Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Người đánh máy chữ

 

Tùy bút Nguyn Đc Tùng

clip_image001Cô ngồi trước ba máy đánh chữ. Cái trước mặt màu kem đã sờn, hai cái xanh ngọc hai bên còn mới. Bàn làm việc hướng vào vách, bên phải là cửa sổ nhìn ra con đường tráng xi-măng gần bến đò. Tôi hay đứng ngoài hiên tránh mưa nhìn vào, máy chữ chạy rì rào, cô nghiêng nửa mặt có chấm tàn nhang tím. Chỗ làm việc là góc thừa ra của tiệm thuốc Nguyệt Quế Đường, vừa vặn đặt cái bàn, cái ghế, phía trong là kệ sắt đầy giấy tờ. Tôi ngắm những tờ giấy carbon đen sẫm trong mùi cam thảo, quế, táo tàu bay qua. Cô nói giọng Hà Nội, khoảng bốn mươi, gầy mảnh mai, tóc búi lên, mặt khô khan nhưng hiền, ít nói vì bận việc, một cái lông nhím vàng hổ phách trong suốt kẹp xuyên qua búi tóc. Cô mặc áo dài màu xanh bông lý, màu mận chín, ngón tay dài, lưng bàn tay những đường gân nổi lên như tay đàn ông, không nhẫn. Khi đã quen, cô gọi tôi vào chơi, nhờ việc vặt, phần thưởng là tờ giấy carbon dùng nhiều lần đã bạc nhưng tôi quý lắm, ôi những tờ giấy carbon tôi dùng để đồ những hình vẽ thật đẹp làm tụi bạn lác mắt. Máy đánh chữ hiếm, đơn từ nộp công sở đều dùng giấy in nên việc lúc nào cũng bận, có lẽ vì thế cô cần ba máy một lúc, cái thì hôn thú, cái đơn xin việc, cái “thế vì khai sinh”. Công việc là đánh máy, nhưng cô làm nhiều hơn, giúp sửa lỗi chính tả, sửa câu văn, cố vấn nhiều thứ linh tinh từ việc làm ăn đến hôn nhân tình cảm, có người đến tay không, chỉ nói ý mình, cô thảo tờ đơn tự cô nghĩ ra. Một người khách giọng khàn thuốc lá, đứng sau lưng cô, đọc ngắt quãng, ho vì lên cơn suyễn: Đơn xin hoãn dch vì lý do gia cnh... H tên con tôi: Nguyn Văn... Năm sinh... Chánh quán... Trú quán... Tôi làm đơn này xin chính ph xem xét hoãn dch cho con tôi vì trong nhà ch có mình nó là con trai, không ai ni dõi tông đường, m nó hay đau, con gái có ba đa nhưng không tính. Cô quay lại: sao bác nói ba đứa con gái không tính? Người đàn ông cười: Thì cô sửa lại giùm.

Cô có mấy chồng báo cũ để người chờ lật coi đỡ nóng ruột. Tôi ngồi trên chiếc ghế nhỏ sau kẹt cửa, đọc các tạp chí như T Do của chính phủ, ảnh đẹp, Hương Quê của Bộ Thông Tin có truyện ngắn đồng quê của Bình Nguyên Lộc hoặc Sơn Nam, các nhật trình như Đc Lp, Hòa Bình, Sóng Thn, ngắm mấy tờ carbon, lắng nghe cuộc chuyện trò khi lớn lúc khẽ giữa cô và khách hàng. Thỉnh thoảng cô đứng dậy bật bếp dầu hỏa góc nhà, chùm lửa xanh ngọn nhỏ liu riu, đun nước sôi pha trà Thiết Quan Âm trong ấm sành, cho tôi uống, di chuyển mau lẹ giữa những chồng giấy cao ngất. Hiệu của cô không tên, không có chỗ ngồi rộng rãi, ở trên đường vắng chạy ra bờ sông, không quảng cáo nhưng người có việc cần đều biết cách tìm đến. Ngoài hiên một cây dâu tằm cổ thụ cao rợp mát, những trái dâu đỏ mọng ngọt lịm, lá xanh mềm mại ngày nay không thấy nữa. Ngày mưa dầm nắng gắt đi học về trễ chuyến đò cả giờ, tôi quay lại ghé vào, cô im lặng làm việc nhưng thỉnh thoảng quay nhìn tôi, mắt cười, ấm áp. Đôi khi một ông khách đứng tuổi lịch sự, da tái xanh, má hóp, tóc chải dầu brillantine bóng, sơ mi trắng, cầm dù đen bất kể trời mưa hay tạnh, đứng ngoài cửa sổ trò chuyện, đưa giấy tờ hay trả tiền gì đó, nhưng có khi chỉ nói vài câu rồi đi. Những lúc ấy cô đứng lên, tựa người lên thành cửa, khoanh tay trước ngực trò chuyện. Sau khi ông khách đi rồi, cô kín đáo mỉm cười, ngửa đầu ra sau, nhắm mắt lại, mở mắt, quay về với công việc. Như thế, hết niên học này đến niên học khác của tôi, như thể cuộc đời này sẽ trôi đi êm đềm mãi với cô, không bao giờ thay đổi, không bao giờ ngừng lại, mà thay đổi cho ai, cách mạng làm gì, chiến tranh chết chóc làm chi?

