Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 15)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

11. Các Thành phần của một Văn hóa Công dân ủng hộ Dân chủ

Các Lý thuyết Ganh đua về Văn hóa Chính trị

Ngay từ đầu, các học giả về văn hóa chính trị đã cho rằng sự vận hành và sự sống sót của các định chế dân chủ ở mức hệ thống liên kết chặt chẽ với định hướng giá trị mức-cá nhân (Lerner, 1958; Almond and Verba, 1963; Eckstein, 1966). Như thế, quan niệm về một sự liên kết dân cư-hệ thống buộc các định chế chính trị vào các xu hướng quần chúng trong các giá trị mức-cá nhân là thiết yếu cho toàn bộ văn liệu về văn hóa chính trị. Từ góc nhìn này, số phận của một hệ thống chính trị phần lớn được xác định bởi các thái độ chính trị và các định hướng giá trị của nhân dân của nó. Aristotle trong thế kỷ thứ tư trước công nguyên và Montesquieu (1989 [1748]) trong thế kỷ thứ mười tám cho rằng các hình thức chính phủ khác nhau phản ánh các loại đức hạnh thịnh hành giữa một dân tộc. Nhận thức về sự thấu hiểu này đã lại nổi lên trong các giải thích về sự tiếp quản Nazi ở nước Đức Weimar, với nhiều nhà quan sát kết luận rằng tai họa này đã có thể lần vết đến sự thực rằng Weimar đã là một “nền dân chủ mà không có các nhà dân chủ” (Bracher, 1971 [1955]).

Xuất phát từ giả thuyết rằng các định hướng quần chúng là cốt yếu cho dân chủ, Almond and Verba (1963) đã khởi động cuộc khảo sát kinh nghiệm so sánh đầu tiên về các thái độ quần chúng liên kết với sự ổn định và sự vận hành của các nền dân chủ. Họ kết luận rằng một sự hỗn hợp lành mạnh của “các định hướng thần dân” và “các định hướng người tham gia” thuận lợi cho một “văn hóa công dân” mà giúp các nền dân chủ phát đạt. Các nghiên cứu so sánh theo sau nhấn mạnh tầm quan trọng của các thái độ và các giá trị mức-cá nhân, trong việc duy trì các định chế dân chủ ở mức hệ thống (giữa các công trình khác, xem Barnes, Kaase, et al., 1979; K. Baker et al., 1981; Putnam, 1993; Klingemann and Fuchs, 1995; Inglehart, 1997; Pharr and Putnam, 2000; Dalton, 2001; Norris, 2002). Sự nổi lên của các nền dân chủ mới ở Mỹ Latin, Đông Nam Á, và Trung Đông Âu đã kích một thác lũ khác của các nghiên cứu văn hóa chính trị (giữa nhiều công trình khác, xem Gibson, Duch, and Tedin, 1992; Hofferbert and Klingemann, 1999; Gibson, 2001; Mishler and Rose, 2001; Bratton and Mattes, 2001; Newton and Norris, 2000; Diamond, 2003). Gần như tất cả các nghiên cứu này cho rằng các xu hướng quần chúng trong các thái độ và các định hướng giá trị mức-cá nhân là quan trọng cho sự vận hành của dân chủ ở mức hệ thống. Giả thiết này là sự biện minh cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về văn hóa chính trị.

Bất chấp tính trung tâm của lời xác nhận này, ít nghiên cứu đã thực sự kiểm định nó (this dụ, Putnam, 1993; Muller and Seligson, 1994; Inglehart, 1997: ch. 6; Newton, 2001; Paxton, 2002). Hầu hết nghiên cứu văn hóa chính trị đơn giản giả thiết rằng các thái độ mức-cá nhân nào đó là quan trọng cho dân chủ ở mức hệ thống, và giả thiết này được dùng để biện minh cho các phân tích về các yếu tố quyết định mức-cá nhân của các thái độ này. Nhưng giả thiết rằng các xu hướng quần chúng trong các thái độ này có các hiệu ứng mức-hệ thống vẫn dựa vào niềm tin, trong hầu hết nghiên cứu về văn hóa chính trị. Nó hiếm khi được kiểm định, mặc dù nếu nó không đúng thì nghiên cứu văn hóa chính trị chả có mấy ý nghĩa.

Thay cho việc xem là đương nhiên rằng các xu hướng quần chúng về các thái độ và các định hướng giá trị nào đó có các hiệu ứng mức-hệ thống lên dân chủ, chương này kiểm định lời xác nhận này về mặt kinh nghiệm. Bởi vì rất ít nghiên cứu đã thực sự kiểm định lời xác nhận này, không ngạc nhiên là luận đề rằng các thái độ quần chúng thúc đẩy sự hoạt động và sự bền bỉ của các nền dân chủ đã bị nghi ngờ. Đã có một tranh luận không ngớt về hướng nhân quả làm cơ sở cho mối quan hệ giữa các thái độ quần chúng và các định chế dân chủ. Rustow (1970), thí dụ, cho rằng sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ có thể nảy sinh từ các kinh nghiệm thất vọng với sự cai trị độc đoán, nhưng các giá trị dân chủ “thực chất” phản ánh một sự cam kết bén rễ sâu cho các chuẩn mực dân chủ chỉ có thể nổi lên qua sự quen (habituation) – tức là, việc học các chuẩn mực dân chủ qua thực hành dưới các định chế dân chủ hiện tồn. Theo Rustow, các giá trị dân chủ quần chúng không phải là một tiền đề (điều kiện trước) cho các nền dân chủ vận hành mà là một hệ quả của chúng. Tương tự, trong một phê bình gay gắt Putnam (1993) và Inglehart (1997), Jackman and Miller (1998) đã cho rằng văn hóa dân chủ quần chúng nảy sinh từ việc sống dưới các định chế dân chủ, thay cho là thuận lợi cho chúng (xem cả Muller and Seligson, 1994).

Trong Chương 8 chúng tôi đã xem xét các lý lẽ mâu thuẫn này, giả thuyết rằng các giá trị tự-thể hiện phản ánh một cam kết nội tại với các chuẩn mực dân chủ, như tự do và khoan dung. Vì thế, chúng tôi đã kiểm định theo kinh nghiệm liệu các giá trị tự-thể hiện được định hình bởi kinh nghiệm trước dưới các định chế dân chủ hay liệu các giá trị này giúp định hình các định chế dân chủ đến sau. Các kết quả là rõ ràng: kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội, các định chế dân chủ trước chỉ có một tác động thứ yếu lên các giá trị tự-thể hiện; nhưng các giá trị tự-thể hiện có một tác động mạnh và có ý nghĩa lên các định chế dân chủ đến sau, ngay cả giữ sự phát triển kinh tế xã hội không đổi. Tương tự, kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian, các giá trị tự-thể hiện cho thấy một tác động đáng kể lên các định chế dân chủ, nhưng điều ngược lại không đúng. Các phát hiện này gợi ý rằng mũi tên nhân quả chính hoạt động từ các giá trị quần chúng tới các định chế dân chủ, và không phải ngược lại.

Bởi vì bằng chứng cho biết rằng các giá trị quần chúng tác động đến dân chủ, là quan trọng để biết chính xác các giá trị quần chúng nào tác động mạnh nhất đến dân chủ. Lý thuyết phát triển con người ngụ ý rằng các giá trị tự-thể hiện phải cốt yếu nhất cho dân chủ, nhưng các nhà khoa học xã hội khác nhấn mạnh các giá trị và các thái độ khác. Chương này phân tích bằng chứng kinh nghiệm từ số điểm của các xã hội để xác định các định hướng quần chúng nào có tác động mạnh nhất lên dân chủ.

Ba cách Tiếp Cạnh tranh

Nghiên cứu về văn hóa chính trị rơi vào ba cách tiếp cận chính, với các môn đồ của mỗi cách tiếp cận nhấn mạnh các kiểu giá trị quần chúng khác nhau như quan trọng nhất trong củng cố dân chủ. Chúng tôi dán nhãn các cách tiếp cận này là cách tiếp cận tính chính đáng (hay cách tiếp cận ủng hộ-hệ thống), cách tiếp cận công xã chủ nghĩa (hay cách tiếp cận vốn xã hội), và cách tiếp cận phát triển con người (hay cách tiếp cận giải phóng).

Trong một công trình có ảnh hưởng, David Easton (1965) cho rằng tất cả các hệ thống chính trị cần tính chính đáng, mà chúng nhận được nếu công chúng của chúng ủng hộ các định chế cụ thể của hệ thống và hệ thống như một toàn thể. Vì thế, các môn đồ của cách tiếp cận tính chính đáng cho rằng sự ủng hộ quần chúng cho một hệ thống quản trị cho trước, và sự tin tưởng quần chúng vào các định chế của nó, cung cấp cho các hệ thống chính trị tính chính đáng mà chúng cần để hoạt động một cách hiệu quả (xem Gibson, 1997; Klingemann, 1999; Mishler and Rose, 2001; Seligson, 2002). Những người chủ trương cách tiếp cận này xem sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ là cốt yếu trong việc làm mất tính chính đáng chế độ chuyên quyền và hợp pháp hóa dân chủ (xem Chanley, Rudolph, and Rahn, 2000; Newton and Norris, 2000; Anderson and Tverdova, 2001; Newton, 2001).

Hai cách tiếp cận khác – cách tiếp cận công xã chủ nghĩa và cách tiếp cận phát triển con người – đi theo truyền thống của trường phái văn hóa công dân trong việc cho rằng việc làm cho dân chủ hoạt động đòi hỏi nhiều hơn chỉ việc có sự tin tưởng vào các định chế và sự ưa thích dân chủ hơn các hệ thống chính phủ thay thế khác; nó đòi hỏi một bộ rộng hơn của các giá trị công dân.

Cách tiếp cận công xã chủ nghĩa nhấn mạnh các giá trị liên kết các công dân với đời sống công hàng ngày và tăng cường các mối ràng buộc xã hội của họ và sự trung thành của họ với cộng đồng (Bell, 1993; Etzioni, 1996). Theo Putnam (1993, 2000), các định hướng công xã như vậy tạo ra vốn xã hội và được phản ánh trong các hoạt động của mọi người trong các hiệp hội tự nguyện và trong sự tin cậy của họ vào các công dân đồng bào của họ. Như thế, các nhà công xã chủ nghĩa và các nhà lý luận vốn xã hội nhấn mạnh tư cách thành viên trong các các hiệp hội tự nguyện và sự tin cậy giữa cá nhân như cơ sở chung trên đó các nền dân chủ phát đạt (xem Norris, 2002: ch. 8). Một trường phái khác trong sự tranh luận công xã nhấn mạnh sự tuân thủ luật của các công dân và sự trung thành của họ với các quy tắc hành vi tốt, hay cái họ gọi là “tính lương thiện công dân” hay “tính đáng tin cậy,” như nguồn lực đạo đức duy trì và củng cố dân chủ (Crozier, Huntington, and Watanuki, 1975; Levi and Stoker, 2000; Rothstein, 2000). Ngược với các chế độ độc tài, các nền dân chủ chỉ có khả năng đàn áp hạn chế nhằm để thực thi pháp luật. Như thế, nhiều hơn bất kể hệ thống chính phủ khác nào dân chủ phụ thuộc vào sự tự nguyện tuân thủ của các công dân, hay cái chúng tôi sẽ gọi là “sự tuân theo chuẩn mực.”

