Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Hợp tuyển Frankfurt (kỳ 13)

Phạm Kỳ Đăng dịch.

 

Thì thầm và Nhún nhảy

Barbara Frischmuth

 


Chính thế đây là một bài thơ thời sớm của Georg Trakl, lần đầu tiên xuất bản vào năm 1913 trong tập “Những bài thơ”. Vẫn còn thiếu vắng những ngôn từ đặc trưng Trakl, những từ ngữ được sử dụng đến mức thậm phồn: “êm ái”, “tối đen”, xanh dương”, “bạc kim”, “pha lê” và “ hồng tía”. Ở đây là một màu “đỏ” dung dị chủ đạo sắc màu: “Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con”, một trong những dòng thơ trữ tình đẹp nhất mà tôi biết tới. Bỗng trong một chốc lát một hỗn độn hoàn toàn hả hê múa nhảy trước mắt ta, bỏ lại xa đằng sau tiếng “rú từ rung động câm xịt”, bởi giữa cái đám nhộn nhạo đó lóe lên một sự chờ đợi. Hiển nhiên câu này thuộc về những gì hồ hởi nhất Trakl đã biết nói nên lời, và trong khoảnh khắc nán lại, trong khoảnh khắc của niềm vui ám gợi, trước khi cái màu đỏ trở về khuất phục tính chất máu huyết của nó.


“Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim”. Cái phía khuất khước từ hạnh phúc của đời người bộc lộ một cách xấc xược, và cho một thoáng lát thậm chí người ta có dễ tin rằng, đó chính là nội tạng của chính mình được những sinh linh nghèo khổ này cắm cúi bê đi. Bức tranh đây của cùng cực, nói rõ hơn, những người đàn bà đón nhận từ những người làm nghề đồ tể máu và lòng mề tim gan, để với một chút mỡ làm gia vị, làm những khúc dồi và xúc xích, người ta cũng bắt gặp nơi nhà văn kể truyện Andor Endre Gelleri (1) người Hung, một nhà biên niên sử thị thành của những năm 30, nhưng mà cũng có thể ở một bức tranh như vậy sự khốn cùng của người không có tài sản đã giữ chân một Theodor Kramer (2). Nhưng Trakl đã không dẫn giải tiếp cái chủ đề về nghèo khổ này.

Ông chú trọng nhiều hơn đến sự tương phản, đến những màu sắc mạnh, đan cặp với “bẩn thỉu và ghẻ lở” đã dâng lên đối đỡ ráng chiều tà.

Những gì lòng ruột tim gan chỉ lờ mờ ám chỉ, bây giờ đổ tuột xuống dòng sông lặng lờ - máu mỡ; và chậm rãi ráng chiều đỏ dật dờ qua làn sóng. Ẩn dụ màu sắc đã gia tăng ở mức cấp thiết. Bất cứ ai đã từng sống một thời gian sống trên dãy Anpơ, đều biết tác động gia tăng màu sắc của gió phơn (3), thứ không chỉ phân phát cho chóng mặt nhức đầu, mà còn một kiểu viễn thị. Dạng thức táo bạo “gió núi” thâu nhận dạng số nhiều, và cái thì thầm và nhún nhảy giải phóng một phép lạ ít nhất cho nảy ra ý nghĩ về một cuộc đời trước, có thể là cuộc đời khá hơn, cứ cho là không hứng thú hơn đi.

Thế tức là có hồi tưởng, có vẻ ngay cả khi trở nên mong manh qua cái “có dễ” thoảng qua thành như hơi thở thư thoảng dấy lên với những cơn gió núi ấm nóng. Và sự hồi tưởng đề lại dấu vết, những dấu vết dẫn về miền tưởng tượng – không bị ức chế bởi kinh nghiệm – tãi ra những ảnh hình rực rỡ và vui tươi gió ấm. Và rồi lại xoay quanh thứ số nhiều, thứ đa nghĩa. Những cỗ xe, một số nhiều không thể ít bất thường hơn ở đây cũng như làn gió núi đã qua những đại lộ rợp bóng vòng ôm lấy những con đường. Nhanh chóng hậu trường được thiết lập, trước chúng đã xảy ra một sự đắm chìm. Những người của thập tự chinh, những nhà thám hiểm và những kỵ sĩ của xứ sở Tây phương hình thành từ những đám mây. Một cây cầu nối từ thảm cảnh đáng thương của nghèo khổ tới thảm cảnh đáng thương của tranh chấp?

