Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (33)

Lại Nguyên Ân

sưu tầm và biên soạn

 

48. TRỌNG ANH

Ðồng bào miền Nam với thơ Tố Hữu


Qua nhiều chuyến công tác cơ sở ở Liên khu 5, tôi thấy đồng bào rất hoan nghênh và ham thích thơ Tố Hữu. Từ anh bộ đội, anh cán bộ đến nhân dân lao động đều quen với thơ Tố Hữu, ngâm thơ Tố Hữu.
Ở một vùng sau lưng địch tỉnh Quảng Nam, trên một quãng đường dài không quá 5 cây số, đầu trên đầu dưới là đồn bốt địch, đoạn giữa chi chít những lô cốt địch, đồng bào trong thôn rủ nhau đi phá đường. Trong khi ra sức đào, cuốc, đập, họ hát đủ bài, đủ điệu. Xen vào, có giọng lanh lảnh vang lên:
Thằng Tây mà cứ vẩn vơ,
Có hố này chờ chôn sống mày đây.
Ớ anh ớ chị nhanh tay,
Nhanh tay ta cuốc chôn thây quân thù.
Hết anh này đến chị kia, mỗi người tiếp nhau mỗi đoạn trong cả bài thơ “Phá đường”. Họ ngâm, hò, hát, quên cả mệt nhọc.
Họ khúc khích cười trong câu hát:
Hì hà hì hục,
Lục cục lào cào,
Anh cuốc em cuốc,
Ðá lở đất nhào…
Rồi nhường cho một chị kết thúc bằng giọng hò khoan trong trẻo:
Ðêm nay gió rét trăng lu,
Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường.
Cũng ở vùng sau lưng địch, có những anh du kích đánh giặc rất tài, sản xuất rất giỏi, luôn luôn đọc lên “Bài ca của người du kích” mà Tố Hữu đã dịch của dân ca Nam-tư. Hôm ấy, một đêm trăng, tôi đi họp với mấy tổ du kích ở Ð.H.. Vừa đến địa điểm đã nghe mấy câu đối đáp theo điệu giã gạo:
Anh ơi mau trở về quê,
Vợ anh vò võ một bề canh suông.
Tức thì một giọng khác đáp lại:
Thương chồng em hãy theo chồng,
Ở đây chiến đấu, anh không thể về!
Mỗi người lắp vào một câu. Hết ngâm đến hò, hết hò đến hố, bài thơ dứt, lại được lắp lại nhiều lần. Anh em nói:
- Khi nào mệt, hát bài này lên là đánh giặc cứ hăng như thường.
Năm 1952, xã T. H. đang ra sức cứu đói. Một đội văn công về công tác ở xã. Bài “Bầm ơi!” do đội văn công trình bày làm cho đồng bào cảm xúc mạnh. Những giọt nước mắt chảy ướt gò má của các mẹ, các chị. Chưa dứt cuộc biểu diễn đã có người đến xin và nhờ chép hộ bài thơ. Qua hết xóm này đến thôn kia, trên chuyến về, đội công tác đã được nghe lại những câu thơ thốt ra từ miệng các mẹ:
Con đi trăm núi nghìn khe,
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm,
Con đi đánh giặc mười năm,
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Một bà cụ nói với chúng tôi:
- Rõ ràng là con tôi cũng nhớ, cũng hiểu nỗi khổ của cha mẹ, của bà con xóm làng, nhưng mà nước tan thì nhà phải mất, cho nên nó gắng công đánh giặc, thì mình cũng phải ra sức tăng gia sản xuất.
Ngày 16-5-1955 là ngày bộ đội ta hoàn thành việc chuyển quân, tập kết ở Liên khu 5. Trước đó mấy hôm, tôi xuống công tác ở một xã. Ðồng bào ngỏ ý xin những bài thơ nói về Hồ Chủ tịch. Ðồng bào muốn có thơ nói về Bác để mừng Sinh nhật Bác một cách thân thiết, kín đáo. Tôi chép bài “Sáng tháng 5” tặng đồng bào. Khi nhận được bài thơ, nét mặt mọi người tươi hẳn lên:
Bác bảo đi là đi!
Bác bảo thắng là thắng!
Việt Nam có Bác Hồ,
Thế giới có Stalin.
Việt Nam phải tự do,
Thế giới phải hòa bình!
Chúng con chiến đấu hy sinh,
Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề
Ðồng bào nói:
- Ðúng y như vậy, chúng tôi xin coi đó là một lời thề. Cho đến bây giờ, tuy đồng bào sống dưới chế độ phát xít của Mỹ - Diệm, tôi tin rằng lời thơ vẫn ghi trong lòng mọi người.
Một số bài thơ khác như “Em bé Triều Tiên”, “Nếu thầy mẹ chết”, được học sinh rất thích. Họ dùng làm bài học, biểu diễn trong các buổi họp, liên hoan, để nâng cao lòng yêu nước, chí căm thù giặc. Những bài “Ðợi anh về”, “Bắn”, được phổ biến rộng rãi. Cũng như những đồng chí chiến sĩ của Quân đội Liên Xô, người cán bộ và chiến sĩ của ta ở miền Nam đã ghi bài “Ðợi anh về” trong cuốn sổ tay hoặc học thuộc lòng. Một bạn văn nghệ đem phổ nhạc bài thơ ấy và trình bày trong nhiều đêm văn nghệ; bài ấy được quần chúng hoan nghênh và xin chép lại.
Sau ngày hòa bình được lập lại, bài “Ta đi tới” là bài đồng bào biết nhiều hơn cả. Ở đâu cũng nghe đọc, nghe ngâm, cũng chuyền tay nhau chép lại. Trên những chuyến đò dọc, trên sông Thu Bồn, ở Quảng Nam, anh lái đò say sưa cất giọng hát:
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững nhu kiềng ba chân.
Dù ai rào dậu ngăn sân,
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ.
Ðến đầu tháng 9-1954, đối phương tiếp thu toàn tỉnh Quảng Nam, anh chị em cán bộ bề bộn công việc. Thế mà đi đến đâu, đồng bào cũng "yêu cầu đọc cho nghe bài ‘Ta đi tới’ rồi hãy đi", hoặc năn nỉ: "Anh chép lại cho chúng tôi bài thơ ấy." Ngày tạm giao càng đến gần, đồng bào càng học bài thơ cho thật thuộc.
Tôi nhớ khi tôi còn công tác ở Phòng thông tin Quy Nhơn, đồng bào thường đến mua tập thơ Việt Bắc hay xin chép lại bài “Ta đi tới”. Tập thơ Việt Bắc gửi vào không đủ bán. Riêng một ngày đầu, đồng bào chen nhau mua hết 200 cuốn. Người ở Cực Nam ra mua, người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi vào mua. Họ mua đủ thứ sách báo, nhưng cuối cùng thì "yêu cầu đồng chí cho tập thơ Việt Bắc".
Trong các đêm phát thanh, người nghe thường yêu cầu chúng tôi trình bày nhiều lần bài “Ta đi tới”. Họ bảo: "Càng nghe càng thấm thía". Ðến khi biết chúng tôi để đĩa hát, có người đến yêu cầu mua cho được đĩa hát đó.
Một chị từ Cực Nam ra thăm bà con ở Bình định, ghé ngủ nhờ ở đồn công an, mượn tập thơ Việt Bắc đọc suốt một đêm. Sáng ngày, chị ấy nài mua lại cho được tập thơ. Chị trao đổi ý kiến với các đồng chí công an về tập thơ Việt Bắc và cuối cùng đọc thuộc một đoạn dài trong bài “Ta đi tới”:
…Bắc Nam liền một biển
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam.
Chị nói:
- Thật là đúng y như lòng dạ chúng tôi.
Ðó là lòng người dân miền Nam cảm thông với tác giả tập thơ Việt Bắc. Tôi nghĩ rằng: Hiện nay miền Nam là vùng đối phương tạm thời kiểm soát, nhưng trong ấy ngoài này vẫn là một, sống chung trên một lãnh thổ, không sức nào chia cắt được. Dù hiện nay, bè lũ Mỹ - Diệm thực hiện một chế độ phát xít đầu độc nhân dân miền Nam bằng một thứ văn hóa ngu dân, dâm ô, đồi trụy, thì những bài thơ của Tố Hữu nói đúng tâm tình và nguyện vọng tha thiết của nhân dân, vẫn giữ mãi trong lòng đồng bào miền Nam, có một sức mạnh thúc giục mọi người ra sức đấu tranh để mau làm cho Nam-Bắc "liền một biển" và đất nước Việt Nam không có giới tuyến ngăn đôi.
Nguồn: Nhân dân, 7.8.1955