Cách tiếp cận phát triển con người chia sẻ với cách tiếp cận công xã niềm tin rằng các giá trị công dân, hơn là chỉ các định hướng cụ thể đối với hệ thống chính trị và các định chế của nó, là quan trọng cho dân chủ. Lý thuyết phát triển con người là một lý thuyết về các điều kiện xã hội hạn chế hay mở rộng các lựa chọn của nhân dân. Dân chủ là một trong những điều kiện then chốt của các điều kiện này. Nó thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị, cung cấp cho nhân dân các bảo đảm pháp lý để đưa ra các lựa chọn tự do trong các hoạt động riêng tư và công của họ. Và vì sự lựa chọn con người là ở tâm của dân chủ, các giá trị công dân làm cho nó hoạt động hiệu quả là các giá trị nhấn mạnh sự lựa chọn con người, mà chúng tôi gọi là các giá trị tự-thể hiện. Như thế, không phải tất cả các giá trị công xã và các hình thức của vốn xã hội là quan trọng ngang nhau cho dân chủ, mà trên hết các giá trị được thúc đẩy bởi khát vọng của nhân dân cho quyền tự do và sự lựa chọn con người. Các giá trị tự-thể hiện đề cập đến chiều này. Các giá trị này được hướng thực chất nhất tới bản chất giải phóng của dân chủ.

Sự tin cậy giữa cá nhân, sự tuân theo chuẩn mực, và hoạt động trong các hiệp hội chắc chắn phản ánh các giá trị cộng đồng và vốn xã hội, nhưng chúng không nhất thiết phản ánh các giá trị giải phóng và các hình thức của vốn xã hội được thúc đẩy bởi chúng. Các giá trị cộng đồng có thể là độc đoán và bài ngoại, tạo ra các hình thức “ràng buộc” hơn là “bắc cầu” của vốn xã hội; các hình thức ràng buộc của vốn xã hội tồn tại trong dạng của các mạng lưới hướng nội phơi mọi người ra với áp lực nhóm, hơn là giải phóng họ. Từ góc nhìn của lý thuyết phát triển con người, các hình thức này của các giá trị cộng đồng và vốn xã hội sẽ không hoạt động ủng hộ dân chủ; chỉ các giá trị giải phóng và các hình thức bắc cầu của vốn xã hội mà chúng thúc đẩy làm vậy. Các giá trị giải phóng trao ưu tiên cho tự do cá nhân hơn kỷ luật tập thể, sự đa dạng con người hơn sự tuân thủ nhóm, và sự tự trị công dân hơn quyền uy nhà nước. Các hình thức bắc cầu của vốn xã hội được thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của người dân vào các nhóm hướng nội trong khi tích hợp họ vào các mạng lưới của các tương tác con người lỏng lẻo hơn nhưng đa dạng hơn.

Không phải tất cả các hình thức giá trị cộng đồng và vốn xã hội là thuận lợi cho mục tiêu của dân chủ lên sự lựa chọn con người. Dân chủ đòi hỏi các giá trị nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người, mà được hướng một cách thực chất chống lại sự kỳ thị và tập trung một cách cụ thể vào các yếu tố giải phóng của dân chủ. Cách tiếp cận phát triển con người không ủng hộ lời xác nhận của Almond and Verba (1963) rằng một thành phần mạnh của “các định hướng thần dân” là một phần không thể tách rời của một văn hóa dân chủ công dân. Hoàn toàn ngược lại, chúng tôi cho rằng nền dân chủ yếu hay phi hiệu quả không phản ánh một sự thiếu kỷ luật tập thể, sự tuân tủ nhóm, và sự tuân theo chuẩn mực. Chắc có khả năng hơn rằng thiếu sự không tuân lệnh công dân và sự tự-thể hiện khiến việc làm của các nhà cai trị độc đoán quá dễ. Không phải một cách nhìn phục tùng hơn mà giải phóng hơn là cái hầu hết các xã hội cần để trở nên dân chủ hơn.

Các giá trị tự-thể hiện gồm một sự nhấn mạnh hậu-duy vật lên tự do cá nhân và chính trị, các hoạt động phản kháng dân sự, sự khoan dung với quyền tự do của những người khác, và một sự nhấn mạnh lên sự an lạc chủ quan được phản ánh trong sự hài lòng với cuộc sống. Sự tin cậy giữa cá nhân cũng thuộc về hội chứng này của các giá trị tự-thể hiện (xem Hình 10.2).[1] Tuy vậy, chúng tôi giả thuyết rằng sự liên kết của nó với dân chủ là gián tiếp, hoạt động qua sự liên kết của nó với các thành phần khác của hội chứng các giá trị tự-thể hiện – trên hết, các khát vọng tự do. Giữa các thành phần khác nhau của hội chứng các giá trị tự-thể hiện, các khát vọng hậu-duy vật cho quyền tự do cá nhân và chính trị được tập trung trực tiếp nhất vào sự lựa chọn con người và các quyền mà đảm bảo nó. Vì vậy, chúng tôi giả thuyết rằng các khát vọng tự do này liên kết mật thiết nhất với dân chủ.

Tóm lại, ba cách tiếp cận riêng biệt nhấn mạnh ba khía cạnh khác nhau của văn hóa quần chúng như thuận lợi nhất cho dân chủ. Thứ nhất, cách tiếp cận tính chính đáng (hay cách tiếp cận ủng hộ hệ thống) nhấn mạnh sự tin tưởng thể chế và sự ủng hộ dân chủ. Sự ủng hộ dân chủ được xem là đặc biệt cốt yếu trong việc làm mất tính chính đáng chế độ chuyên quyền và hợp pháp hóa dân chủ, bất chấp các động cơ thúc đẩy và các giá trị làm cơ sở cho sự ủng hộ dân chủ. Thứ hai, cách tiếp cận công xã chủ nghĩa (hay cách tiếp cận vốn xã hội) nhấn mạnh sự tuân theo chuẩn mực, hoạt động hiệp hội, và sự tin cậy giữa cá nhân như tạo ra các ràng buộc cộng đồng và các sự trung thành công dân cho phép dân chủ phát đạt. Thứ ba, cách tiếp cận phát triển con người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, đặc biệt các khát vọng tự do, như sự định hướng quần chúng xác đáng thực chất nhất cho dân chủ và sự nhấn mạnh của nó lên sự lựa chọn con người.

Chiến lược Giải tích

Các định hướng quần chúng nào là cốt yếu nhất cho dân chủ? Các Bảng 11.1 và 11.2 trình bày tương quan và các phân tích hồi quy đo tác động lên dân chủ của mỗi trong các định hướng chúng ta vừa thảo luận. Hãy để chúng tôi nhấn mạnh rằng các số đo của chúng tôi về cả dân chủ hình thức và hiệu quả được đo trong 2000–2, còn tất cả bộ tiên đoán văn hóa chính trị được đo năm hay mười năm sớm hơn: thứ tự thời gian này cho phép chúng tôi diễn giải các kết quả chúng tôi tìm thấy như phản ánh ảnh hưởng của văn hóa chính trị lên các định chế dân chủ.[2] Hơn nữa, các hồi quy trong Bảng 11.2 kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của dân chủ, đưa vào độ dài kinh nghiệm của một xã hội với dân chủ cho đến giữa-các năm 1990 như một bộ tiên đoán thêm, để kiểm soát cho khả năng rằng dân chủ trong 2000–2 đơn giản phản ánh các mức trước của dân chủ – và cho khả năng rằng sự liên kết giữa các giá trị quần chúng và dân chủ đơn giản là một artifact (thành phần lạ) của sự phụ thuộc của các giá trị này lên dân chủ trước đó. Khoảng thời gian kinh nghiệm của một xã hội với dân chủ nói chung có một ảnh hưởng tích cực lên thành tích đến sau của nó (Wessels, 1997). Kiểm soát cho hiệu ứng này, chúng tôi xem xét liệu các giá trị quần chúng cho trước có tác động độc lập đích thực không lên các số đo đến sau của dân chủ.

Giữ truyền thống dân chủ không đổi cũng giúp chúng tôi kiểm soát cho ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, mà có thể là một nhân tố bởi vì các xã hội Tây phương có truyền thống dân chủ dài nhất. Do đó, chúng tôi xem xét các hiệu ứng của các giá trị quần chúng cho trước lên dân chủ trong chừng mực chúng độc lập với một di sản dân chủ Tây phương.

Các bảng trong chương này được tổ chức sao cho ta thấy các hiệu ứng của các kiểu cụ thể của các giá trị quần chúng lên thành tích dân chủ của một xã hội, phân biệt giữa các phiên bản hình thức và hiệu quả của dân chủ tự do. Là rõ từ các bảng này rằng phương sai được giải thích trong dân chủ hình thức đơn thuần là thấp hơn đáng kể phương sai được giải thích trong dân chủ hiệu quả, mà cho biết rằng dân chủ hình thức là hiện tượng bén rễ về mặt xã hội ít hơn dân chủ hiệu quả – một phát hiện đã được thăm dò chi tiết rồi trong Chương 8. Ngoài việc này ra, cùng hình mẫu áp dụng cho cả dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả: các giá trị quần chúng mà cung cấp sự giải thích mạnh nhất về dân chủ hiệu quả cũng cung cấp sự giải thích mạnh nhất về dân chủ hình thức. Bởi vì dân chủ hiệu quả là biến phụ thuộc cốt yếu hơn, sự diễn giải của chúng tôi tập trung vào việc giải thích nó.

Cách tiếp cận tính chính đáng

Sự tin tưởng vào các định chế đã giảm sút trong vài thập niên, trong hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây tiên tiến (Pharr, Putnam, and Dalton 2000; Newton and Norris, 2000; Newton, 2001). Bởi vì thường được cho rằng sự tin tưởng cao vào các định chế là cốt yếu cho dân chủ, sự giảm mạnh này của sự tin tưởng đã thu hút nhiều sự chú ý, làm sống lại luận để về một khủng hoảng tính chính đáng mà Crozier et al. (1975) đã nói rõ ràng trong các năm 1970. Nhưng một mức tin tưởng cao vào các định chế thực sự cốt yếu cho sự hưng thịnh của dân chủ không? Các mức tin tưởng thấp hơn vào các định chế có tạo ra các nền dân chủ ít hiệu quả hơn không? Nhằm để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi đã đo mức tin tưởng trung bình vào các định chế lõi của nhà nước của mỗi công chúng (“sự tin tưởng vào các định chế nhà nước”) và vào tất cả các kiểu định chế mà đã được hỏi (“sự tin tưởng chung vào các định chế”).[3]

Các đánh giá sự tin tưởng tương quan dương ngang tất cả các kiểu định chế, và các phân tích nhân tố tiết lộ không sự khác biệt nào giữa sự tin tưởng vào các kiểu định chế khác nhau: tổng kết lại sự tin tưởng thể chế đối với các định chế khác nhau là có ý nghĩa. Sử dụng chúng, hai hàng đầu trong Bảng 11.1 minh họa rằng hầu như không có mối quan hệ đáng kể nào giữa sự tin tưởng của mọi người vào các định chế và thành tích dân chủ xảy ra sau của một xã hội ngang các kiểu xã hội khác nhau.

BẢNG 11.1. Các tương quan của Dân chủ được Nhấn mạnh bởi Ba cách Tiếp cận (khảo sát sẵn có sớm nhất)

image

Ghi chú: Đầu 1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị II–III (1989–91 hay 1995–97). Giữa-1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị III–IV (1995–97 hay 1999–2001). Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; ** p < 0,010; ***p < 0,001.

Sự tin tưởng vào các định chế, tuy vậy, có thể không hoạt động theo cùng cách ngang các kiểu xã hội khác nhau nhưng là thuận lợi cho dân chủ chỉ bên trong các giới hạn của một di sản dân chủ. Trong trường hợp này tác động của sự tin tưởng vào các định chế sẽ chỉ trở nên rõ ràng nếu ta kiểm soát cho kinh nghiệm trước dưới dân chủ. Chúng tôi làm vậy trong các phân tích hồi quy trong Bảng 11.2, mà kiểm soát cho truyền thống dân chủ trước của một xã hội. Nhưng ngay cả việc giữ dân chủ trước không đổi, sự tin tưởng công chúng vào các định chế không có tác động có ý nghĩa nào lên thành tích dân chủ xảy ra sau của một xã hội. Điều này đúng dù ta phân tích tác động của sự tin tưởng vào các định chế nhà nước hay sự tin tưởng vào tất cả các kiểu định chế. Quả thực, nếu sự tin tưởng công chúng vào các định chế có bất kể tác động nào, nó có khuynh hướng âm hơn là dương, như dấu âm của các hệ số tương quan và hồi quy khác nhau cho biết.

 

image

BẢNG 11.2. Việc giải thích Dân chủ bởi các bộ Tiên đoán Văn hóa Chính trị từ Ba Trường phái Cạnh tranh (các hồi quy tách biệt, mỗi được kiểm soát cho truyền thống dân chủ đến 1995)

Ghi chú: Đầu 1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị II–III (1989–91 hay 1995–97). Giữa-1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị III–IV (1995–97 hay 1999–2001). Cho số các trường hợp trong mỗi hồi quy, xem Bảng 11.1. Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; ** p < 0,010; ***p < 0,001.

Ngạc nhiên như nó có thể có vẻ dưới ánh sáng của văn liệu về chủ đề này (xem Pharr et al., 2000), sự tin tưởng công chúng vào các định chế có vẻ không tác động đến thành tích dân chủ của một xã hội theo bất kể cách có hệ thống nào. Các mức tin tưởng cao hay thấp vào các định chế có thể được thấy trong bất kể kiểu hệ thống chính trị nào, bất chấp thành tích dân chủ của nó. Một số nhà nước độc đoán lâu đời, như Trung Quốc, cho thấy các mức tin tưởng cao vào các định chế, còn một số nền dân chủ lâu đời, như Hoa Kỳ, cho thấy các mức tin tưởng thấp vào các định chế. Sự tin tưởng công chúng vào các định chế không khác nhau một cách có hệ thống giữa các xã hội mà có kinh nghiệm dài hay ngắn với dân chủ. Và nó không có tác động đáng kể nào lên thành tích dân chủ xảy ra sau của một xã hội, bất chấp dù chúng ta kiểm soát cho dân chủ trước. Phát hiện này gây nghi ngờ nghiêm trọng lên tầm quan trọng đã được gán cho sự tin tưởng vào các định chế và sự giảm sút gần đây của nó trong hầu hết các xã hội phát triển. Nó xác nhận sự diễn giải (được đưa ra trong Chương 4) rằng sự giảm tin tưởng vào các định chế không gây ra một sự đe dọa cho dân chủ. Ngược lại, nó phản ánh sự nổi lên của các công chúng ít cung kính hơn, thách thức-elite hơn trong các xã hội hiện đại, mà chúng tôi diễn giải như thuận lợi cho dân chủ.

Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng các mức cao của sự tin tưởng công chúng vào các định chế không phải là một chỉ báo hợp lệ cho văn hóa công dân ủng hộ dân chủ. Theo cùng cách, các mức thấp của sự tin tưởng công chúng vào các định chế không nhất thiết gây ra một đe dọa cho dân chủ. Điều này không có nghĩa rằng sự tin tưởng vào các định chế là hoàn toàn không thích hợp; nó có thể là xác đáng theo những cách cụ thể hơn mà đã chưa được kiểm định ở đây. Nhưng cho dù giả như điều này là thế, vẫn đúng rằng sự tin tưởng vào các định chế không có tác động nhất quán nào lên dân chủ mà hoạt động theo cùng cách ngang tất cả các đơn vị quan sát. Phát hiện này làm mất hiệu lực sự tin tưởng vào các định chế như một chỉ báo chung của văn hóa công dân ủng hộ dân chủ.

Mặc dù sự tin tưởng quần chúng vào các định chế là không liên quan đến dân chủ ở mức hệ thống, điều này có thể không đúng về sự ủng hộ dân chủ của nhân dân nói chung. Về mặt trực giác, người ta cho rằng sự ủng hộ quần chúng cho một hệ thống dân chủ tạo ra các áp lực để đạt hay duy trì dân chủ. Không nghi ngờ gì, đấy là vì sao nhiều chương trình khảo sát khu vực, kể cả Phong vũ biểu các nền Dân chủ Mới (New Democracies Barometer), Latinobarometer, và Afrobarometer, đã gồm các câu hỏi về sự hài lòng của nhân dân với dân chủ, và sự chấp nhận dân chủ. Chúng tôi sẽ xem xét các số đo này. Nhưng chúng tôi đồng ý với Klingemann (1999) và Rose (1995), những người cho rằng ta không được chỉ xem xét sự ủng hộ dân chủ của nhân dân mà cả sự bác bỏ hay sự ủng hộ của họ cho các chế độ thay thế phi dân chủ nữa. Như thế, chúng tôi đo sở thích của nhân dân cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền bằng việc trừ sự chấp nhận chế độ chuyên quyền khỏi sự chấp nhận dân chủ của họ, tạo ra một số đo phản ánh sở thích thuần của nhân dân cho dân chủ. Việc đo các sở thích chế độ theo cách này là quan trọng bởi vì một số người không có một sự hiểu rõ về dân chủ, bày tỏ sự ủng hộ mạnh cho cả các hình thức chính phủ dân chủ và phi dân chủ. Trong các trường hợp như vậy, sự ủng hộ dân chủ của các cá nhân bù lại bởi sự ủng hộ của họ cho các chế độ độc đoán, cho biết rằng họ có các quan điểm lẫn lộn. Ngược lại, những người khác bày tỏ sự ủng hộ dân chủ mạnh và bác bỏ mạnh mẽ các hình thức chính phủ độc đoán, cho thấy một sở thích thuần mạnh cho dân chủ. Những người này được phân loại như “các nhà dân chủ vững vàng.”[4]

Người ta kỳ vọng sự đồng ý với tuyên bố rằng “các nền dân chủ là hình thức chính phủ tốt nhất” sẽ cho thấy tương quan đáng kể với các số đo đến sau của cả dân chủ hình thức và hiệu quả, và nó có, như Bảng 11.1 cho thấy. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát cho dân chủ trước, tác động này trở nên không có ý nghĩa, như Bảng 11.2 cho thấy. Ngược lại, các sở thích của người dân cho dân chủ hơn các chế độ độc đoán thay thế cho thấy một hình mẫu khác. Các tương quan hai biến trong Bảng 11.1 cho thấy một sự liên kết dương đáng kể giữa sự ưa thích hệ thống của một công chúng cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền và các số đo đến sau của dân chủ hình thức và hiệu quả. Nếu chúng ta kiểm soát cho kinh nghiệm trước dưới dân chủ, hiệu ứng vẫn hết sức có ý nghĩa, giải thích 25 phần trăm của biến thiên trong dân chủ hiệu quả mà không được dân chủ trước giải thích.

Các mức tin tưởng thấp vào các định chế công có thể và có đi cùng với các sở thích mạnh cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền. Cho dù mọi người sống trong một nền dân chủ và thích dân chủ mạnh mẽ hơn sự cai trị độc đoán, họ có thể phê phán việc các elite của họ hiện thời vận hành các định chế cụ thể như thế nào – mà dẫn đến sự tin tưởng thấp vào các định chế này. Điều này là thế trong nhiều nền dân chủ Tây phương ngày nay: tuyệt đại đa số công chúng ủng hộ dân chủ hơn các hình thức chính phủ thay thế, nhưng đồng thời bày tỏ sự tin tưởng thấp vào các định chế và sự hài lòng thấp với dân chủ hoạt động thế nào (Klingemann, 1999; Newton, 2001). Việc sống dưới các mức độ an toàn sinh tồn cao dẫn mọi người đặt ưu tiên lên sự tự-thể hiện và dân chủ, nhưng, đồng thời, họ ngày càng phê phán quyền uy.

Sự tin tưởng giảm vào các định chế không nhất thiết phản ánh sự xói mòn các giá trị dân chủ. Và rõ ràng, các định hướng này không phải là các chỉ báo hợp lệ của một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ. Các sở thích cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền, ngược lại, đúng có vẻ là một chỉ báo hợp lệ của một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ, và một chỉ báo hoạt động theo cùng cách ngang tất cả các đơn vị quan sát.

Cách tiếp cận công xã chủ nghĩa

Cả trường phái vốn xã hội và công xã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp hội tự nguyện, cho rằng chúng duy trì cuộc sống cộng đồng và xã hội dân sự mà nền dân chủ mạnh dựa vào (Putnam, 1993, 2000; Norris, 2002: ch. 8). Quan điểm này có thể truy nguyên về tận Tocqueville (1994 [1837]), người xem các hiệp hội tự nguyện như “các trường dân chủ.” Chúng tôi tạo ra hai index đo mức hoạt động tự nguyện trong các hiệp hội của một xã hội, một đo tỷ lệ phần trăm của người dân tích cực trong các hiệp hội xã hội riêng và index khác đo tỷ lệ phần trăm của người dân tích cực trong bất kể loại hội từ nguyện nào.[5]

Như các Bảng 11.1 và 11.2 cho biết, mức hoạt động trong các hiệp hội của một xã hội không cho thấy bất cứ hiệu ứng có ý nghĩa nào lên mức dân chủ, bất chấp liệu chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội không giải thích một lượng biến thiên đáng kể trong hoặc dân chủ hình thức hay dân chủ hiệu quả. Phát hiện này đúng cho hoạt động trong các hiệp hội xã hội và hoạt động tổng thể trong các hiệp hội. Giống sự tin tưởng công chúng vào các định chế, hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội không tác động đến dân chủ theo cách nhất quán nào – và có lẽ vì cùng các lý do. Cả sự tin tưởng công chúng vào các định chế lẫn hoạt động trong các hiệp hội đều không nhất thiết liên kết với tiêu điểm của dân chủ lên sự lựa chọn con người. Việc đơn giản biết mức hoạt động trong các hiệp hội của một xã hội không cho chúng ta biết liệu nhân dân của nó ủng hộ các nguyên tắc độc đoán hay các nguyên tắc dân chủ. Đức đã nổi tiếng vì các tỷ lệ cao về hoạt động trong các hiệp hội tự nguyện dưới các kaiser (hoàng đế), nhưng cho đến thời sau chiến tranh đời sống hiệp hội hưng thịnh của Đức đã không giúp nuôi dưỡng dân chủ.