Mà thế sau xảy ra. Chút gì đó không đặc trưng cho phong cách của Trakl. Con đường ảo ảnh hồ nước trên sa mạc của những đám mây óng chuốt cho tới tòa thánh Hồi giáo rằng xa, nhưng không quá đỗi xa xôi. Mà tuy thế, đó không phải là kỳ quan, dẫu nó liên quan tới một sự phản quang. Kỳ quan là những nhà thờ Hồi giáo mầu hồng (biểu tượng của kẻ thù truyền kiếp xứ phương Đông) lấy trở lại máu huyết từ ẩn dụ của cái chết vào một thánh đường của cuộc đời. Màu đỏ tươi vui của chiếc váy trẻ, thoắt trở về màu máu huyết của những con thú bị giết, đã biến hóa sang màu của hoa hồng và gây ấn tượng về ảnh hình của một nền văn hóa khác. Một giấc mơ gió núi? Tựu trung lại một giấc mơ bản thân Trakl hiếm khi mơ tới.

Nguồn: Frankfurter Anthologie (Hợp tuyển Frankfurt) Einundzwanzigster Band, Insel Verlag, 1998

Ngoại ô trong gió núi

Georg Trakl (1887-1914)

Ban chiều khu đất nâu và hoang phế,
Làn khí qua đượm mùi tanh nồng.
Một đoàn tàu rầm rập nhịp cầu cong -
Trên bụi và hàng rào chim sẻ táo tác.

Lều lụp xụp, đường mòn vương rải rác,
Hỗn loạn và náo hoạt trong những khu vườn,
Tiếng rú đôi khi vút lên từ rung động câm xịt,
Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con.

Dàn chuột đồng ca rít say sưa bên rác
Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim,
Một đoàn kinh tởm đầy bẩn thỉu và ghẻ lở.
Tất cả bước ra từ ánh nhá nhem.

Và một dòng kênh bất chợt phì máu mỡ
Từ lò mổ xuống dòng sông lặng lờ.
Gió núi nhuộm lau lác cằn thêm sắc
Và trào qua sóng triều ráng đỏ dật dờ.

Một sự thì thào chết đuối trong giấc ngủ đục.
Từ những vũng nước hư ảnh bềnh bồng,
Có dễ sự hồi tưởng về một kiếp trước
Dâng lên, hạ xuống với những đợt gió nồng.

Từ mây lặn những đường cây óng ả
Đây những cỗ xe đẹp, những kỵ mã kiêu kỳ.
Rồi người ta thấy một con tàu va chìm vách đá
Những thánh đường hồng của Hồi giáo, đôi khi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Vorstadt im Föhn

Georg Trakl (1887-1914)

Am Abend liegt die Stätte öd und braun,
Die Luft von gräulichem Gestank durchzogen.
Das Donnern eines Zugs vom Brückenbogen –
und Spatzen flattern über Busch und Zaun.

Geduckte Hütten, Pfade wirr verstreut,
In Gärten Durcheinander und Bewegung,
Bisweilen schwillt Geheul aus dumpfer Regung,
In einer Kinderschar fliegt rot ein Kleid.

Am Kehricht pfeift verliebt ein Rattenchor.
In Körben tragen Frauen Eingeweide,
Ein ekelhafter Zug voll Schmutz und Räude.
Kommen sie aus der Dämmerung hervor.

Und ein Kanal speit plötzlich feistes Blut
Vom Schlachthaus in den stillen Fluß hinunter.
Die Föhne färben karge Stauden bunter
Und langsam kriecht die Röte durch die Flut.

Ein Flüstern, das in trübem Schlaf ertrinkt.
Gebilde gaukeln auf aus Wassergräben,
Vielleicht Erinnerung an ein früheres Leben,
Die mit den warmen Winden steigt und sinkt.

Aus Wolken tauchen schimmernde Alleen
Erfüllt von schönen Wägen, kühnen Reitern.
Dann sieht man auch ein Schiff auf Klippen scheitern
Und manchmal rosenfarbene Moscheen.

