Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 16)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

12. Bình đẳng Giới, các Giá trị Giải phóng, và Dân chủ

Bình đẳng Giới như một Khía cạnh của sự Phát triển con Người

Sự lên của bình đẳng giới là một khía cạnh khác của quá trình phát triển con người mà có thể so sánh được về tầm quan trọng với xu hướng toàn cầu tới dân chủ và liên kết mật thiết với nó. Kể từ buổi bình minh của lịch sử, phụ nữ đã có một vị trí xã hội thấp hơn trong hầu như mọi xã hội. Vai trò của phụ nữ phần lớn bị giới hạn ở các chức năng tái sinh sản và chăm sóc; việc ra quyết định công và quyền lực chính trị đã chủ yếu là lãnh địa của đàn ông (Daly, 1978; Ember and Ember, 1996: 124; Nolan and Lenski, 1999: 102; Fulcher and Scott, 2003: 164–68). Ngay cả ngày nay, đàn ông vẫn chi phối hầu hết các lãnh vực của đời sống kinh tế và đời sống công.

Nhưng trong pha hậu công nghiệp, một xu hướng tới bình đẳng giới trở thành một khía cạnh trung tâm của hiện đại hóa (Inglehart and Norris, 2003: 29–48). Sự biến đổi này của các vai trò giới vững chắc là phần của một sự dịch chuyển nhân văn rộng hơn liên kết với các giá trị tự-thể hiện tăng lên, mang lại sự khoan dung tăng lên của sự đa dạng con người và các phong trào chống kỳ thị trên nhiều mặt trận (xem Fulcher and Scott, 2003: 179–91).

Bình đẳng giới đã trở nên cốt yếu đối với chất lượng của dân chủ. Dân chủ dựa vào ý tưởng rằng tất cả mọi người là quý giá, bất chấp các đặc trưng sinh học như chủng tộc và giới (Birch and Cobb, 1981; Rose, 1995; Sen, 1999; Dahl, 2003). Ý tưởng về dân chủ nhắm tới việc trao quyền cho nhân dân cứ như các xã hội được tạo ra qua một khế ước xã hội giữa những người ngang nhau, tất cả họ có cùng khả năng đưa ra các lựa chọn tự trị và có trách nhiệm (Sen, 1999: ch. 6). Như thế, bất kể sự kỳ thị nào dựa vào chủng tộc hay giới mâu thuẫn với ý tưởng dân chủ về sự bình đẳng con người (McDonagh, 2002; Welzel, 2003).

Sự phát triển con người phản ánh mức độ mà các điều kiện xã hội cho phép mọi người phát triển khả năng của họ cho sự lựa chọn (Anand and Sen, 2000; Welzel, 2002; Welzel, Inglehart, and Klingemann, 2003). Vì thế, bình đẳng giới là một số đo nhạy về sự phát triển con người đã tiến bộ xa đến đâu trong một xã hội. Ngay cả ngày nay, phụ nữ đối mặt với các bất lợi xã hội mà làm khó cho họ hơn cho đàn ông để phát triển tài năng của họ trong các sự nghiệp bên ngoài hộ gia đình (Inglehart and Norris, 2003). Về khách quan, phụ nữ có cùng các tài năng như đàn ông và có thể phát triển chúng vượt xa hơn các vai trò bị hạn chế theo truyền thống của họ. Về chủ quan, họ được hòa nhập xã hội để chấp nhận các sự hạn chế vai trò này suốt lịch sử.

Nhưng lịch sử gần đây đã lấy một hướng mới cơ bản. Trong các xã hội hậu công nghiệp, phụ nữ không còn chấp nhận các hạn chế vai trò truyền thống của họ nữa, và sự trao quyền phụ nữ đã di chuyển tới một chỗ cao trên chương trình nghị sự chính trị (Inglehart, Norris, and Welzel, 2002). Bình đẳng giới đã trở thành một yếu tố trung tâm trong định nghĩa về sự phát triển con người, vì nó là một khía cạnh thiết yếu của sự bình đẳng con người, như các quyền tự do dân sự và chính trị và các quyền con người. Chưa bao giờ trước đây trong lịch sử của nền văn minh phụ nữ được hưởng nhiều sự bình đẳng và nhiều quyền tự do trong việc lựa chọn sự giáo dục của họ, sự nghiệp của họ, bạn đời của họ, và các phong cách sống của họ hơn trong các xã hội hậu công nghiệp đương thời. Sự thay đổi này là gần đây. Mặc dù nó có thể truy nguyên về sự đưa vào quyền bầu cử phụ nữ trong một số nước sau Chiến tranh Thế giới I, sự trao quyền phụ nữ chỉ trở thành một xu hướng rộng khắp gần đây. Nó được phản ánh trong một xu hướng ồ ạt tới sự đại diện phụ nữ tăng lên trong các quốc hội quốc gia và trong một sự dịch chuyển tới các định hướng giá trị giải phóng trong đó niềm tin truyền thống rằng “đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà” đang nhạt phai đầy kịch tính – chí ít trong các xã hội hậu công nghiệp. Sự nhấn mạnh tăng lên này đến bình đẳng giới là phần của một sự thay đổi nhân văn đẩy các lực chống kỳ thị, nuôi dưỡng sự phát triển con người và chất lượng của dân chủ.

Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới – cùng với sự khoan dung các nhóm ngoài (outgroup), như những người thuộc các chủng tộc khác, những người nước ngoài, và những người đồng tính – đang trở thành một yếu tố thiết yếu của dân chủ. Đây có phải là một lời xác nhận vị chủng (ethnocentric), áp đặt các tiêu chuẩn văn hóa Tây phương lên phần còn lại của thế giới? Thoạt nhìn, nó có thể có vẻ thế, bởi vì các xã hội Tây phương hiện thời nhấn mạnh các giá trị này mạnh hơn hầu hết các xã hội khác. Nhưng chúng không là các giá trị vốn dĩ Tây phương. Vài thế hệ trước, chúng đã đúng là xa lạ với các công chúng Tây phương như bây giờ chúng có vẻ đối với một số công chúng không-Tây phương; quả thực, cho đến tương đối gần đây, một số xã hội không-Tây phương đã khoan dung đối với các nhóm ngoài này hơn các công chúng Tây phương. Sự nhấn mạnh đến bình đẳng giới và sự khoan dung đối với những người đồng tính nam và các nhóm ngoài khác đã nổi lên trong các xã hội hậu công nghiệp khắp địa cầu qua một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ – và các nhóm sinh già hơn trong các xã hội này vẫn tương đối gần với các nhóm sinh già hơn trong các xã hội kém-phát triển (Inglehart and Norris, 2003). Ý tưởng rằng dân chủ đòi hỏi các tiêu chuẩn bao hàm (inclusive) rộng như bình đẳng giới đang trở nên ngày càng nổi bật: nó liên kết với một sự dịch chuyển nhân văn tỏa khắp trong đó các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người.

image

HÌNH 12.1. Sự tăng lên của sự đại diện phụ nữ trong quốc hội ở các nước chọn lọc.

Dân chủ đã nổi lên về mặt lịch sử lâu trước khi bình đẳng giới trở thành một vấn đề. Nhưng khi dân chủ hiện đại nổi lên ở Đại Anh và Hoa Kỳ, nó đã là một phiên bản hạn chế chấp nhận tình trạng nô lệ, các đòi hỏi tài sản cho việc bỏ phiếu, và sự loại trừ phụ nữ khỏi các quyền chính trị. Các xã hội đó không được coi là các nền dân chủ theo các tiêu chuẩn ngày nay. Vì dân chủ không phải là một khái niệm tĩnh. Nó tiến hóa theo thời gian. Các sự thay đổi văn hóa đang biến đổi chính định nghĩa của dân chủ, và bình đẳng giới đang trở thành một thành phần trung tâm của những thứ tạo thành dân chủ.

Các Hình 12.1 và 12.2 chứng minh các điểm này. Sử dụng dữ liệu từ Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hình 12.1 cho thấy rằng sự đại diện phụ nữ trong các quốc hội quốc gia đã tăng lên trong mười lăm năm qua ở nhiều nước với những bối cảnh văn hóa đa đạng. Mặt dù xu hướng này xảy ra ở các mức khác nhau và tiến triển với các tốc độ khác nhau trong các nước khác nhau, hình mẫu tổng thể là rõ: sự đại diện của phụ nữ đang tăng nhanh, từ Bỉ (Belgium) đến Botswana.

image

HÌNH 12.2. Các sự khác biệt thế hệ về sự ủng hộ bình đẳng giới trong các nước giàu vs nghèo.

Hình 12.2 vẽ biểu đồ công chúng bác bỏ tuyên bố rằng “đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà,” theo giới, tuổi, và mức phát triển kinh tế của một xã hội. Phụ nữ trong các xã hội cả nghèo và giàu bác bỏ tuyên bố này nhiều hơn đàn ông. Nhưng sự khác biệt giới trong các xã hội nghèo là tương đối nhỏ và nhỏ hơn đáng kể so với các sự khác biệt giữa các xã hội giàu và nghèo: đàn ông trong các nước giàu bác bỏ tuyên bố với tỷ lệ cao hơn đàn bà trong các xã hội thu nhập-thấp rất nhiều. Như thế, là rõ rằng các niềm tin về các vai trò giới không đơn giản đi theo tư lợi duy lý của giới cho trước. Các niềm tin này đang thay đổi, nhưng chúng bén rễ sâu trong văn hóa của một xã hội: trong các văn hóa gia trưởng, cả đàn ông và phụ nữ có những định hướng tương đối gia trưởng. Ngược lại, trong các văn hóa hiện đại hơn, ngay cả đàn ông có các định hướng tương đối quân bình đối với các vai trò giới.