Đôi khi tôi chợt nghĩ hay cô là Mai, nhân vật của Khái Hưng trong Na chng xuân, con ông Tú ngoài Ninh Bắc? Có em trai học trường bảo hộ, Bưởi, nhà nghèo vì cha mất sớm, đem lòng yêu Lộc, nhưng rồi chuyện hai người không thành. Cô Mai đẹp, dịu dàng, cương nghị, trái tim đầy tình yêu thanh sạch. Có lúc tôi ước làm cậu Huy em trai của cô, đứa học trò nghèo thương chị ứa nước mắt. Tôi ngồi nhìn những chiếc máy chữ nghiêm trang nằm ngoan ngoãn dưới hai bàn tay lượn nhấp nhô như sóng, cô dùng tám hay mười ngón để gõ phím, cổ tay thoăn thoắt đưa đi đưa lại, những cái cần bằng kim loại xám óng ánh nhảy nhót như vũ nữ phim Ấn Độ. Nhưng chiến sự đổi chiều không báo trước. Hai ngày hai đêm, những đơn vị sư đoàn bộ binh trú đóng căn cứ Ái Tử và Đông Hà hỗn loạn rút quân qua sông, bỏ lại chiến xa vũ khí, và điều đó sẽ lặp lại đúng ba năm sau ở những nơi khác, người dân, viên chức kinh hoàng di tản, họ bị pháo kích ác liệt chặn lại trên quốc lộ, chạy lui chạy tới như kiến trên chảo rang dưới nắng tháng tư. Không khí nóng đặc, hoa phượng mới ra héo rũ nhưng không tàn, cuống non khô đi không rơi xuống. Ngày cuối cùng, trước khi ra đi, tôi lang thang trên đường không người, mặt nhựa chảy mềm dưới trời bao la, sự yên tĩnh của bầu trời buông xuống mặt đất một không khí dị thường, không ra chiến tranh chẳng phải hòa bình, bầu trời xám xanh ong ong nhật thực, tôi đi trên đường biên, giữa vùng tối đen và vùng sáng rực, nhưng cái đường biên kia di chuyển mau quá, nó chạy vùn vụt, tôi cố đuổi theo không kịp, vấp ngã trên những hầm hố công sự hay trên những thây người rải rác đó đây quanh quốc lộ một, gần ngã ba Long Hưng. Đi ngược về trung tâm, tôi đến trước những địa chỉ yêu dấu, trường Bồ Đề, Phước Môn, Thánh Tâm, Nguyễn Hoàng, hiệu sách Lương Giang, Phú Long, Tao Đàn, chào tuổi thơ lần cuối. Chắc chỉ có mình thôi, tôi nghĩ, là đứa lẩn thẩn đi chào bến đò chợ tỉnh nhiều bậc tam cấp đọng vảy cá trắng xóa, bốc mùi tanh, chào chùa Tỉnh Hội rợp bóng ngô đồng, im bặt tiếng chuông, chào tiệm vải chất đầy tơ lụa mẹ tôi hay ghé qua có cô bán hàng che miệng cười, quán tiết canh vịt của ba tôi, tiệm cháo bánh canh của chị tôi, đứng hồi lâu trước quán bi-da của bạn bè, những hòn bi xanh đỏ lăn lóc góc bàn, tôi cầm lên bỏ xuống, kêu lắc cắc.