Chú thích của người dịch:
(1) Andor Endre Gelleri (1906-1945): Nhà văn Hung, nổi danh vì những truyện ngắn.
(2) Theodor Kramer(1897-1958): Nhà thơ người Áo.
(3) Gió núi, còn gọi là gió phơn, gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Barbara Frischmuth, sinh năm 1941: Nữ nhà văn và dịch giả người Áo

Georg Trakl
(1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt

 

Những cuống hoa trơ trụi của thơ ca

Eva Demski

Nhiều hoa anh túc mọc trong vườn thơ của Gustave Falke và Paul Celan, nhà Ludwig Uhland, Richard Dehmel và cũng hẳn thế nơi Johannes Bobrowski. Nhưng ông ấy kể cho chúng ta rất ít về bông hoa đỏ, mà trong hai khổ thơ ít ỏi, âm điệu cổ điển ông viết một bài thơ, để rồi không viết và không thể viết.

“Soi sáng nữa”, thật ra người ta ngỏ lời như vậy với một thánh thần, và ai đọc bài thơ này, sẽ bị yêu cầu để cho màu đỏ của hoa thuốc phiện hiện lên trước con mắt bên trong của mình. Đó là màu đỏ tinh khiết nhất, không thể so được với một màu nào khác. Ngay cả những bông hoa vương vất tội nghiệp trên đường cao tốc chụp bắt ánh mắt ta, khi phóng xe qua, bằng màu đỏ của chúng và níu giữ ta lại trong một khoảnh khắc. Bobrowski, sinh năm 1917 tại Tilsit (Sowetsk-Kaliningrad) đã có thể nhìn thấy những cánh đồng mênh mông bạt ngàn hoa anh túc sáng rực như đã từ lâu ta không có nữa bên bờ sông Memel, sông Vistula và kế đó trên miền đất Masuria, nơi về sau gia đình ông đã sống ở đó.

Những gì ông người thi sĩ đã có thể mang trong lòng ấp ủ - có thể trước cả khi ông biết tới bài “Gửi những người hậu thế” của Bertolt Brecht – rằng một cuộc trò chuyện với cây cối” đã là một trọng tội. Tội còn nhiều hơn bao nữa một cuộc thoại nói về hoa? Bobrowski thuộc về nhà thờ Thú tội, trong vai trò người lính, hạ sĩ bị xung đến nhiều chiến trường và sau phải làm tù binh lao động trong một hầm mỏ của Nga. Sau chiến tranh ông quyết định chọn miền Đông Đức. Nhưng cũng được biết tới ở miền Tây, và ông là thành viên của Nhóm 47.

Không chỉ trò chuyện với cây cối rơi vào ngờ vực. Những bài thơ về hoa không thiết lập căn bản về chính trị thường cũng được coi là thứ lệch lạc khỏi những đề tài thơ đáng xem trọng, như một thứ thư giãn nghỉ ngơi cho thi sĩ, khúc nhạc tươi vui giải trí, tiết mục trang điểm. Nhưng chính ở đó chúng tự bên trong mang trọn vẻ đẹp, những bông hoa tím của Goethe, cẩm tú cầu của Rilke, bông thúy cúc của Benn và hoa hồng của Brecht.

Nhưng với hoa anh túc bài thơ có một đặc tính được Bobrowski tận dụng khai thác cho mình. Chắc chắn ông ý thức được điều chi đã làm cho loài hoa đẹp trở nên độc đáo như vậy: sự liên quan tới say sưa, tới giấc ngủ và tới lãng quên. Chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua đã tước theo những cánh bông, và nếu như người ta thế đó tìm cách hái một bó hoa thuốc phiện, và nếu như người ta bất chấp tìm cách mang cái màu đỏ không thể tin được về nhà, người ta sẽ về nhà với những cuống trơ trọi trên tay. Bobrowski kể cho chúng ta nghe về những cuống cọng trống trơn của thi ca, ông đã có thể quan sát thiên nhiên sao mới tuyệt vời cặn kẽ: Hoa anh túc cần cấp cho bài thơ của ông sự “bùng cháy”. Nhưng hai dòng đầu của khổ thứ hai bỏ cuộc: Người ta không thể nào gìn giữ nó, cái mầu của tình yêu, màu đỏ, sự sống động. Trong đời thực người ta không gìn giữ được thứ gì cả.