Sự nhấn mạnh tăng lên được đặt vào bình đẳng giới, nhất là trong các xã hội giàu có, và nó xảy ra phần lớn qua sự thay thế giữa thế hệ. Vì thế, chúng ta thấy các sự khác biệt-độ tuổi lớn, với các thành viên của các thế hệ trẻ hơn chắc có khả năng ít hơn nhiều để tin vào tính ưu việt của đàn ông so với các thành viên của các thế hệ già hơn. Các sự khác biệt này cũng lớn hơn các sự khác biệt giới rất nhiều: đàn ông trẻ hơn trong các xã hội giàu có các định hướng giới quân bình hơn các phụ nữ già trong các xã hội giàu. Điều này giải thích vì sao vấn đề giới đã trở nên nổi bật chỉ gần đây: những thay đổi mà thúc đẩy nó đã hoạt động trong thời gian nào đó, nhưng nó nổi lên như một lực chính trị mạnh mẽ chỉ sau khi sự thay thế thế hệ đủ đã xảy ra để biến đổi toàn bộ cử tri trưởng thành. Ngoài ra, khoảng cách giới đã trở nên lớn hơn nhiều giữa các thế hệ trẻ hơn, với phụ nữ trẻ hơn di chuyển tới các thái độ quân bình hơn nhanh hơn các đàn ông trẻ. Tuy nhiên, trong thế giới như một toàn thể, ngay cả giữa các phụ nữ trẻ hơn chúng ta vẫn chưa thấy một đa số tuyệt đối mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng về sự ưu việt của đàn ông, mặc dù trong một số xã hội, như Thụy Điển và Hà Lan, có các đa số như vậy giữa cả các đàn ông và các phụ nữ.[1]

image

HÌNH 12.3. Các thái độ quần chúng đối với bình đẳng giới, và sự đại diện của phụ nữ trong quốc hội.

Niềm tin lâu đời rằng “đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà” đang thay đổi, khi các thế hệ trẻ hơn thay thế các thế hệ già hơn. Niềm tin này không chỉ là vấn đề lời nói đãi bôi. Nó có các hệ quả chính trị quan trọng.

Như Hình 12.3 chứng minh, trong các nước nơi công chúng bác bỏ ý tưởng rằng đàn ông làm lãnh đạo chính trị tốt hơn, tỷ lệ cao hơn nhiều của phụ nữ thực sự được bàu vào quốc hội. Trong chừng mực mà niềm tin này hiện diện nó là một bộ tiên đoán về số phụ nữ trong quốc hội còn mạnh hơn mức dân chủ của xã hội (Inglehart et al., 2002), mà gợi ý rằng các chuẩn mực văn hóa có tác động đến tỷ lệ phần trăm của phụ nữ trong quốc hội còn hơn các định chế dân chủ. Hơn nữa, mặc dù các nước giàu hơn có các tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội cao hơn các nước nghèo hơn, điều này có vẻ chủ yếu phản ánh sự thực rằng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến các sự thay đổi văn hóa. Phân tích hồi quy cho biết rằng mức kinh tế của một xã hội giải thích chỉ 30 phần trăm của phương sai trong tỷ lệ phần trăm của phụ nữ trong quốc hội. Sự ủng hộ quần chúng cho bình đẳng giới đóng vai trò giải thích chính: cả xu hướng tới dân chủ và sự dịch chuyển tới bình đẳng giới trong quốc hội phản ánh các sự thay đổi văn hóa cơ sở mà đang biến đổi xã hội (Inglehart et al., 2002).

Các Nguyên nhân Truyền thống của Bất bình đẳng Giới

Làm sao đàn ông đã có khả năng chi phối đời sống kinh tế và chính trị trong hầu như mọi xã hội suốt lịch sử thành văn? Để bắt đầu, tính lưỡng hình tình dục con người đã gây ra sự thực tầm thường nhưng cơ bản rằng tính trung bình đàn ông có sức mạnh thân thể nhiều hơn phụ nữ và sản xuất ra nhiều testosterone hơn, mà liên kết với sự hung hăng, còn chỉ phụ nữ có thể mang thai và nuôi dưỡng trẻ con. Trong sự phân công lao động tình dục nảy sinh này, đàn ông đã thực hiện các chức năng võ thuật sinh tồn, nhất là săn bắn và chiến đấu, trong khi đàn bà thực hiện các chức năng nuôi dưỡng con cái và chăm sóc. Với các tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, đã cần tạo ra một số lớn trẻ con nhằm để tái sinh dân số; và với tuổi thọ trung bình ba mươi lăm đến bốn mươi năm, vào thời gian một phụ nữ sinh và nuôi nấng bốn đến sáu con, bà đã gần cuối đời mình. Sự phân chia vai trò này đã buộc phụ nữ vào hộ gia đình, trong khi đàn ông chi phối tất cả các hoạt động bên ngoài hộ gia đình, kể cả chính trị. Vì chính trị bắt đầu với sự tổ chức quyền lực cưỡng chế cho sự bảo vệ và thực thi luật và trật tự. Chừng nào sự tổ chức bảo vệ và an ninh vẫn còn là hoạt động nhà nước chi phối, phụ nữ đã bị loại trừ (Service, 1962; Flannery, 1972; Daly, 1978; Carneiro, 1988; Fedigan, 1991; Peterson and Wrangham, 1997). Hơn nữa, trong các xã hội cả nông nghiệp và công nghiệp, các hoạt động sản xuất gồm công việc thân thể nặng nhọc, mà dẫn đàn ông đến chi phối các hoạt động này. Phụ nữ phần lớn bị loại trừ khỏi đời sống kinh tế bên ngoài hộ gia đình cho đến khi các hoạt động kinh tế chính ngày càng bắt đầu gồm các hoạt động trí tuệ hơn là các hoạt động thân thể (Daly, 1978; Nolan and Lenski, 1999).