Trong chiều nắng xế, thành phố sắp biến mất trông như huyền thoại. Tôi đứng tần ngần trước căn nhà khang trang ngoài hiên có cây lê ki ma mỗi mùa xuân nở hoa trắng của người bạn gái học cùng lớp, nhìn cánh cổng sơn xanh đóng im ỉm, lần cổng ấy ngày sau mạng nhện sẽ giăng đầy, hai con bồ câu trắng đứng rù rì chụm đầu vào nhau trên khoảng sân gạch gần ảng nước mưa, mặt nước có một lá sen xòe ra nửa lành nửa rách. Tôi tìm đến tiệm người đánh máy chữ, cửa ra vào đóng, ổ khóa còn nguyên nhưng cửa sổ đã bị ai mở bật tung, tôi nhìn quanh một lúc, leo vào bật công tắc, không điện, có lẽ cô đã ra đi cùng lúc với hàng chục ngàn người tị nạn chiến tranh khác và cũng như họ, yên chí rằng sẽ trở lại trong vài ngày, khi tình hình chiến sự yên ổn. Mùi hơi quen thuộc phảng phất, vài tờ giấy carbon đen lả tả trên sàn nhà, tôi cầm lên kề sát mũi hít hà, những tờ giấy carbon cũ thơm phảng phất mùi hạnh đào, mùi ô mai tẩm đường, mùi quế hơi gắt, trên bàn ba chiếc máy đánh chữ vẫn còn nguyên. Tôi tiến lại gần, nhìn xuống, trên chiếc máy chữ màu kem ở ngay giữa, một tờ giấy vừa đánh máy xong.

Tờ hôn thú. Bên trái, trên chiếc máy màu xanh ngọc, một tờ giấy khác, chưa kịp xong. Tôi liếc qua mấy chữ trên cùng:

GIẤY TỪ CON

Tờ giấy hôn thú trình bày thật đẹp, trang trọng, nhưng tôi đọc qua, chưa kịp có ấn tượng gì, thì ba chữ kỳ khôi này làm tôi dừng lại, tò mò ngạc nhiên.

Tôi kéo ra đọc tiếp.

H tên cha m... Con trai ca chúng tôi là... Sinh ngày... Hc sinh lp Đ t, trường... Chúng tôi làm đơn này đăng lên nht trình đ thông cáo: k t ngày... chúng tôi không nhn ... là con trai trong gia tc. Lý do: không nghe li nghiêm ph, b bê vic hc, trn nhà theo gánh hát ci lương Kim Chung. Nay kính trình... Ngày...

Tôi đứng hồi lâu giữa căn phòng tối sẫm, mặt trời bên kia sông xuống sau rừng dương liễu Nhan Biều, ngả màu lửa lựu, con chim sẻ kêu thảng thốt trên mái ngói, cành cây khô rơi xuống mặt đường, nẩy bật lên, lăn đi nhiều vòng, trong tịch mịch của phố xá bỏ hoang, những ngày của bầy chim vỡ tổ bắt đầu. Tôi nghĩ đến chàng thanh niên có lẽ chừng đôi mươi giờ này vẫn chưa đọc được cái tin sét đánh trên báo của thân phụ anh, một người thương con nhưng có lẽ quá nghiêm khắc, tôi nghĩ đến cha mẹ người thanh niên kia giờ phiêu dạt nơi đâu, ga Lăng Cô hay bến tàu Đà Nẵng, hay tử nạn trên đường. Tôi nghĩ đến gánh hát cải lương miền Nam ra trình diễn ở thành phố giới tuyến trong ngày xuân thanh bình, trong gánh hát ấy biết đâu có một cô đào trẻ đẹp với giọng ca mê hoặc, sáng hôm sau lên đường khăn gói vào Nam, không biết mình vô tình mang theo trái tim một chàng trai Đệ tứ trung học, mê tân nhạc, mê vọng cổ, ghi-ta, đờn sáo hơn chuyện học hành thi cử lẩm cẩm, biết đâu sau này chàng nổi tiếng ở Sài thành hoa lệ, thành công rạng rỡ về quê trong sự chào đón của khán thính giả như Út Trà Ôn, hay biết đâu anh lầm đường lạc lối, bị hắt hủi giữa chừng, thất bại phồn hoa, đói khổ, một chiều dừng lại bên đường nhìn hạt bụi trong nắng xiên khoai mà ngoái về quê cũ.

Nhưng quê cũ của anh đá nát vàng phai có đâu nữa mà ngoái lại? Hay biết đâu vài mươi năm sau, hai cha con nơi đất khách làm hòa với nhau, ôm nhau mừng tủi, bằng cách nào thì tôi không biết, nhưng thế nào cũng có cách, vì cha mẹ và con cái, hay anh chị em trong nhà, giận nhau vì lối sống, cãi nhau vì chính kiến, nhưng bỏ nhau hoài sao đặng. Bạn có nghĩ thế không?

Khi đó người cha biết đi tìm đâu người phụ nữ đã đánh máy cho ông, khẩn khoản đòi xin lại một tờ giấy cũ vàng ố, lẳng lặng cho vào ngọn lửa xanh trong tiếng máy chữ rào rào chiều chạng vạng. Gần như vô thức, chẳng biết để làm gì, tôi gập nhỏ nhiều lần tờ giấy đánh máy, có ba chữ kỳ khôi, nhét vội vào túi quần sau, cài cúc, nhảy qua cửa sổ, vói tay khép cánh cửa mà đi.

NĐT