BẢNG 11.3. Tác động của Các giá trị tự-thể hiện lên Dân chủ, Kiểm soát cho các Chỉ báo Văn hóa Chính trị khác

image

Ghi chú: Các giá trị là các hệ số beta được chuẩn hóa với (các giá trị-T trong ngoặc)

Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; ** p < 0,010; ***p < 0,001.

 

Phát hiện này sẽ làm ngạc nhiên bất kể ai cho rằng tư cách thành viên tích cực trong các hiệp hội đóng một vai trò then chốt trong việc làm cho dân chủ là có thể, nhưng bằng chứng kinh nghiệm là rõ ràng: nó không cho sự giả định này sự ủng hộ nào, cho dù di sản dân chủ của một xã hội được giữ không đổi nhằm để kiểm định liệu hoạt động hiệp hội có giúp chỉ bên trong các giới hạn của dân chủ hiện tồn. Kết quả này không nhất thiết có nghĩa rằng mức hoạt động hiệp hội của người dân là hoàn toàn không xác đáng cho dân chủ, nhưng sự xác đáng của nó có thể phụ thuộc vào kiểu các giá trị thúc đẩy các hoạt động này.

Phát hiện rằng hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội là không thuận lợi một cách cố hữu cho dân chủ dẫn chúng ta để xem xét các giá trị được cho là thuận lợi cho dân chủ. Bên trong phe công xã chủ nghĩa, đã được cho rằng một công chúng mà các công dân của nó cho thấy mức đáng tin cậy cao và theo các chuẩn mực xã hội và tuân theo luật pháp là đặc biệt quan trọng cho các nền dân chủ. Các giá trị này đã được mô tả như “sự đáng tin cậy,” “đạo đức công dân,” hay “sự trung thực công dân” (Coleman, 1990; Scholz and Lubell, 1998; Tyler, 1998; Uslaner, 1999; Levi and Stoker, 2000; Rothstein, 2000; Rose-Ackerman, 2001). Đi theo các tác giả này, chúng tôi đã tạo ra một index “tuân theo chuẩn mực” dựa vào việc người dân không chấp nhận hành vi bất lương, như gian lận thuế hay tránh phí giao thông.[6]

Các Bảng 11.1 và 11.2 chứng minh rằng sự tuân theo chuẩn mực không có mối quan hệ đáng kể nào với dân chủ hình thức hay dân chủ hiệu quả, bất chấp chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Vấn đề của sự tuân theo chuẩn mực là cùng như với sự tin tưởng vào các định chế và hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội: nó không đặc thù cho tiêu điểm giải phóng của dân chủ lên sự lựa chọn con người. Sự tuân theo như vậy có thể phản ánh sự trung thành với các chuẩn mực dân chủ, nhưng nó cũng có thể phản ánh sự trung thành của Adolf Eichmann với các thủ tục Nazi. Sự tuân theo chuẩn mực không nhất thiết là một dấu hiệu của sức khỏe công dân. Nếu sự không chấp thuận mạnh mẽ các sự vi phạm chuẩn mực là phổ biến, điều này đơn giản có thể phản ánh nhận thức về sự thực rằng các tỷ lệ cao của các sự vi phạm chuẩn mực đã trở thành một vấn đề lớn trong xã hội của ta – như được gợi ý bởi sự thực rằng những người Nga có số điểm cao về sự tuân theo chuẩn mực hơn những người Phần Lan. Trong mọi trường hợp, sự tuân theo chuẩn mực cho thấy không tác động nào lên thành tích dân chủ của một xã hội và không có vẻ là một chỉ báo hợp lệ của một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ.

Sự tin cậy giữa cá nhân, ngược lại, có cho thấy một sự liên kết dương đáng kể với cả dân chủ hình thức và hiệu quả (Bảng 11.1). Khi chúng ta kiểm soát cho kinh nghiệm trước với dân chủ (Bảng 11.2), tác động của sự tin cậy giữa cá nhân lên dân chủ hình thức trở nên ít có ý nghĩa hơn, nhưng tác động của nó lên dân chủ hiệu quả vẫn hết sức có ý nghĩa, giải thích 15 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia.[7] Sự tin cậy giữa cá nhân đúng là có một tác động có ý nghĩa lên dân chủ hiệu quả và có vẻ là một chỉ báo hợp lệ về một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ.

Cho đến nay chúng ta có một bức tranh hỗn tạp. Hai chỉ báo được nhấn mạnh bởi cách tiếp cận tính chính đáng, sự tin tưởng công chúng vào các định chế và sự chấp nhận dân chủ, không có tác động nhất quán nào lên dân chủ; trong khi một chỉ báo, các sự ưa thích cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền, đúng là có một tác động nhất quán và có ý nghĩa lên dân chủ. Tương tự, hai chỉ báo được nhấn mạnh bởi phe công xã, hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội và sự tuân theo chuẩn mực, hóa ra không có tác động nhất quán nào lên dân chủ, trong khi chỉ báo khác, sự tin cậy giữa cá nhân, có một tác động có ý nghĩa lên dân chủ.

Cách tiếp cận phát triển con người

Khi chúng ta xem xét các chỉ báo được nhấn mạnh bởi phiên bản giải phóng của chúng ta về lý thuyết phát triển con người, bằng chứng là rõ ràng. Như các Bảng 11.1 và 11.2 minh họa, mọi thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện có một tác động hết sức có ý nghĩa lên chất lượng dân chủ đến sau của một xã hội, bất chấp dù chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Chúng ta đã thấy rồi rằng điều này là đúng về sự tin cậy giữa cá nhân, mà thuộc về hội chứng này, mặc dù nó là thành phần yếu nhất của nó. Nhưng các thành phần khác của các giá trị tự-thể hiện cho thấy các hiệu ứng còn lớn hơn lên dân chủ, và chúng giải thích nhiều hơn đáng kể sự biến thiên về dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho độ dài thời gian một xã hội đã sống dưới các định chế dân chủ. Kết cục này là đặc biệt đúng về định hướng tập trung trực tiếp nhất vào quyền tự do con người: các khát vọng hậu-duy vật cho tự do cá nhân và tự do chính trị. Các khát vọng tự do cho thấy hiệu ứng mạnh nhất lên chất lượng dân chủ của một xã hội, giải thích 37 phần trăm của phương sai trong dân chủ hiệu quả mà không được giải thích bởi độ dài truyền thống dân chủ của một xã hội.

Các hành động thách thức-elite cũng có một tác động độc lập đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng các hành động này đặt áp lực lên các elite để có phản hứng nhanh nhạy hơn và đã giúp để lật đổ các chế độ độc đoán và thiết lập nhiều nền dân chủ làn Sóng thứ Ba, như các nền dân chủ ở Philippines, Hàn Quốc, Nam Phi, hay Cộng hòa Czech (Bernhard, 1993; L. Diamond, 1993a; Foweraker and Landman, 1997; Paxton 2002: 255–57). Nhưng mặc dù các hành động thách thức-elite thường gây áp lực cho dân chủ, chúng cũng có thể được hướng tới các mục tiêu phi dân chủ, nếu chúng không liên kết với các giá trị tự-thể hiện. Điều này giải thích vì sao các hành động thách thức-elite có một tác động nhỏ hơn một chút lên dân chủ so với các khát vọng tự do – yếu tố trung tâm của hội chứng các giá trị tự-thể hiện. Ngoài ra, mặc dù các hành động thách thức-elite có thể đặt các định chế dưới áp lực cho dân chủ, các hành động này đến lượt được làm cho dễ dàng khi có các định chế dân chủ, đơn giản bởi vì các định chế dân chủ cung cấp các quyền dân sự và chính trị làm cho các hành động thách thức-elite hợp pháp, hạ các rủi ro của việc tham gia vào chúng. Các hành động thách thức-elite vì thế bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trước dưới dân chủ, như thế truyền thống dân chủ thâu tóm phần tác động của các hành động thách thức-elite lên các số đo đến sau của dân chủ hiệu quả. Nhưng cho dù chúng ta kiểm soát cho việc một xã hội trải nghiệm dân chủ dài bao nhiêu, các hành động thách thức-elite vẫn có một tác động độc lập đáng kể lên dân chủ đến sau. Các hành động thách thức-elite không chỉ là một sản phẩm của dân chủ; chúng cũng là động cơ của dân chủ hóa, nhất là khi chúng được các giá trị tự-thể hiện thúc đẩy (Welzel et al., 2005). Lại lần nữa, điều này xác nhận sự bén rễ của dân chủ vào sức mạnh nhân dân.

Như chúng ta đã thấy, sự tin cậy giữa cá nhân có một tác động đáng kể lên dân chủ, nhưng hiệu ứng này là yếu hơn đáng kể so với hiệu ứng của các khát vọng tự do. Cùng thế áp dụng cho hai thành phần khác của các giá trị tự-thể hiện: sự khoan dung về đồng tính dục và sự hài lòng với cuộc sống, một số đo về sự nhấn mạnh của người dân đến sự an lạc chủ quan. Lý do vì sao sự khoan dung sự đồng tính dục và sự hài lòng với cuộc sống cho thấy một tác động khiêm tốn hơn lên dân chủ là tương tự với trường hợp của sự tin cậy giữa cá nhân: cả sự tin cậy, sự hài lòng, sự khoan dung đều không tập trung sắc nét lên quyền tự do dân sự và chính trị như các khát vọng tự do. Tuy vậy, sự tin cậy, sự hài lòng với cuộc sống, và sự khoan dung có tác động nào đó lên dân chủ, như các phần của hội chứng rộng hơn của các giá trị tự-thể hiện. Việc này dẫn chúng ta đến để xem xét tác động của hội chứng này như một toàn thể.

Hội chứng rộng của các giá trị tự-thể hiện liên kết các khát vọng tự do với hoạt động phản kháng, sự khoan dung đồng tính dục, sự an lạc chủ quan, và sự tin cậy giữa cá nhân. Như các hệ số tải nhân tố trong Hình 10.2 cho biết, các khát vọng tự do hậu-duy vật có hệ số tải cao nhất lên các giá trị tự-thể hiện, tiếp theo bởi các hành động thách thức-elite, sự hài lòng với cuộc sống, sự khoan dung đồng tính dục, và sự tin cậy giữa cá nhân, mà có hệ số tải yếu nhất. Điều này tạo ra một sự liên kết bất đối xứng với dân chủ, mà được định hình mạnh nhất bởi các khát vọng tự do và ít mạnh nhất bởi sự tin cậy giữa cá nhân. Nhưng mặc dù sự liên kết này là bất đối xứng, hội chứng các giá trị tự-thể hiện như một toàn thể cho thấy một tác động lớn hơn lên dân chủ so với bất kể thành phần nào của nó, kể cả các khát vọng tự do. Như Bảng 11.2 chứng minh, cường độ của các giá trị tự-thể hiện giải thích 55 phần trăm biến thiên trong dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho việc một xã hội sống bao lâu dưới các định chế dân chủ. Toàn thể là lớn hơn trung bình của các phần của nó.