Các sự tiến bộ công nghệ gần đây và sự phân biệt chức năng của các hoạt động nhà nước đã biến đổi tất cả các nhân tố này. Trong xã hội tri thức, sức mạnh cơ bắp hầu như là không thỏa đáng cho sự sản xuất: nó phụ thuộc vào sự sáng tạo, kỹ năng về đối xử với mọi người, và khả năng trí tuệ – trong tất cả số đó phụ nữ ít nhất có tài như đàn ông. Hơn nữa, trong các xã hội hậu công nghiệp tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm xuống các mức rất thấp; tuổi thọ trung bình đã tăng hơn gấp đôi; và công nghệ kiểm soát sinh đẻ làm cho có thể để một phụ nữ chọn có mấy con, và khi nào. Phụ nữ không còn dùng hầu hết đời trưởng thành của họ để sinh đẻ và nuôi dạy con nữa. Cuối cùng, thậm chí hoạt động quân sự đã trở nên tách khỏi sức mạnh cơ bắp. Thành công quân sự không còn phụ thuộc nặng vào việc có số đông đàn ông khỏe, hung hăng nữa: nó ngày càng được chiến đầu từ xa, và thành công phụ thuộc vào việc lập kế hoạch khéo léo và công nghệ cao – hay, còn tốt hơn, ngoại giao hiệu quả. Hơn nữa, với sự mở rộng của các chức năng phúc lợi của nó, việc tổ chức các phương tiện cưỡng bức ngừng là tiêu điểm của nhà nước hiện đại. Khi điều này xảy ra, sự độc quyền đàn ông về chính trị bắt đầu xói mòn.

Các sự biến đổi công nghệ và tổ chức này làm thay đổi căn bản đặc trưng của quyền lực, phù hợp với xu hướng chung của sự phát triển con người: quyền lực ngày càng giảm mang tính thân thể và cưỡng bức, và ngày càng tăng mang tính giao tiếp và trí tuệ. Các hệ quả của những thay đổi này, về mặt bình đẳng giới trong đời sống kinh tế và chính trị, đã nổi lên chỉ gần đây, phản ánh sự thực rằng các đặc trưng văn hóa bén rễ sâu như các vai trò giới có khuynh hướng thay đổi từ từ, phần lớn qua sự thay thế dân cư liên thế hệ.

Khắp xã hội công nghiệp, và thậm chí còn mạnh hơn trong các xã hội hậu công nghiệp, có các sự khác biệt lớn giữa thế hệ trong các thái độ đối với bình đẳng giới (Inglehart and Norris, 2003). Chúng phản ánh một “Thủy triều Dâng” của sự thay đổi tới sự chấp nhận xã hội lớn hơn của bình đẳng giới nói riêmg và bình đẳng con người nói chung. Bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh chính của xu hướng phát triển con người.

Các nhân tố thêm giúp giải thích những sự thay đổi đột ngột trong các vai trò giới đang nổi lên, đặc biệt trong các xã hội hậu công nghiệp, kể cả những thay đổi liên quan đến hiện đại hóa, các định chế, và văn hóa. Trong chương này, chúng tôi phác họa các sự giải thích này và kiểm định chúng về mặt kinh nghiệm, sử dụng index trao quyền giới được phát triển trong Báo cáo Phát triển con Người của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc -UNDP (2000) như biến phụ thuộc của chúng tôi.[2]

Các Nhân tố Mới Thúc đẩy Bình đẳng Giới: Nhà nước Phúc lợi

Nhà nước cưỡng bức truyền thống đã cho đàn ông một sự độc quyền trong chính trị (Carneiro, 1988). Và sự chuyển đổi từ nhà nước cưỡng bức sang nhà nước phúc lợi đóng một vai trò quan trọng trong việc mở các vai trò kinh tế và công cộng cho phụ nữ. Nhà nước phúc lợi đảm nhận các trách nhiệm chăm sóc, làm giảm các rủi ro của sự già đi, bệnh tật, thất nghiệp, và sự vô gia cư. Các sự phát triển này đã giải phóng các gia đình hiện đại khỏi nhu cầu có nhiều con nhằm để tái sinh dân cư, nâng tuổi thọ trung bình, và cung cấp giáo dục cho phụ nữ cũng như đàn ông, làm tăng các lựa chọn của phụ nữ cho các hoạt động bên ngoài hộ gia đình. Sự thể chế hóa các trách nhiệm chăm sóc cũng tạo lợi thế của phụ nữ, với các hệ thống trường công, chăm sóc sức khỏe, và hưu bổng dỡ gánh nặng cho họ khỏi nhiều trách nhiệm truyền thống của họ bên trong hộ gia đình (Poggi, 1978). Phụ nữ hiện đại không cần trói mình vào một gia đình hay một người đàn ông kiếm cơm để kiếm sống. Cho nên, nhà nước phúc lợi nới lỏng các ràng buộc của phụ nữ với hộ gia đình, cho phép họ đóng một vai trò nổi bật hơn trong các giới rộng hơn của đời sống kinh tế, chính trị, và xã hội (Sainsbury, 1996; Liebert, 1999; Hirschmann, 2001; Tronto, 2001).

