung thanh nguyệt mãn thuyền

Ai chẳng biết đấy là hai câu cuối trong bài Nguyên tiêu (元 宵) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyên văn chữ Hán:

烟 波 深 處 談 軍 事

夜 半 歸 來 月 满 船

Phiên âm Hán Việt:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Vậy là Phan Khôi đâu chỉ đọc sai thơ của Nhạc Phi, lại còn đọc sai thơ của cả Chủ tịch Hồ Chí Minh nữa. Quy lai (歸 來) mà đọc là chung thanh, nhầm qua câu 夜 半 鍾 聲 到 客 船 (Dbán chung thanh đáo khách thuyn) trong bài Phong kiu d bc (楓 僑 夜 泊) của Trương Kế (张 繼), một nhà thơ đời Đường, bên Tàu!

Tất nhiên là tôi phản ứng, phản ứng lịch sự, xây dựng! Thế nhưng một nhà phê bình có vẻ như không bằng lòng, đặt vấn đề với tôi: Trong điều kiện mạng lưới thông tin chằng chịt, lại vô cùng hiện đại như ngày nay, liệu việc phản ứng như vậy có quá đáng không?

Tôi chẳng thấy có gì là quá đáng cả! Ai thấy sai như tôi cũng có thể và rất nên phản ứng. Con cháu cụ Phan Khôi thấy sai mà không bỏ qua, lên tiếng phản ứng để bảo vệ uy tín bậc tiền bối, để khi tái bản sách được tốt hơn thì có gì là quá đáng đâu.

21-6-2022