Phát hiện cốt yếu là sự thực rằng hội chứng các giá trị tự-thể hiện giải thích phương sai trong dân chủ hiệu quả nhiều hơn nhiều so với bất kể biến khác nào được nhấn mạnh trong văn liệu văn hóa chính trị. Các hồi quy đa biến được thấy trong Bảng 11.3 xác nhận điểm này một cách nổi bật. Nếu chúng ta kiểm soát cho hội chứng các giá trị tự-thể hiện, thì chẳng cái nào trong các thái độ mà không là phần của hội chứng này có một tác động đáng kể lên dân chủ cả; nhưng tác động của các giá trị tự-thể hiện vẫn hết sức có ý nghĩa và hầu như hoàn toàn không giảm khi chúng ta kiểm soát cho các chỉ báo văn hóa chính trị khác, bất chấp chúng ta sử dụng chỉ báo nào. So các phát hiện này với các phát hiện trong Bảng 8.4 cho biết rằng tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không phải là một artifact (thành phần lạ) của các sự liên kết của nó với bất kể nhân tố xã hội khác nào, dù là nhân tố cấu trúc hay văn hóa. Mặc dù tất cả các lý thuyết xuất sắc trong văn liệu văn hóa chính trị nhấn mạnh các nhân tố khác, các giá trị tự-thể hiện có vẻ đóng vai trò trung tâm. Nhiều nhân tố khác quả thực tương quan với dân chủ, nhưng điều này đúng chủ yếu trong chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể hiện. Tách rời khỏi các giá trị tự-thể hiện, các nhân tố văn hóa chính trị khác có vẻ không xác đáng với dân chủ.

Các phát hiện này ủng hộ sự diễn giải rằng sự lên của một văn hóa nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người tạo thành một lực quan trọng nhất duy nhất trong việc tăng cường dân chủ. Được xem xét dưới ánh sáng này, dân chủ hiệu quả có thể được hiểu như sự biểu thị thể chế của các lực xã hội nhấn mạnh sự lựa chọn con người và sự tự-thể hiện – như lý thuyết phát triển con người của chúng tôi cho là. Các giá trị tự-thể hiện có vẻ là thành phần cốt yếu nhất của một văn hóa công dân dân chủ.

Tính Trung tâm của các Khát vọng Tự do

Tất cả các thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy các sự liên kết đáng kể với dân chủ. Hội chứng này gồm các khát vọng hậu-duy vật cho tự do con người, sự tin cậy giữa cá nhân, các hành động thách thức-elite, sự khoan dung với các nhóm ngoài (out-group), và một sự nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan. Các thuộc tính này đi cùng với nhau bởi vì chúng phản ánh một văn hóa trong đó sự sống sót là đủ an toàn để các nhóm ngoài không có vẻ đe dọa, mọi người cảm thấy đủ an toàn để tin cậy những người khác, và sự tự-lực, sự sáng tạo, và sáng kiến có ưu tiên cao. Quyền tự do biểu đạt và quyền tự do lựa chọn ngày càng được đánh giá cao, cả cho chính mình và cho những người khác.

Sự nhấn mạnh rõ rệt đến sự lựa chọn con người nằm tại lõi của hội chứng các giá trị tự-thể hiện. Sự thực này trở nên rõ hơn khi chúng ta tập trung vào các khát vọng tự do hậu-duy vật, mà nhấn mạnh quyền tự do cá nhân và chính trị. Các khát vọng này liên quan trực tiếp nhất đến sự lựa chọn con người. Các khát vọng tự do là một hiện tượng hậu-duy vật có khuynh hướng phổ biến nhất trong các xã hội hậu công nghiệp. Nhưng các khát vọng tự do không độc nhất cho các xã hội hậu công nghiệp. Chúng tồn tại ở các mức độ thay đổi trong tất cả các xã hội, và trong chừng mực chúng hiện diện, chúng có khuynh hướng định hình sự lôi cuốn của một xã hội với dân chủ.

Mối quan hệ mà các thái độ quần chúng khác có với các khát vọng tự do phản ánh việc các thái độ này liên hệ mật thiết ra sao với bản chất giải phóng của dân chủ – các giá trị tự-thể hiện, hay sự đối lập của chúng, chủ nghĩa tuân thủ xã hội. Các thái độ mà tương quan dương với các khát vọng tự do có một tác động dương lên dân chủ; các thái độ không tương quan thì không. Đấy là vì sao các thái độ được nhấn mạnh bởi cách tiếp cận công xã và cách tiếp cận tính chính đáng được thấy không có tác động nào đến dân chủ, trong khi các thái độ khác thì có.

Thí dụ, sự tin tưởng công chúng vào các định chế không có tác động nào đến dân chủ (xem Bảng 11.2), phản ánh sự thực rằng sự tin tưởng vào các định chế không liên hệ với các khát vọng tự do. Sự tin tưởng vào các định chế có thể mạnh trong các xã hội độc đoán như trong các xã hội dân chủ. Như thế, các khát vọng tự do quần chúng về cơ bản không tương quan với sự tin tưởng công chúng vào các định chế nhà nước (r = 0,05, N = 61), và chúng có một tương quan âm (tuy không có ý nghĩa) với sự tin tưởng tổng thể vào các định chế (r = −0,18, N = 61). Ngược lại, chỉ báo nhiều-khoản của chúng tôi về các sự ưa thích quần chúng cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền có một tác động đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng các sự ưa thích này tương quan mạnh và có ý nghĩa với các khát vọng tự do với r = 0,53.

Tương tự, chẳng kiểu nào của các hành động tự nguyện trong các hiệp hội cho thấy một tác động đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng hành động tình nguyện trong các hiệp hội không liên kết một cách đáng kể với các khát vọng tự do. Nhưng mức quần chúng của sự an lạc chủ quan, các hành động thách thức-elite, và sự khoan dung tất cả đều cho thấy các hiệu ứng đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng tất cả các thành phần này tương quan mạnh với các khát vọng tự do, gây ra hội chứng các giá trị tự-thể hiện.

Hình 11.1 tóm tắt các phát hiện này, cho thấy rằng sự liên kết giữa một chỉ báo văn hóa chính trị cho trước và dân chủ hiệu quả là một hàm tuyến tính của sự liên kết của chỉ báo với các khát vọng tự do. Các chỉ báo mà liên kết dương với các khát vọng tự do cũng cho thấy một tương quan dương với dân chủ, và các chỉ báo liên kết âm với các khát vọng tự do liên kết âm với dân chủ –và một chỉ báo liên kết càng mạnh với các khát vọng tự do, sự liên kết với dân chủ càng mạnh. Phát hiện này xác nhận phiên bản giải phóng của lý thuyết phát triển con người, cho biết rằng dân chủ là một sự phản ánh thể chế của sự nhấn mạnh quần chúng đến sự lựa chọn và quyền tự do con người.

image

HÌNH 11.1. Các thái độ quần chúng liên kết với dân chủ hiệu quả chủ yếu trong chừng mực chúng liên kết với các khát vọng tự do.

Sự Tin tưởng Thể chế và sự Tin cậy giữa Cá nhân

Là quan trọng rằng sự tin tưởng vào các định chế và sự tin cậy giữa cá nhân có các mối quan hệ khác nhau với các khát vọng tự do. Phát hiện này là nhất quán với sự phân biệt của Putnam (1993) giữa sự tin cậy “ngang” và sự tin cậy “dọc.”

Sự tin tưởng vào các định chế được định hướng dọc bởi vì nó phản ánh sự tin cậy vào các hệ thứ bậc được thể chế hóa qua đó các nhà chức trách sử dụng quyền lực đối với công chúng. Như Putnam lý lẽ, các hình thức mạnh của sự tin cậy dọc là điển hình của các xã hội với các ràng buộc thứ bậc mạnh. Các ràng buộc này củng cố cường độ của sự tin cậy nhưng đồng thời hạn chế bán kính xã hội của nó: sự tin cậy của người ta tập trung hẹp vào quyền uy của các lãnh đạo nhưng không bao gồm những người ngang hàng bên ngoài nhóm chính của người ta (xem cả Banfield, 1958; Fukuyama, 1995, 2000).

Ngược lại, sự tin cậy suy rộng giữa cá nhân được định hướng ngang bởi vì nó phản ánh sự tin cậy giữa các công dân bình đẳng. Sự tin cậy ngang đặc trưng cho các xã hội giai cấp trung lưu quân bình trong đó mọi người liên kết với nhau bằng các mạng lưới tương tác kinh tế và công dân đa dạng. Sự tin cậy ngang không nhất thiết mạnh mẽ, nhưng bán kính xã hội của nó là tương đối lớn. Sự tin cậy ngang phản ánh “sức mạnh của các mối ràng buộc yếu” trong đó nó “bắc cầu” hơn là “gắn kết” (xem Granovetter, 1973). Bởi vì sự tin cậy ngang phản ánh và tạo ra các tương tác công dân có động cơ thúc đẩy một cách tự trị, nó liên kết với sự giải phóng hơn là chủ nghĩa tuân thủ. Do đó, sự tin cậy ngang là thuận tiện hơn cho sự hợp tác công dân mà đặt các elite dưới áp lực dân chủ hóa hơn là sự tin cậy dọc. Sự tin cậy dọc có thể giúp làm cho nhân dân ngoan ngoãn với quyền lực độc tài.

Rokeach (1960) và Rosenberg and Owens (2001) cho rằng các mức cao của sự tin cậy vào những người khác cho biết một bầu không khí xã hội “cởi mở,” điển hình cho các xã hội nhấn mạnh tự do. Điều này giải thích sự liên kết mức-xã hội dương giữa sự tin cậy giữa cá nhân và các khát vọng tự do. Theo định nghĩa, các xã hội trong đó các khát vọng tự do được nhấn mạnh rõ rệt được thúc đẩy bởi một tính thần giải phóng, mà đến lượt ngụ ý một sự định hướng phê phán đối với các hệ thống thứ bậc và các nhà chức trách (Nevitte, 1996). Điều này giải thích sự liên kết yếu nhưng âm giữa các khát vọng tự do và sự tin tưởng vào các định chế (II). Bởi vì các khát vọng tự do phản ánh sự tự trị khỏi, hay thậm chí sự bất tuân đối với, quyền uy được thể chế hóa, chúng làm giảm sự tin tưởng công chúng vào các định chế – đặc biệt trong chừng mực sự tin tưởng này phản ánh một quan điểm độc đoán.

Theo một số nhà lý luận vốn xã hội, sự tin cậy giữa cá nhân giữa các công dân và sự tin tưởng công chúng vào sự hoạt động của các định chế phải đi cùng nhau (xem Newton, 2001). Thực ra, chúng không, bởi vì chúng được liên kết theo những cách ngược nhau với các khát vọng tự do.

Các Hình thức Tuân thủ và Thách thức của Chủ nghĩa Hoạt động Công dân

Các khát vọng tự do hậu-duy vật giúp phân biệt giữa các loại tin cậy khác nhau cũng như giữa các loại can dự công dân khác nhau. Các hình thức thách thức-elite của chủ nghĩa hoạt động (activism) – như sự tham gia vào các cuộc biểu tình, các cuộc tẩy chay, và các kiến nghị – liên kết dương với các khát vọng tự do quần chúng: tỷ lệ phần trăm của những người đã ký một kiến nghị, đã dự một cuộc biểu tình, hay một cuộc tẩy chay tương quan với các khát vọng tự do hậu-duy vật ở mức hết sức có ý nghĩa (r = 0,62). Các hành động thách thức-elite phản ánh một toàn thể công dân phê phán mà các thành viên của nó có khả năng và sẵn sàng đặt các nhà chức trách đương chức dưới áp lực để đáp ứng với các đòi hỏi của họ.

Vì thế, chúng ta thấy rằng các khát vọng tự do quần chúng liên kết dương với hành động thách thức-elite; nhưng hành động tự nguyện trong các hiệp hội chính thức cho thấy một mối quan hệ hơi âm với các khát vọng tự do (xem Hình 11.1). Phù hợp với sự thực này, hoạt động thách thức-elite có một tác động đáng kể lên dân chủ, nhưng hoạt động trong các hiệp hội thì không, như các Bảng 11.1 và 11.2 đã chứng minh.

Nhiều hiệp hội truyền thống, đặc biệt các nhà thờ, các nghiệp đoàn lao động, và các đảng chính trị, được tổ chức một cách quan liêu và bị chi phối bởi các giới lãnh đạo nhỏ. Chúng phản ánh Quy luật Sắt của nhóm Đầu sỏ của Michels (1962 [1912]). Cho nên, khi các khát vọng tự do trở nên phổ biến hơn trong các xã hội hậu công nghiệp, số thành viên trong các hiệp hội quan liêu truyền thống đã giảm xuống (xem Putnam, 2000; Norris, 2002: ch. 9). Florida (2002) mô tả điều này như “sự kết thúc của thời đại tổ chức” trong đó các bộ máy tổ chức tạo ra các đoàn quân của những người đi theo đồng dạng. Điều này không có nghĩa rằng những người với các khát vọng tự do mạnh là những kẻ hư vô chủ nghĩa chính trị chỉ tìm cách để tối đa hóa các mục tiêu riêng của họ. Ngược lại, trong các xã hội định hướng tự do mọi người có khuynh hướng can dự vào các hình thức biểu cảm của hành động công dân mà cho phép sự tự trị cá nhân và sự tự-quyết nhiều hơn. Các hành động này, mà cho phép người dân can dự và rời khỏi như họ chọn, đã trở nên ngày càng phổ biến hơn trong các thập niên gần đây (xem Norris, 2002: ch. 10). Như Chương 4 đã chứng minh, tỷ lệ người dân tham gia vào các kiến nghị, các cuộc biểu tình, và các cuộc tẩy chay công dân đã tăng rõ rệt từ 1974 đến 2001 trong tất cả tám xã hội Tây phương mà có sẵn dữ liệu (xem cả Dalton, 2001; Welzel, Inglehart, and Deutsch, 2004).[8] Mức tổng thể của hoạt động công dân trong các nền dân chủ hiện đại đã không giảm; nó vẫn không đổi hay đã tăng lên (Norris, 2002: ch. 8). Nhưng nó đã dịch chuyển xa khỏi các hình thức tuân thủ của sự tham gia, tới các hình thức thách thức-elite của hoạt động diễn cảm. Các hoạt động này đã trở thành một phần không thể tách rời của vốn tiết mục thông thường của người dân đến mức họ không còn coi là không theo quy ước nữa và không còn gắn nhiều sự đưa tin trong các phương tiện truyền thông đại chúng nữa.

Cho đến bây giờ, các nhà lý luận vốn xã hội chủ yếu đã đo hoạt động trong các hiệp hội chính thức nhằm để đánh giá các mức hợp tác công dân, bỏ qua tính xác đáng của các hành động thách thức-elite, mặc dù các hành động này cũng phản ánh sự hoạt động của các mạng xã hội, hành động tập thể được phối hợp, và sự hợp tác công dân – lõi của định nghĩa về vốn xã hội từ Bourdieu (1986) đến Coleman (1990) đến Putnam (1993). Chúng tôi thậm chí cho rằng các hành động thách thức-elite là một chỉ báo tốt hơn về kiểu công dân của vốn xã hội hoạt động cho lợi ích của dân chủ hơn là các hoạt động công dân quy ước. Vì các hành động thách thức-elite phản ánh một công chúng định hướng tự do và phê phán có khả năng tổ chức sự kháng cự và huy động sức mạnh nhân dân. Lịch sử đã cho thấy rằng đấy là thuốc giải độc hiệu quả nhất cho các phương pháp độc đoán và các lãnh đạo chuyên chế.

Tác động mà các chỉ báo khác nhau của văn hóa chính trị có lên thành tích dân chủ đến sau của một xã hội phản ánh việc chỉ báo này liên kết mật thiết ra sao với các khát vọng tự do, như Hình 11.1 đã chứng minh. Phát hiện này nhấn mạnh bản chất giải phóng của dân chủ: dân chủ hoạt động tốt nhất trong một văn hóa nhấn mạnh sự lựa chọn con người.

Sự Ủng hộ Dân chủ Nội tại và Phương tiện

Hầu hết nghiên cứu về các sự liên kết giữa các thái độ quần chúng và dân chủ đã tập trung vào việc đo sự ủng hộ công khai cho các định chế dân chủ. Điều này là có thể hiểu được: cách hiển nhiên và trực tiếp nhất để đo sự ủng hộ dân chủ là để hỏi mọi người nếu họ ủng hộ dân chủ, và liệu họ thích nó hơn các hình thức chính phủ khác. Nhưng, như chúng ta đã thấy, các thái độ nào đó, tạo thành hội chứng các giá trị tự-thể hiện, thậm chí là chỉ báo tốt hơn về mức độ mà văn hóa chính trị của một xã hội cho trước là thuận lợi cho dân chủ hơn bản thân sự ủng hộ công khai cho dân chủ.

Một thập niên đã trôi qua kể từ làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba sinh ra một dòng thác của các nền dân chủ mới, nêu ra câu hỏi, sự ủng hộ dân chủ vững vàng Thế nào trong các nước này? Trong các năm ở giữa, sự ủng hộ công chúng cho dân chủ đã nhạt phai trong một số nước, nhiều trong số đó là dân chủ chỉ trên danh nghĩa. Các nghiên cứu về văn hóa chính trị Nga (Gibson and Duch, 1994; Miller et al., 1994; Gibson, 1996, 1997, 2001; Fleron and Ahl, 1998; Rose, 2000) đã chỉ ra rằng một đa số vững chắc của nhân dân Nga ủng hộ các định chế dân chủ. Với các sắc thái thay đổi, các nghiên cứu này kết luận rằng triển vọng cho dân chủ là tốt.

Mặc dù văn liệu này hoàn toàn đúng trong việc phát hiện rằng hầu hết những người Nga có các thái độ thuận lợi đối với dân chủ, khi các phát hiện này được xem xét trong một viễn cảnh ngang-văn hóa rộng hơn, ta thấy rằng sự ủng hộ dân chủ là tương đối yếu ở Nga – quả thực, nó là yếu hơn hầu như bất kể nước khác nào trong số hơn bảy mươi xã hội được các Khảo sát Giá trị phủ. Hơn nữa, theo một số chỉ báo quan trọng, các định hướng ủng hộ dân chủ giữa nhân dân Nga trở nên yếu hơn, không phải mạnh hơn, trong các năm 1990. Đối với một số nhà quan sát, là không rõ ngay cả sự giả bộ của dân chủ bàu cử sẽ sống sót bao lâu trong các nhà nước kế vị Soviet, ngoại trừ các nước cộng hòa Baltic (Brzezinski, 2001).

Các triển vọng cho dân chủ trong các nước Islamic cũng đã bị nghi ngờ, với một số tác giả cho rằng các giá trị cơ bản của các công chúng Islamic có thể không tương thích với dân chủ tự do (Huntington, 1996). Ngược với lời xác nhận này, chúng tôi thấy sự ủng hộ dân chủ phổ biến một cách đáng ngạc nhiên trong số mười hai công chúng Islamic được bao gồm trong đợt 1999–2001 của các Khảo sát Giá trị Thế giới. Nhưng các chỉ báo tiêu chuẩn của sự ủng hộ dân chủ đáng tin cậy thế nào?

Vài chương trình nghiên cứu kinh nghiệm lớn giám sát sự ủng hộ công chúng cho các định chế dân chủ, kể cả Phong vũ biểu các nền Dân chủ Mới (New Democracies Barometer), Barometer Nga Mới, Latinobarometer, Afrobarometer, và các Khảo sát Giá trị. Mức độ đồng thuận nào đó đã được phát triển liên quan đến các mục nào là hiệu quả nhất, để cho các câu hỏi nhất định, đo sự ủng hộ công khai dân chủ, thường xuyên được dùng trong các khảo sát này. Các câu hỏi này có vẻ được thiết kế khéo, và chúng chứng tỏ sự nhất quán nội tại: những người nói họ ủng hộ dân chủ trên một chỉ báo có khuyng hướng ủng hộ dân chủ trên các chỉ báo khác. Nhưng niềm tin của chúng ta vào các số đo này dựa hoàn toàn vào sự hợp lệ danh nghĩa của chúng: không ai đã chứng minh rằng một mức cao của sự ủng hộ quần chúng cho các khoản này thực sự là thuận lợi cho các định chế dân chủ.

Ngày nay, sự ủng hộ công khai cho dân chủ là phổ biến giữa các công chúng khắp thế giới. Trong nước này sau nước khác, các đa số rõ ràng của dân cư ủng hộ dân chủ. Trong hai đợt gần nhất của các Khảo sát Giá trị, một đa số áp đảo của dân cư trong hầu như mọi xã hội đã mô tả “có một hệ thống chính trị dân chủ” như hoặc “tốt” hay “rất tốt.” Trong nước trung vị, đầy đủ 92 phần trăm của những người được phỏng vấn đã cho một sự đánh giá tích cực về dân chủ. Công chúng Nga đã xếp hạng thấp nhất, với 62 phần trăm bày tỏ một ý kiến thuận lợi về dân chủ. Số thấp nhất tiếp theo được thấy ở Pakistan, nơi 68 phần trăm ủng hộ dân chủ. Mặc dù Pakistan xếp hạng tương đối thấp, hầu hết các nước Islamic được khảo sát xếp hạng tương đối cao: ở Albania, Ai Cập, Bangladesh, Azerbaijan, Indonesia, Morocco, và Thổ Nhĩ Kỳ, từ 92 đến 99 phần trăm của công chúng ủng hộ các định chế dân chủ – một tỷ lệ cao hơn Hoa Kỳ. Các công chúng Islamic có thể chống-phương Tây trong nhiều khía cạnh, nhưng, ngược với niềm tin phổ biến, lý tưởng dân chủ có sự hấp dẫn mạnh mẽ trong thế giới Islamic.

Tại điểm này trong lịch sử, dân chủ có một hình ảnh tích cực áp đảo khắp hành tinh. Điều này đã không luôn luôn đúng. Trong các năm 1930 và 1940, các chế độ phát xít đã nhận được sự chấp thuận quần chúng áp đảo trong nhiều nước; và trong nhiều thập niên, các chế độ cộng sản đã có sự ủng hộ rộng rãi. Nhưng trong thập niên qua, dân chủ đã trở thành hầu như mô hình chính trị duy nhất với sự hấp dẫn toàn cầu. Mặc dù Francis Fukuyama có thể đã phóng đại trong việc gọi điều này là “sự Kết thúc của Lịch sử,” chúng ta có vẻ đang sống trong một thời đại mới thực sự trong đó các thay thế chính của dân chủ đã bị mất tín nhiệm.

Nghiên cứu về văn hóa chính trị được thúc đẩy bởi giả thiết rằng các thái độ ủng hộ dân chủ là thuận lợi cho các định chế dân chủ. Nếu điều này đúng, dân chủ phải là thịnh hành nhất trong các nước nơi các thái độ ủng hộ dân chủ là phổ biến. Nhưng đấy là một vấn đề kinh nghiệm, không phải cái gì đó có thể đơn giản được giả thiết. Và bằng chứng cho biết rằng, mặc dù các câu trả lời quần chúng cho các câu hỏi này có khuynh hướng tương quan với dân chủ ở mức xã hội, nhiều trong số chúng là các bộ tiên đoán yếu.

Tuyệt đại đa số đồng ý rằng “Có một hệ thống chính trị dân chủ là một cách tốt để cai quản nước này,” nhưng khoản này hóa ra là một bộ tiên đoán tương đối khiêm tốn của dân chủ mức-xã hội, cho thấy các tương quan chỉ 0,38 và 0,42 với các phiên bản hình thức và hiệu quả của dân chủ trong Bảng 11.1. Những người Albania và Armenia là chắc có khả năng đồng ý với khoản này hơn những người Thụy Điển và Thụy Sĩ. Index nhiều-khoản (multi-item) được thiết kế khéo, mà đo các sở thích hệ thống cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền, có sức mạnh giải thích mạnh hơn bất kể thành phần nào của nó, như Bảng 11.1 cũng chứng minh. Index này cho thấy một tương quan 0,57 với dân chủ hình thức và một tương quan 0,68 với dân chủ hiệu quả. Các nước xếp hạng cao về sự ủng hộ dân chủ và bác bỏ sự cai trị độc đoán có khuynh hướng là các nền dân chủ hiệu quả. Như thế, các khoản tiêu chuẩn được dùng để giám sát sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ không thể được lấy theo giá trị danh nghĩa, nhưng một index nhiều-khoản được thiết kế khéo cung cấp một bộ tiên đoán tốt về một xã hội cho trước thật sự dân chủ thế nào.

Nhưng nhiều thành phần thái độ của các giá trị tự-thể hiện (không cái nào trong số đó nhắc tường minh đến dân chủ) thậm chí là bộ tiên đoán mạnh của dân chủ hiệu quả hơn index này của sự ủng hộ tường minh, như nửa dưới của Bảng 11.1 chứng minh. Mức độ mà một xã hội có một văn hóa cơ sở về hành động thách thức-elite và mức độ mà nhân dân của nó trao ưu tiên cao cho sự an lạc chủ quan, quyền tự do ngôn luận, và sự tự-thể hiện thậm chí là các bộ tiên đoán về dân chủ hiệu quả còn mạnh hơn liệu mọi người nói họ thích dân chủ hơn chế độ chuyên quyền. Các khát vọng tự do là bộ tiên đoán mạnh nhất duy nhất về một xã hội là dân chủ thế nào. Những người nhấn mạnh quyền tự do con người quý trọng quyền tự do dân chủ một cách nội tại (thực chất) và không ủng hộ dân chủ chỉ chừng nào nó liên kết với sự thịnh vượng. Như thế, các khát vọng tự do cho thấy một tương quan 0,80 với mức dân chủ hiệu quả của một xã hội – một sự liên kết mạnh hơn bất kể khoản nào đo sự ủng hộ tường minh cho dân chủ; quả thực, nó là một bộ tiên đoán về dân chủ mức-hệ thống mạnh hơn rất nhiều so với index bốn-khoản đo sự ưa thích dân chủ hơn chế độ chuyên quyền của người dân.

Có lẽ phát hiện gây ngạc nhiên nhất là sự thực rằng các sự ưa thích quần chúng cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền không có tác động độc lập nào lên dân chủ, khi chúng ta kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện (xem Bảng 11.3). Các khoản được dùng để đo sự ưa thích hệ thống hỏi rõ ràng về sự ủng hộ dân chủ và các thay thế độc đoán. Về mặt nội dung danh nghĩa, chúng có thể có vẻ cung cấp các số đo lý tưởng về một văn hóa chính trị dân chủ, nhưng về mặt kinh nghiệm chúng tỏ ra là các bộ tiên đoán dân chủ yếu hơn nhiều so với các giá trị tự-thể hiện. Phát hiện này là quan trọng và không hề hiển nhiên. Để minh họa nó, các Hình 11.2a và 11.2b cho thấy tác động của các sự ưa thích hệ thống cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền và các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, với các sự kiểm soát lẫn nhau.

 

image

HÌNH 11.2a. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho tỷ lệ phần trăm “các nhà dân chủ vững vàng” của mỗi nước.

 

Dựa vào bằng chứng từ tất cả bốn đợt Khảo sát Giá trị, Hình 11.2a cho thấy tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho tỷ lệ phần trăm của những người bày tỏ sự ưa thích mạnh cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền (“các nhà dân chủ vững vàng”) trong mỗi xã hội. Như hình này cho biết, các xã hội với các giá trị tự-thể hiện phổ biến hơn mức mà tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý cũng có các mức dân chủ hiệu quả cao hơn mức mà tỷ lệ phần trăm các nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý (xem vị trí của Phần Lan, New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Australia). Ngược lại, các xã hội với các giá trị tự-thể hiện ít phổ biến hơn mức mà tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng gợi ý có các mức dân chủ hiệu quả thấp hơn mức mà tỷ lệ phần trăm nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý (xem vị trí của Nigeria, Nam Tư, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Venezuela). Tổng thể, sự biến thiên về cường độ của các giá trị tự-thể hiện mà là độc lập với tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng giải thích 76 phần trăm của biến thiên về dân chủ hiệu quả mà là độc lập với tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng. Các giá trị tự-thể hiện có một tác động rất mạnh lên dân chủ hiệu quả, cho dù chúng ta kiểm soát cho tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng.

image

HÌNH 11.2b. Tác động của tỷ lệ phần trăm của “các nhà dân chủ vững vàng” trong một nước, lên mức dân chủ hiệu quả của nó, kiểm soát cho mức các giá trị tự-thể hiện của nó.

 

Hình 11.2b cho thấy tác động của các sở thích quần chúng cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền (tỷ lệ phần trăm của “các nhà dân chủ vững vàng”) lên dân chủ hiệu quả, kiểm tra cho cường độ các giá trị tự-thể hiện. Có một mối quan hệ yếu mà chỉ tồn tại bởi vì một trường hợp lực đòn bẩy duy nhất: Việt Nam.[9] Không có Việt Nam, thì không có mối quan hệ chút nào. Dù sao đi nữa, tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng trong các xã hội như Hungary, Nigeria, hay Croatia là cao hơn mức mà cường độ các giá trị tự-thể hiện trong các xã hội này gợi ý, trong khi các nước như Mexico, Nga, hay Đài Loan có một tỷ lệ phần trăm các nhà dân chủ vững vàng thấp hơn mức cường độ các giá trị tự-thể hiện trong các nước này gợi ý. Phần lớn biến thiên trong tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng là độc lập với cường độ của các giá trị tự-thể hiện. Nhưng biến thiên độc lập này trong tỷ lệ các nhà dân chủ vững vàng giải thích cho chỉ 12 phần trăm trong biến thiên của dân chủ hiệu quả. Như thế, tách rời khỏi các giá trị tự-thể hiện, các sự ưa thích dân chủ hơn chế độ chuyên quyền không có một tác động mạnh lên dân chủ hiệu quả. Các sự ưa thích này liên kết với dân chủ hiệu quả chủ yếu trong chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể hiện.

image

HÌNH 11.3. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên sự ủng hộ công khai dân chủ.

Mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và sự ủng hộ dân chủ có vẻ vững chắc thật tiết lộ, như Hình 11.3 chứng minh. Các giá trị tự-thể hiện giải thích khoảng 25 phần trăm của phương sai trong tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng. Nhưng hiệu ứng này phản ánh một mối quan hệ cong phi tuyến, cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện phổ biến là một điều kiện đủ nhưng không phải điều kiện cần để tạo ra các đa số các nhà dân chủ vững vàng. Nếu hơn 43 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện (mà là mức của Mexico), một đa số công dân của nó sẽ là “các nhà dân chủ vững vàng.” Không có ngoại lệ nào: trên mức này của các giá trị tự-thể hiện, ta luôn luôn tìm thấy một đa số của các nhà dân chủ vững vàng. Nhưng điều ngược lại không đúng: các xã hội mà các công dân của nó đặt sự nhấn mạnh tương đối thấp lên sự tự-thể hiện con người có thể cho thấy các mức hoặc thấp hay cao của sự ủng hộ công khai dân chủ, trải từ gần 0 phần trăm ở Việt Nam đến 95 phần trăm ở Bangladesh. Lời nói đãi bôi cho dân chủ có thể dựa vào các động cơ đa dạng, kể cả niềm tin rằng trở thành dân chủ có nghĩa là giàu có và hùng mạnh. Do đó, sự ủng hộ công khai dân cho chủ không nhất thiết phản ánh một văn hóa nhấn mạnh sự lựa chọn con người.

Ở mức cá nhân, sự ủng hộ dân chủ có khuynh hướng liên kết với các giá trị tự-thể hiện bởi vì hầu như tất cả mọi người nhấn mạnh rõ rệt đến sự tự-thể hiện cũng ủng hộ dân chủ. Nhưng nhiều người không nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện cũng ủng hộ dân chủ vì các lý do khác, như tin rằng dân chủ có nghĩa là an toàn và thịnh vượng. Các động cơ khác này mang tính phương tiện; chúng không phản ánh một sự đánh giá cao bản thân dân chủ; chúng phản ánh sự ủng hộ dân chủ trong chừng mực nó được cho là liên kết với sự thịnh vượng và trật tự. Loại ủng hộ này có thể nhanh chóng biến mất nếu kinh nghiệm của một xã hội dưới dân chủ gây thất vọng. Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng sự ủng hộ quần chúng công khai cho dân chủ đẫn đến dân chủ hiệu quả chỉ trong chừng mực nó liên kết với các giá trị tự-thể hiện.

Sự thực rằng các thái độ khác nhau có thể thúc đẩy để bày tỏ sự ủng hộ công khai cho dân chủ đã được Bratton and Mattes (2001) chứng minh. Sử dụng dữ liệu khảo sát từ Afrobarometers, Bratton và Mattes đã thấy rằng sự ủng hộ mức-cá nhân cho dân chủ liên kết mạnh với các sự đánh giá thành tích, đặc biệt các đánh giá liên quan đến kinh tế và luật và trật tự: những người tin rằng các nền dân chủ là thành công hơn các chế độ khác trong việc quản lý sự phát triển kinh tế và làm giảm căng thẳng xã hội có khuynh hướng thích các nền dân chủ hơn các hệ thống chính trị khác. Chúng tôi lặp lại phân tích này với dữ liệu từ các Khảo sát Giá trị, với những kết quả tương tự (xem Bảng 11.4): cái mọi người tin về thành tích chính sách của các nền dân chủ[10] (mà đề cập đến sự ủng hộ phương tiện) là một bộ tiên đoán mạnh hơn về sự ưa thích hệ thống cho dân chủ hơn là sự nhấn mạnh của họ đến các giá trị tự-thể hiện (mà đề cập đến sự ủng hộ nội tại). Hình mẫu này là phổ quát vì nó đúng cho tất cả năm kiểu xã hội: trong tất cả các kiểu xã hội, từ các xã hội hậu công nghiệp đến các xã hội nguyên-cộng sản đến các xã hội thu nhập-thấp, các động cơ ủng hộ phương tiện giải thích nhiều sự ưa thích hệ thống của người dân cho dân chủ hơn các động cơ ủng hộ nội tại giải thích. Chắc chắn, những người với các giá trị tự-thể hiện mạnh ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ, nhưng những người đặt ít sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện cũng bày tỏ sự ủng hộ dân chủ, nếu họ tin rằng các nền dân chủ là tốt trong việc vận hành nền kinh tế và duy trì trật tự.

BẢNG 11.4. Giải thích sự Ủng hộ Dân chủ mức-Cá nhân bởi các Động cơ Phương tiện và Nội tại

image

Ghi chú: Các giá trị là các hệ số beta được chuẩn hóa. Tất cả các hệ số có ý nghĩa ở mức 0,001.

Nguồn: Dữ liệu lấy từ Các khảo sát Giá trị III–IV (1995–2001).

 

Sự ủng hộ dân chủ không nhất thiết phản ánh sự ủng hộ nội tại, ngay cả khi số đo của ta là một index nhiều-khoản được thiết kế khéo của các sự ưa thích thuần cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền. Sự ủng hộ công khai cho dân chủ phản ánh sự ủng hộ nội tại chỉ trong chừng mực nó liên kết với các giá trị tự-thể hiện, và sự liên kết này thâu tóm chỉ một phần nhỏ của phương sai trong sự ủng hộ dân chủ. Trong nhiều nước, sự ủng hộ dân chủ bị các động cơ phương tiện thổi phồng mạnh. Chính xác bởi vì các câu hỏi được dùng để đo các giá trị tự-thể hiện không đưa ra dẫn chiếu rõ ràng nào đến dân chủ, chúng không bị thổi phồng bởi lời nói đãi bôi với dân chủ, mà đã trở thành một từ đáng mong muốn về mặt xã hội. Bản thân sự ủng hộ công khai cho dân chủ không phải là thành phần quan trọng nhất trong một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ. Còn quan trọng hơn là các động cơ làm cơ sở cho sự ủng hộ này, cho biết liệu sự ủng hộ mang tính phương tiện thuần túy hay phản ánh cam kết nội tại cho dân chủ được các giá trị tự-thể hiện khai thác.

Thế giới đương thời không còn bị chia giữa những người ủng hộ và những người phản đối dân chủ nữa; tuyệt đại đa số ủng hộ dân chủ, và sự phân biệt chủ yếu bây giờ là liệu mọi người ủng hộ dân chủ vì các lý do phương tiện hay nội tại. Trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, những người ủng hộ thực chất tạo thành một đa số lớn của những người ủng hộ dân chủ. Trong các nước nguyên-cộng sản đông phương và các xã hội thu nhập-thấp, mặt khác, mặc dù các tỷ lệ cao của công chúng bày tỏ sự ủng hộ công khai cho dân chủ, những người ủng hộ thực chất tạo thành chỉ một phần nhỏ của nhóm này.[11] Các xã hội này chính xác là nơi chúng tôi thấy các mức thực tế thấp nhất của dân chủ. Quả thực, giữa năm mươi bảy nước mà các biến này là sẵn có, sự biến thiên ngang-quốc gia trong sự ủng hộ mang tính phương tiện cho dân chủ tương quan âm, –0,51, với các số đo đến sau của dân chủ hiệu quả. Nhưng sự biến thiên trong sự ủng hộ thực chất cho dân chủ tương quan, +0,84 với dân chủ hiệu quả. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên cung cấp sự ủng hộ thực chất cho dân chủ – loại sự ủng hộ cốt yếu nhất cho dân chủ để nổi lên và sống sót.

Tóm tắt

Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra ba kết luận:

1. Chúng tôi thấy bằng chứng mạnh rằng một bộ rộng của các giá trị công dân tập trung vào quyền tự do và sự tự-thể hiện là quan trọng cho dân chủ hơn sự ủng hộ công khai cho các định chế dân chủ. Điều này là đúng bởi vì dân chủ không chỉ là một hiện tượng thể chế; nó cũng gồm các công dân. Như Tocqueville, Almond và Verba, Eckstein, Putnam, và những người khác lý lẽ, việc làm cho dân chủ hoạt động đòi hỏi các giá trị công dân giữa công chúng.

2. Giữa các giá trị công dân, sự tin cậy vào những người khác là quan trọng cho dân chủ, nhưng chủ yếu qua sự liên kết của nó với các thành phần khác của các giá trị tự-thể hiện như các khát vọng tự do, mà có mối quan hệ trực tiếp hơn với dân chủ. Các khát vọng tự do hậu-duy vật phản ánh một sự ưa thích nội tại cho các thủ tục và các quy tắc dân chủ và một sự ưa thích thực chất, không phải mang tính phương tiện, cho dân chủ.

3. Sự tham gia quần chúng vào các hiệp hội cổ điển được tổ chức một cách quan liêu và sự tin tưởng công chúng vào các định chế được tổ chức theo thứ bậc thường phản ánh một sự nhấn mạnh đến chủ nghĩa tuân thủ xã hội hơn là đến sự tự trị. Bởi vì sự tự trị con người là ở tâm của tiêu điểm của dân chủ lên sự lựa chọn, các thái độ nhấn mạnh chủ nghĩa tuân thủ xã hội không liên kết dương với dân chủ ở mức hệ thống.

Dân chủ không chỉ là một bộ quy tắc phụ thuộc chỉ vào kỹ nghệ thiết kế thể chế. Nó là một khái niệm chuẩn tắc thực chất nhấn mạnh sự lựa chọn tự do, sự tự trị, và sự giải phóng (xem Macpherson, 1977; Donnelly, 1993). Để đưa các chuẩn mực này vào thực tiễn đòi hỏi nhiều hơn lời nói đãi bôi với từ dân chủ đang là mốt-ngày nay. Nó đòi hỏi một sự cam kết với sự lựa chọn con người và sự tự trị, mà được các giá trị tự thể hiện đề cập đến. Các giá trị này trao sự ưu tiên cho quyền tự do cá nhân hơn kỷ luật tập thể, sự đa dạng con người hơn sự tuân thủ nhóm, và sự tự trị công dân hơn uy quyền nhà nước. Trừ phi sự ủng hộ dân chủ được gắn với các giá trị giải phóng này, nó hầu như là không xác đáng cho dân chủ hiệu quả ở mức hệ thống. Dân chủ hiệu quả không đơn giản là một vấn đề của các dàn xếp thể chế; nó phản ánh các cam kết chuẩn tắc bén rễ sâu. Các cam kết này đảm nhận sự nổi bật mới với sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện, định hình lại sự nhấn mạnh của các lực xã hội từ chủ nghĩa tuân thủ xã hội sang sự giải phóng công dân, phù hợp với logic của sự phát triển con người. Chỉ báo của chúng tôi về các giá trị tự-thể hiện được phát triển chỉ trong những năm gần đây và không nghi ngờ gì có thể được cải thiện. Nhưng nó có vẻ là chỉ báo mạnh mẽ nhất của một văn hóa dân chủ công dân mà hiện thời sẵn có.


[1] Tuyên bố này áp dụng chỉ riêng cho sự tin cậy khái quát hóa giữa cá nhân, không phải sự tin cậy thân tình giữa cá nhân. Cái trước là ít mạnh mẽ hơn nhưng có một bán kính xã hội rộng hơn, mà là quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng của các tương tác con người giữ cho các xã hội hiện đại phức tạp hoạt động. Sự tin cậy thân mật giữa cá nhân, ngược lại, là hạn chế ở các nhóm gắn bó chặt chẽ mà có thể tồn tại trong sự cách ly khỏi nhau với không mối quan hệ bắc cầu nào. Sự tin cậy thân mật giữa cá nhân không tạo ra loại vốn xã hội cần cho các tương tác đa dạng của các xã hội phức tạp.

[2] Như trong các phân tích của Chương 8, tất cả dữ liệu thái độ được lấy từ khảo sát sẵn có sớm nhất của các Khảo sát Giá trị II (1989–91) và III (1995–97). Chúng tôi làm việc này nhằm để giữ dữ liệu trước về thời gian đối với các biến phụ thuộc, dân chủ hình thức và hiệu quả, được đo trong 2000–2.

[3] Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #52–53 dưới Variables. Về dẫn chiếu này và các dẫn chiếu sau đến Phụ lục Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/ humandevelopment.html.

[4] Cho các chi tiết về chúng tôi đo thế nào sự chấp thuận dân chủ, xem Phụ lục Internet, #55 dưới Variables; cho các sở thích chế độ dân chủ-chuyên quyền, xem #56; cho sự ủng hộ dân chủ vững vàng, xem #57.

[5] Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #61 và #62 dưới Variables.

[6] Về việc đo sự tuân theo chuẩn mực hay sự không chấp thuận hành vi bất lương, xem Phụ lục Internet, #63 dưới Variables.

[7] Đi theo Norris (2002: chap. 8) trong việc kết hợp sự tin cậy công dân với hoạt động công dân (civic activism) trong các hiệp hội nhằm để tạo ra một index toàn thể của vốn xã hội không cải thiện sự giải thích thành tích dân chủ của một xã hội. Tất cả tác động của index vốn xã hội toàn bộ đến từ sự tin cậy công dân và chẳng gì từ activism.

[8] Dữ liệu từ Roper Institute mà Putnam (2000) trình bày như bằng chứng rằng người dân trở nên ít có khả năng hơn để ký các kiến nghị ở Hoa Kỳ mâu thuẫn với các kết quả từ các Khảo sát Giá trị Thế giới, mà cho thấy một sự tăng rõ ràng về các tỷ lệ tham gia các kiến nghị ở Hoa Kỳ, và trong hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây khác. Vì một hình mẫu tương tự về sự tăng lên ở tất cả các nền dân chủ phương Tây mà sẵn có dữ liệu, đấy có vẻ là xu hướng thịnh hành.

[9] Tỷ lệ phần trăm rất thấp “của các nhà dân chủ vững vàng” trong trường hợp Việt Nam phản ánh tỷ lệ rất cao của những người trả lời bày tỏ sự ủng hộ cho sự cai trị quân sự. Trong một nước trong đó quân đội là một biểu tượng của sự giải phóng dân tộc, các con số này đòi hỏi một sự diễn giải khác. Tuy vậy, chúng tôi trình bày dữ liệu như chúng là, không loại bỏ các trường hợp không khớp vào hình mẫu.

[10] Chúng tôi đo các sự đánh giá thành tích của dân chủ nói đến các tuyên bố như “các nền dân chủ vận hành nền kinh tế tồi,” hay “các nền dân chủ là kém trong duy trì trật tự.” Sự phân cực của các khoản này đã được đảo ngược. Về các chi tiết, xem Phụ lục Internet, #65 dưới Variables.

[11] Để làm các tính toán này, chúng tôi đã phân đôi “các nhà ủng hộ vững chắc” của dân chủ (xem Phụ lục Internet, #57). Những người đặt sự nhấn mạnh tương đối mạnh lên các giá trị tự-thể hiện (tức là, những có số điểm trên zero trên thang nhân tố) được phân loại như “những người ủng hộ nội tại (thực chất)”; những người với sự nhấn mạnh yếu hơn lên các giá trị tự-thể hiện rơi vào nhóm khác (xem Phụ lục Internet, #58).