BẢNG 12.1. Các Tương quan của sự Trao quyền Giớiimage

Ghi chú: Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; ** p < 0,010; ***p < 0,001.

Sự mở rộng của nhà nước phúc lợi cũng phản ánh sự nổi lên của một khế ước xã hội mới. Trước khi sự lên của các nền dân chủ quần chúng và các nhà nước phúc lợi, các nhà nước truyền thống chủ yếu đã hoạt động như các bộ máy thu-sự cống nạp. Chúng dùng quyền lực cưỡng ép của chúng để bòn rút bất kể thặng dư kinh tế nào từ nhân dân, để thỏa mãn các lợi ích của những kẻ nắm quyền (Jones, 1985; J. Diamond, 1997: 265). Ngược lại, các nhà nước phúc lợi dân chủ mà chịu trách nhiệm với công chúng tái đầu tư các nguồn lực được bòn rút cho phúc lợi của công chúng rộng hơn – chính định nghĩa của một khế ước xã hội (Boix, 2001; Stiglitz, 2002: 160–62). Do đó, các elite trong các nhà nước phúc lợi được định hướng mạnh mẽ hơn tới hàng hóa công, mà được phản ánh trong sự tham nhũng thấp hơn giữa các elite: có một tương quan r = 0,69 (N = 51) hết sức có ý nghĩa giữa tính liêm chính elite (tức là, nghịch đảo của tham nhũng elite) và tỷ lệ của ngân sách nhà nước được đầu tư vào phúc lợi công (tức là, sức khỏe và giáo dục).[3] Tương tự, chi tiêu phúc lợi công tương quan mạnh với tất cả các chỉ báo “cai quản tốt” được Kaufmann et al. (2003) phát triển. Sự nổi lên của khế ước xã hội đã giúp làm giảm các sự bất bình đẳng xã hội: hệ số Gini của các sự chênh lệc về thu nhập gia đình tương quan với chi tiêu nhà nước phúc lợi với r = –0,50 (N = 48). Như Bảng 12.1 chứng minh, chính phủ đầu tư càng nhiều vào phúc lợi xã hội, và càng ít vào các lực lượng cưỡng bức truyền thống do-đàn ông chi phối như quân sự, thì bình đẳng giới hiện diện càng nhiều. Các sự khác biệt về quy mô của nhà nước phúc lợi tương quan tại r = 0,77 với biến thiên về bình đẳng giới.

Một cách khác để phân tích các biến thiên trong nhà nước phúc lợi là phân loại học của Esping-Andersen (1990) về các chế độ nhà nước phúc lợi, mà phân biệt giữa các kiểu nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist), tự do (liberal), và dân chủ-xã hội. Kiểu nghiệp đoàn chủ nghĩa tồn tại ở Tây Âu lục địa, nơi các đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (Kitô) mạnh thúc đẩy một nhà nước phúc lợi gia trưởng, theo một chiến lược nhắm tới việc làm xói mòn sự trung thành của giai cấp lao động với các nhà Dân chủ Xã hội. Các đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã thiết kế nhà nước phúc lợi dựa vào các hệ thống bảo hiểm xã hội mở rộng ủng hộ mô hình gia đình truyền thống trong đó có chỉ một thu nhập, thường thường kiếm được bởi người đàn ông kiếm cơm. Kiểu này của nhà nước phúc lợi cung cấp các khuyến khích yếu nhất cho phụ nữ để bỏ vai trò truyền thống của họ trong hộ gia đình. Dưới các điều kiện mặt khác ngang nhau, ta kỳ vọng kiểu này của nhà nước phúc lợi tạo ra mức độ thấp nhất của bình đẳng giới. Nhà nước phúc lợi tự do, ngược lại, đặc trưng hầu hết của thế giới Anglo-Saxon. Kích thước ngân sách nhà nước trong các nhà nước phúc lợi tự do là tương đối nhỏ, nhưng nó không gồm các khuyến khích ngân sách ủng hộ các vai trò giới truyền thống. Vì thế, người ta kỳ vọng kiểu này của nhà nước phúc lợi cho thấy một vị trí trung gian về mặt bình đẳng giới. Cuối cùng nhà nước phúc lợi dân chủ-xã hội, mà đặc biệt mạnh ở Scandinavia, không chỉ là nhà nước phúc lợi rộng rãi nhất mà cũng cung cấp hạ tầng cơ sở chăm sóc công rộng nhất, giải phóng phụ nữ khỏi các ràng buộc truyền thống của họ với hộ gia đình. Do đó, người ta kỳ vọng thấy mức độ cao nhất của bình đẳng giới trong nhà nước phúc lợi dân chủ-xã hội.