Cũng thế từ Huysum tới Van Gogh hay Monet nhiều họa sĩ từng phải lòng hoa anh túc đã không thể nào làm chủ được trước màu đỏ này, dẫu tranh của họ có đẹp thế nào chăng nữa. Và như thế bài thơ của Bobrowski có thể nói tự thân lâng lâng bay mất khiến chúng ta lớp hậu sinh chẳng biết được nhà thơ buồn nỗi gì nơi đây. Ông buông bỏ để chúng ta ít nhiều ngơ ngác với giai điệu của một khúc ca lâm ly cổ xưa hiển nhiên ông từng biết tới văng vẳng bên tai “Anh túc đỏ, cớ sao em ra nông nỗi héo tàn…” - nhưng mà lay động bởi vẻ thanh nhã của tám dòng đây đang bay lượn xung quanh hai chị em chủ đề vĩnh cửu: tàn phai và vô vọng. Những cánh bông hoa anh túc trong lớp lụa nhàu nát mê hoặc chúng ta trước mắt. Cho nên chắc chắn Bobrowski sẽ bằng lòng, nếu như chúng ta trao cho nhà thơ Ludwig Uhland lời cuối cùng:

Tôi nhìn ra những bóng tối
Chúng sáng trong như sao trời
Anh túc của thi ca! Hãy
Lướt quanh đầu tôi muôn nơi!

 

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Eva Demski, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Fünfunddreißigster Band, Insel Verlag, 2012

Hoa anh túc đỏ

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Soi sáng nữa! Của mi sự chiếu sáng
Không vượt qua những cơn gió hoang vu,
Nhưng cho mượn đây, cho ta gắn kết
Sự cháy bùng của mi tới bài thơ.

Không còn lại cho từng người dấu tích
Là ảnh hình mi, trong đỏ rực mầu!
Luôn là thế, gì ta yêu tha thiết
Biệt tăm như khói rã về đâu.

Roter Mohn

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Leuchtender! Die wilden Winde
übersteht dein Leuchten nicht,
aber leih’ mir, daß ich’s binde,
dein Erglühen zum Gedicht.

Nicht daß davon je geblieben
wär dein Bild, das Rot darin!
Immer, was wir herzlich lieben,
geht dahin, wie Rauch dahin.

Chú thích của người dịch:

Eva Demski: Sinh năm 1944, nhà văn nữ người Đức.

Johannes Bobrowski
(1917-1965): Nhà thơ, nhà viết truyện ngắn, tác gia có tiếng nói quan trọng trong văn chương Đức sau thế chiến II.
Tiểu sử: Sinh ngày 09.04.1917 tại Tilsit * Nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Königsberg* 1937 chuyển về Berlin, nơi ông ra mắt những tác phẩm đầu tay vào năm 1943/1944 trên tờ “ Das innere Reich” .* 1945 bị cầm tù ở trại giam Sô viết.* Sau chiến tranh làm biên tập viên tại những nhà in của Đông Berlin và từ 1959 phụ trách mục Văn chương của nhà xuất bản Union Verlag* Năm 1955 in thơ trên tạp chí văn học “Sinn und Form”* 1961 xuất bản tập thơ “Sarmatische Zeit” (Thời đại Sarmatian).*1962 Bobrowski nhận giải thưởng của nhóm 47, nơi ông kết giao tình bằng hữu với Paul Celan, Enzensberger, Nelly Sach và Günter Gras* 1965 Nhận giải thường Heinrich Mann của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Đông Berlin cho cuốn tiểu thuyết “Levins Mühle” (Cối xay nhà Levin) 1962 xuất bản tập thơ “Schattenland Ströme” (Những dòng sông xứ bóng đêm) và “Wetterzeichen” (Dấu hiệu thời tiết). *1965 In các tập truyện ngắn, văn xuôi “Bohlendorff” và “Mäusefest” (Lễ hội chuột nhắt). *1965 Bobrowski viết cuốn tiểu thuyết “ Litauische Claviere” (Những cây đàn piano xứ Litva).
* Mất ngày 02.09.1965 tại Berlin-Köpenick. Sau khi ông chết, xuất bản tập thơ "Im Windgesträuch. Gedichte aus dem Nachlaß" (Trong bụi cây mùa đông - Thơ di cảo).

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt