Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Lược sử từ “phản động”

Quy Anh Duong

290001848_10216937520109384_586823616353728034_n

Hình: Luật khoa tạp chí.

Nhớ lần đọc bài báo về cậu em quán quân cuộc thi Đường bay thẳng Australia, à không, Đường lên đỉnh Olympia 2019 thấy cậu cũng quan tâm đến các thế lực “phản động” (PĐ) và yêu thích môn lịch sử. Tôi không rõ cậu hiểu từ “phản động” này ra sao nhưng tin chắc cậu em chưa bao giờ thử tìm hiểu ý nghĩa thực sự của từ này! Tôi cũng từng thắc mắc và thử tìm hiểu lịch sử biến hóa ngữ nghĩa của từ “phản động” (PĐ), thấy cũng khá thú vị nhưng rồi bận việc lại quên khuấy đi. Nhân ngày Báo chí Cách mạng 21/06 lại nhớ đến một bài viết cũ chưa được post lên FB này.

PĐ hiển nhiên là một từ Hán Việt. Văn bản cổ xưa đầu tiên sử dụng đến 2 chữ PĐ được các nhà nghiên cứu ghi nhận chính là Đạo đức kinh của Lão Tử. Trong chương 40 - Thiên hạ 反者道之動 弱者道之用 (Phản giả Đạo chi động. Nhược giả Đạo chi dụng), nghĩa là “luật vận hành của Đạo là quay trở về lúc ban đầu, chỗ dụng của Đạo là ở sự mềm dẻo”.

Trong sách Bắc Tề thư thời Ngũ Đại bên China (thế kỷ 6), mục Dương Âm truyện có câu “Cao Quy Ngạn sơ tuy đồng đức, hậu tầm phản động, dĩ sơ kị chi tích tận cáo lưỡng vương 高歸彥初雖同德, 後尋反動, 以疏忌之跡盡告兩王” (Dương Âm truyện 楊愔傳). (Cao Quy Ngạn ban đầu cũng đồng tâm ý, nhưng sau đó tìm cách chống lại (kế hoạch). Nhân dịp tuần lễ tang đầu của vua mà tố cáo hai vương).

Tựu trung, thời xưa tiếng từ PĐ dùng chỉ các nghĩa :

1. Làm trái với hành động ban đầu.

2. Phản đối, phản kháng

3. Tác dụng tương phản

Đến thời cận đại, giai đoạn Nhật bản canh tân thời Minh Trị học hỏi các nước Phương Tây về tư tưởng, khoa học, chính trị, xã hội cuối thế kỷ 19, các học giả Nhật đã sử dụng nhiều từ Hán ngữ cổ để dịch thuật các thuật ngữ chuyên môn của Phương Tây sang tiếng Nhật với sắc thái, ý nghĩa mới, khác với nghĩa cũ ban đầu hoặc thêm nghĩa mới.

Ví dụ như từ “cách mạng” người Nhật dùng để dịch từ “revolution”của tiếng Anh. Theo nghĩa từ Hán cổ từ “cách mạng” được lấy từ một câu trong Kinh Dịch: “Thiên địa cách nhi tứ thời thành, Thang Vũ cách mạng, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân” (Trời đất đổi thay mà thành bốn mùa, Thang Vũ đổi thay mệnh thuận theo trời mà ứng theo người) nhưng người Nhật dùng từ cách mạng để dịch ý từ tiếng Anh revolution, với nghĩa là một cuộc đổi thay lớn, trọng đại trong công cuộc cải tạo xã hội và thiên nhiên, một cuộc nhảy vọt từ chất cũ sang chất mới, chứ không phải đổi thay thông thường, như mùa này thay mùa kia. Người Nhật dùng “xã hội “ để dịch từ society; trong Hán ngữ cổ, “xã hội “ là nói việc tụ tập cúng tế vào mùa, mùa thu….

Sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) với chiến thắng vang dội của Nhật trên biển Nhật bản đã khiến giới trí thức Trung Hoa nhìn sang Nhật như hình mẫu cho sự canh tân đất nước. Sinh viên China đổ xô du học Nhật, những cái tên nổi tiếng về sau trong giới tinh hoa China về sau như Lỗ Tấn, Chu Ân Lai, Quach Mạt Nhược… đều là những SV du học ở Nhật thời đó. Họ đã sử dụng những thuật ngữ Hán ngữ sẵn có mà người Nhật đã sáng tạo ra để chuyển tải các khái niệm khoa học, tư tưởng, chính trị, pháp luật, văn hóa & nghệ thuật xuất phát từ Âu Châu sang tiếng China. Và bắt đầu những khái niệm, những từ “Chủ nghĩa”, “Cộng sản, “Tư bản”, “dân chủ”, “luật pháp” , “tự do”, “kinh tế”, “cán bộ”…, mới xuất hiện trong tiếng Trung.

Khi dịch chữ “reaction” (phản lực, phản tác dụng, phản ứng) của tiếng Anh, tiếng Pháp người Nhật đã dùng chữ 反動 (phản động) hoặc 反応 (phản ứng). Đến giai đoạn này, từ “phản động” vẫn mang ý nghĩa rất trung tính, không hàm ý tốt, xấu như đã nói ở trên.

Lỗ Tấn trong cuốn Tam nhàn tập 三閑集, Vô thanh đích China 無聲的中國đã viết “這運動一發生, 自然一面就發生反動, 於是便釀成戰鬥 “Giá vận động nhất phát sinh, tự nhiên nhất diện tựu phát sinh phản động, ư thị tiện nhưỡng thành chiến đấu “ (Khi có một trào lưu mới phát sinh, tự nhiên sẽ gây nên sự phản đối/ chống lại, và từ đó tạo thành cuộc chiến).

Sau năm 1949 phe Trung cộng của Mao thắng thế đánh bại Tưởng Giới Thạch và giành quyền cai trị China, tiếng từ “phản động” được sử dụng để tuyên truyền, "dán nhãn" cho những ai chống đối, bất đồng quan điểm, là theo phe “phản cách mạng”, “phản tiến bộ”. Nghĩa mới này của từ “Phản động” chiếm ưu thế ở China, Việt nam, Triều Tiên – những quốc gia có cùng ý thức hệ, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán ngữ – và bắt đầu phổ biến kể từ đó.

 

Nguồn: FB Quy Anh Duong

https://www.facebook.com/quyanh.duong.5/posts/10216937591871178