Trên một cơ sở hạn chế (chỉ các xã hội hậu công nghiệp được Esping-Andersen phân loại), bằng chứng trong Bảng 12.1 xác nhận các giả thiết này. Mặc dù dải biến thiên giữa các nhà nước phúc lợi nghiệp đoàn chủ nghĩa là lớn, tính trung bình chúng rõ ràng cho thấy các mức độ thấp nhất về bình đẳng giới. Ngược lại, các nhà nước phúc lợi tự do Anglo-Saxon cho thấy các mức cao hơn về bình đẳng giới, còn các nhà nước phúc lợi dân chủ-xã hội Scandinavia cho thấy mức cao nhất về bình đẳng giới. Tổng thể, các sự khác biệt này về kiểu các định chế phúc lợi tương quan tại 0,60 với biến thiên ngang-quốc gia về bình đẳng giới giữa các nền kinh tế Tây phương tiên tiến.

Xã hội Tri thức đang Nổi lên

Một lý lẽ khác liên kết với hiện đại hóa nhắc tới các thay đổi về bản chất của các hoạt động kinh tế xã hội. Khi lực lượng lao động của một xã hội dịch chuyển từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sang các khu vực dịch vụ và tri thức – như tài chính, marketing, kế toán, tư vấn, truyền thông, giáo dục, và nghiên cứu – sự nhấn mạnh của các hoạt động kinh tế dịch chuyển từ công việc thân thể sang công việc trí tuệ (Bell, 1973; Giddens, 1990). Khi điều này xảy ra, lợi thế tương đối mà sức mạnh cơ bắp ban cho đàn ông biến mất. Các điều kiện khác ngang nhau, chúng ta kỳ vọng bình đẳng giới tiến lên với sự nổi lên của các xã hội tri thức.

Một dấu hiệu tốt của xã hội tri thức đang nổi lên là sự truyền bá của công nghệ thông tin, mà có thể được đo bằng số các host internet trên 1.000 cư dân.[4] Như Bảng 12.1 chứng minh, bình đẳng giới quả thực có tương quan với sự thâm nhập của internet với r = 0,67.

Chuyển đổi Chế độ và các Đặc trưng Thể chế

Đã được cho rằng các truyền thống dân chủ có khuynh hướng ủng hộ bình đẳng giới. Lý lẽ là dễ hiểu (McDonagh, 2002): các định chế dân chủ cung cấp cho phụ nữ nhiều quyền hơn và nhiều kênh hơn để làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe hơn được hiện diện trong các chế độ chuyên quyền. Nhưng cần thời gian cho các cơ hội thể chế này để đóng các vai trò giới được xác lập. Cho điều này xảy ra, các quy tắc dân chủ phải trở thành một phần của bản sắc tập thể của một xã hội. Việc này không xảy ra một sớm một chiều; trong chừng mực nó liên kết với sự nổi lên của một thế hệ phụ nữ mới đã lớn lên với các cơ hội dân chủ. Chúng tôi giả thuyết rằng khi số năm một nước sống dưới các định chế dân chủ tăng lên, bình đẳng giới sẽ cũng tăng lên.[5] Như Bảng 12.1 chứng minh, điều này quả thực là thế, mặc dù tương quan (r = 0,65) là yếu hơn đáng kể so với tương quan với nhà nước phúc lợi (r = 0,77).

Một nhân tố thể chế khác mà được cho là quan trọng, là kiểu chế độ dân chủ, như được cho biết bởi index của Lijphart (1999) về dân chủ đa số versus dân chủ chia sẻ quyền lực (consociational democracy). Các biến thiên dọc chiều consociational được hạn chế cho các nền dân chủ hình thức, loại trừ tất cả các xã hội phi dân chủ, cho nên index chỉ sẵn có cho hai mươi ba quốc gia trong mẫu của chúng tôi. Nhưng Lijphart cho rằng dân chủ chia sẻ quyền lực có một tác động lớn lên các khía cạnh đa dạng của sự phát triển xã hội. Đặc biệt, ông cho rằng các nền dân chủ chia sẻ quyền lực có định hướng đồng thuận hơn trong sự tìm kiếm của họ cho một cân bằng tốt hơn giữa các nhóm xã hội và các lợi ích đối lập nhau. Nếu cái Lijphart mô tả như triển vọng “hiền lành hơn” của các nền dân chủ chia sẻ quyền lực áp dụng cho sự chia tách giới, chúng ta kỳ vọng để thấy sự công nhận lớn hơn về các lợi ích phụ nữ, được phản ánh trong các mức độ cao hơn của bình đẳng giới, trong các xã hội với các mức cao của dân chủ chia sẻ quyền lực.

Bằng chứng không ủng hộ giả thiết này, như Bảng 12.1 chứng minh. Biến thiên trong mức độ của dân chủ chia sẻ quyền lực[6] là không tương quan với biến thiên trong bình đẳng giới. Các nước có số điểm cao về dân chủ chia sẻ quyền lực như Thụy Sĩ, Bỉ, hay Hà Lan cho thấy các mức độ bình đẳng giới thấp hơn các nước với mức độ dân chủ chia sẻ quyền lực thấp hơn, như Canada hay New Zealand. Các nền dân chủ chia sẻ quyền lực là không “hiền lành hơn” các nền dân chủ khác về khía cạnh bình đẳng giới, nhưng các nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội là “hiền lành hơn” các nhà nước phúc lợi khác. Các biến thiên về kiểu nhà nước phúc lợi có vẻ có tác động nhiều hơn lên bình đẳng giới so với các biến thiên về kiểu dân chủ.

Di sản Tôn giáo: các Xã hội Tây phương versus không-Tây phương

Một trường phái tư tưởng nổi bật khác truy nguyên các sự khác biệt trong bình đẳng giới về các truyền thống văn hóa liên kết với di sản tôn giáo của một xã hội. Đi theo Max Weber (1958 [1904]), các nhà xã hội học cho rằng các truyền thống tôn giáo có một tác động lâu dài lên cấu trúc tổng thể của xã hội. Cụ thể hơn, được cho rằng truyền thống Tin lành của các nhà thờ phi tập trung và sự nhấn mạnh của nó đến sự can dự tự nguyện của dân thường vào đời sống cộng đồng đã để các xã hội Tin lành với một dấu ấn cá nhân chủ nghĩa, tự do, dân chủ, và xã hội-dân sự hơn. Như thế, các xã hội Tin lành đã dẫn đường trong việc đưa quyền bầu cử của phụ nữ vào. Nếu các lý tưởng hoạt động-bình quân Tin lành cũng tác động đến phụ nữ, nó sẽ kích các đòi hỏi cho bình đẳng giới. Dưới các điều kiện mặt khác ngang nhau, các xã hội Tin lành vẫn phải có các mức độ bình đẳng giới cao hơn các xã hội không-Tin lành.

Sự phân chia sắc nét nhất trong các giá trị cá nhân chủ nghĩa và dân chủ, theo Huntington (1996: 159), tách biệt các xã hội Tây phương Tin lành khỏi các xã hội Đông phương Islamic. Được cho là, về mặt lịch sử Islam dựa vào các bộ lạc du mục mà cho Islam một dấu ấn gia trưởng mạnh (Jawad, 1998). Nếu truyền thống gia trưởng này vẫn còn, người ta sẽ thấy các mức độ thấp nhất của bình đẳng giới trong các xã hội với một di sản Islamic. Nhìn chung, các biến thiên trong bình đẳng giới có thể được cấu trúc dọc một sự phân cực giữa các tôn giáo Tin lành và Islamic.

Nhằm để định vị một xã hội trong sự phân cực Tin lành-versus-Muslim, chúng tôi đã tính một index hiệu tỷ lệ phần trăm mà trừ tỷ lệ phần trăm của dân cư Islamic của một xã hội khỏi tỷ lệ phần trăm dân cư Tin lành, sao cho một nước có được số điểm dương cao trên index này khi dân cư Tin lành của nó vượt dân cư Muslim của nó. Như Bảng 12.1 chứng minh, index Tin lành-versus-Muslim này tương quan tại 0,74 với bình đẳng giới.[7]

Các Giá trị Tự-thể hiện Tăng lên

Vì sao các truyền thống tôn giáo của một xã hội giúp định hình các mức bình đẳng giới? Lý do, có lẽ, là bởi vì tôn giáo định hình các định hướng giá trị mà có một tác động lên bình đẳng giới. Nếu điều này đúng, thì bản thân các định hướng giá trị phải có một tác động trực tiếp lên bình đẳng giới hơn tôn giáo. Cũng thế phải đúng cho các nhân tố liên quan khác như nhà nước phúc lợi và xã hội tri thức, mà hoạt động phần lớn qua việc thay đổi các niềm tin quần chúng. Nói cách khác, các truyền thống tôn giáo, nhà nước phúc lợi, dân chủ, và xã hội tri thức phải có một hiệu ứng lên bình đẳng giới bởi vì các các nhân tố này có khuynh hướng định hình các lực văn hóa giải phóng mà được đề cập đến bởi các giá trị tự-thể hiện, mang lại các định hướng thay đổi đối với các vai trò giới. Như Hình 12.4 chứng minh, các giá trị tự-thể hiện quả thực có một tác động mạnh hơn lên bình đẳng giới so với bất kể biến nào chúng ta đã xem xét đến nay, giải thích 65 phần trăm của phương sai trong bình đẳng giới.

image

HÌNH 12.4. Các giá trị tự-thể hiện và phạm vi thực sự của sự trao quyền giới trong một xã hội.

Bảng 12.2 đưa các nhân tố giải thích khác nhau của chúng ta vào một phân tích hồi quy (chúng tôi chỉ bao gồm các biến tỏ ra có ý nghĩa trong các phân tích tương quan được cho thấy trong Bảng 12.1). Phân tích này chứng minh rằng các giá trị tự-thể hiện có hiệu ứng mạnh nhất lên bình đẳng giới, bất chấp các nhân tố giải thích khác nào được bao gồm trong phân tích.

BẢNG 12.2. Giải thích sự Trao quyền Giới (hồi quy đa biến)

image

Ghi chú: Các giá trị là các hệ số hồi quy được chuẩn hóa (các giá trị-T trong ngoặc). N = 48. Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; ** p < 0,010; ***p < 0,001.

Kết luận

Cùng với sự lan ra và sự làm sâu sắc của các định chế dân chủ, bình đẳng giới tăng lên phản ánh xu hướng nhân văn vốn có trong sự phát triển con người. Quả thực, bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh thiết yếu trong việc củng cố các định chế dân chủ. Bình đẳng giới phản ánh mức độ mà phụ nữ có cơ hội bình đẳng để phát triển tiềm năng của họ cho sự lựa chọn tự trị. Phù hợp với lý thuyết của chúng tôi, các lực xã hội giải phóng được sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện đề cập đến có vẻ đóng vai trò cốt yếu nhất trong việc gây ra bình đẳng giới. Chỉ một nhân tố khác, mức độ mà các chi tiêu xã hội nhấn mạnh nhà nước phúc lợi hơn là các phương tiện cưỡng bức, đến gần tầm quan trọng của các giá trị tự-thể hiện. Các nhân tố khác, đặc biệt số năm mà xã hội sống dưới các định chế dân chủ và di sản tôn giáo của nó, có một tác động bị giảm hết sức đến bình đẳng giới khi chúng ta tính đến các giá trị tự-thể hiện. Các biến này là xác đáng chủ yếu với bình đẳng giới trong chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể hiện. Các lực xã hội giải phóng được phản ánh trong các giá trị tự-thể hiện thúc đẩy sự phát triển con người trên nhiều mặt trận: chúng không chỉ làm tăng tính liêm chính elite và củng cố dân chủ hiệu quả; chúng cũng thúc đẩy sự trao quyền phụ nữ và nền dân chủ bình đẳng giới. Xu hướng này là một dấu hiệu khác của tầm quan trọng trung tâm của các giá trị tự-thể hiện tăng lên trong việc thúc đẩy sự lựa chọn con người. Bình đẳng giới tăng lên là một thành phần chính trong sự nổi lên của các xã hội nhân văn; nó có thể so sánh được về độ lớn với xu hướng toàn cầu tới dân chủ và liên kết mật thiết với nó.

Bình đẳng giới đã không là phần của định nghĩa ban đầu của dân chủ. Tại Athens cổ xưa, tấm gương ban đầu của dân chủ, ít hơn 10 phần trăm của dân cư đã có các quyền chính trị, và phụ nữ đã bị loại khỏi chính trị (Bollen and Paxton, 1997). Ngay cả ngày nay, phụ nữ vẫn bị loại khỏi chính trị trong một số xã hội. Nhưng dân chủ là một khái niệm tiến hóa, và nó cho thấy một xu hướng tỏa khắp tới việc trở thành bao hàm và nhân văn hơn.


[1] Nếu ta kết hợp các tỷ lệ phần trăm của những người không tán thành “khá” hay “mạnh mẽ” với tuyên bố “đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà,” ta nhận được các tỷ lệ phần trăm lớn hơn đáng kể của sự không tán thành. Chúng tôi đặt cơ sở cho Hình 12.3 trên các tỷ lệ phần trăm của những người “không tán thành một cách mạnh mẽ” với ý tưởng về sự ưu việt đàn ông bởi vì chúng tôi nghĩ nó là một chỉ báo tốt hơn của các niềm tin chắc được neo sâu. Xem Phụ lục Internet, #66 dưới Variables. Về dẫn chiếu này và những dẫn chiếu tiếp sau đến Phụ lục Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment. html.

[2] “Số đo trao quyền giới” do UNDP phát triển phản ánh sự đại diện phụ nữ trong các quốc hội, trong các vị trí quản lý, và trong các chức năng hành chính, cũng như bình đẳng giới về lương. Cho các chi tiết, xem Phụ lục Internet, #26 dưới Variables.

[3] Cho các chi tiết, xem Phụ lục Internet, #13 dưới Variables.

[4] Xem Phụ lục Internet, #12 dưới Variables.

[5] Cho việc đo số năm dưới dân chủ, xem Phụ lục Internet, #23 dưới Variables.

[6] Chúng tôi sử dụng số điểm trên chiều thứ nhất của Lijphart (1999) về dân chủ chia sẻ quyền lực, mà ông gọi là chiều “đảng-hành pháp”. Chiều thứ hai của ông về dân chủ chia sẻ quyền lực, chiều “chủ nghĩa liên bang”, cũng cho thấy không sự liên kết nào với bình đẳng giới.

[7] Cho các chi tiết về việc đo index hiệu tỷ lệ phần trăm này, xem Phụ lục Internet, #14.