Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes: Kinh Lạy Cha và Philiphê Bỉnh – vài nhận xét thêm (phần 5E)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về bản Kinh Lạy Cha (KLC) từ các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, còn giữ trong thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 13 Borg.tonch 18. Các chữ viết tắt là NCT (Nguyễn Cung Thông), HV (Hán Việt), HT (Hài Thanh). Các cuốn sách chép tay này không có chủ đề (cho cả cuốn) nhưng có tiểu đề cho từng mục cũng như thiếu năm xuất bản, tuy trang đầu có ghi là "Sách này là của Thầy cả Bỉnh" – xem hình chụp bên dưới.

 

clip_image002

1. Kinh Lạy Cha bằng chữ Nôm (Philiphê Bỉnh) – xem chi tiết ở trang 3

Sau đây là nguyên văn KLC bằng chữ Nôm – trong tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh – chụp lại từ thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 18 trang 17v. Có tất cả 78 chữ không kể lời nguyện khi kết thúc amen – cột thứ ba từ bên phải ghi "Kinh Thiên Chúa cùng kinh A Vê" – bắt đầu từ cột thứ tư từ bên phải có các chữ Nôm như sau:

kinh (cũng là âm HV)

thiên (cũng là âm HV)

chúa (âm HV là chủ/chú)

o

cùng (âm HV là cộng/cung)

a (âm HV là á)

亜為 – thành phần HT là vi 為

o

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

lạy

thiên (cũng là âm HV)

địa (cũng là âm HV)

chân (cũng là âm HV) – còn có thể đọc là xin (bản Nôm Sách Các Phép của LM Halario de Jesu) như trong bản chụp mục trời bên dưới.

chúa – âm HV là chủ

o

– âm HV 於 đọc là ư

trên – âm HV 連 là liên

trời viết nhanh (theo thảo thư Trung Quốc?) – Philiphê Bỉnh ghi là blời. Người viết mất rất nhiều thời gian để rà soát chữ này trong các tài liệu chữ Nôm mà không được kết quả hoàn toàn thỏa đáng, tuy nhiên trong cùng một tài liệu của LM Philiphê Bỉnh hãy so sánh các cách viết Đức Chúa Trời như sau

image

 

Trích từ Borg.tonch.18 (thư viện Tòa Thánh La Mã).

clip_image012

clip_image014 clip_image016

Trích từ Sách Các Phép của LM Halario de Jesu (giữa TK 18) – vẫn dùng mlờiblời và các dạng (viết thảo) chữ Nôm của .

clip_image018 các bản Nôm khác thường dùng dạng la HV

cha âm HV là tra/trá

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

o

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

nguyện (cũng là âm HV)

o

danh (cũng là âm HV)

cha âm HV là tra (陟加切 trắc gia thiết TV) hay trá (陟嫁切 trắc giá thiết TVGT/ĐV)

cả (âm HV là kì/cơ) – các bản Nôm khác thường dùng chữ cả HV

sáng (cũng là âm HV)

o

quốc (Philiphê Bỉnh ghi là cuốc) cũng là âm HV – Đàng Ngoài còn bảo lưu cách dùng cổ hơn. Các bản KLC Đàng Trong cùng thời đã bắt đầu dùng nước thay vì quốc/cuốc.

cha

trị (cũng là âm HV)

đến (âm HV là đán). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời ghi đến bằng điển HV .

o

vâng các bản Nôm khác thường dùng chữ bang (tương quan b - v).

ý (cũng là âm HV)

cha

dưới – gồm chữ đái HV 帶 hợp với chữ hạ 下 (đái > *đưới > dưới qua khuynh hướng biến âm đ - d)

đất – âm HV là thản (*đản - đất) – liên hệ của phụ âm cuối -n -t rất đáng chú ý nhưng không phải trọng tâm của bài viết này.

o

bằng (Philiphê Bỉnh ghi là bg` hay là bằng) – âm HV là bình/biền. Các bản Nôm sau này dùng bằng HV , không phù hợp với nghĩa nguyên thủy! Vào TK 17, chữ có thể đọc là bằng (Cao Bằng/Đàng Ngoài) hay bình (Quảng Bình/Đàng Trong). Các bản KLC đầu tiên (de Rhodes chép lại) cho thấy dạng bằng, đây là một khuyết điểm của chữ Nôm vì không cho cách đọc chính xác: td. chữ 刀 có thể đọc là đao hay dao, chữ 主 có thể là chủ hay chúa...

trên – âm HV 連 là liên

trời

vậy (âm HV là phi)

o

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

xin – thành phần HT là thiên 天 ~ *siên/xiên - xin qua khuynh hướng biến ân s/x - t/th) so với một dạng chữ Nôm cổ hơn dùng chân 嗔 (~ xin) qua khuynh hướng biến âm ch-x/s (chung - xung, chặc - xắt, chàm > xám ...) như trong Phật Thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng Kinh, Thiên Nam Ngữ Lục, v.v.

cha

o

rày – thành phần HT là lê HV 例 viết dưới chữ nhật HV 日 chỉ nghĩa

cho (âm HV là chu)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

o

hằng (cũng là âm HV)

ngày

dụng (~ dùng) – cũng là âm HV

đủ (âm HV là đổ)

o

(ma là âm HV). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời ghi là ba HV 吧 (đọc là và, âm HV là ba).

tha (xá là âm HV) – phụ âm đầu th- của tha thể hiện khuynh hướng biến âm s/x - th

nợ (âm HV là nữ)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

o

bằng (Philiphê Bỉnh ghi là bg` hay là bằng) – âm HV là bình/biền

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

cũng (âm HV là củng)

tha (xá là âm HV) – phụ âm đầu th- của tha thể hiện khuynh hướng biến âm s/x - th

o

kẻ (âm HV là kỉ)

(âm HV là cố)

nợ (âm HV là nữ)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

vậy (âm HV là phi) – chữ này được thêm vào dòng bên phải

o

xin các bản Nôm khác thường dùng lại thay vì xin (lại HV ).

chớ (âm HV là chử)

để (cũng là âm HV)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

o

sa (cũng là âm HV)

chưng (cũng là âm HV) – xuất hiện 2 lần trong bản KLC này. Chưng có thể dùng làm một chỉ số (indicator) cho thấy thời gian xuất hiện của văn bản, td. bản KLC năm 1632 có 4 chữ chưng so với bản KLC vào cuối TK 18, đầu TK 19 dùng 2 chữ chưng (Đàng Ngoài) so với cùng thời kì thì Đàng Trong không dùng chưng cho đến ngày nay thì hoàn toàn không dùng chưng nữa (năm 2022).

cám (âm HV là cảm)

dỗ – thành phần HT là 杜 đỗ HV: đỗ > dỗ qua biến âm đ - d. Các bản Nôm gần đây dùng chữ dụ HV (dụ ~ dỗ).

o

bèn (âm HV là biện)

chữa (âm HV là trợ)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

chưng (cũng là âm HV). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh không thấy dùng chưng nữa.

sự (cũng là âm HV)

dữ (cũng là âm HV) – viết nhanh là

a (âm HV là á) – kí âm lời nguyện kết thúc amen (xem chữ miên bên dưới) để tuyên xưng đức tin, mong cho được như vậy... Các bản Nôm của LM Maiorica dùng a/á , cũng như các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh.

綿 men (âm HV là miên) – amen có gốc là tiếng Do Thái 'āmēn nghĩa là sự thật. Có thời gian tiếng Việt từng dùng chớ gì (chữ Nôm là 渚之 chử chi HV) để dịch chữ amen, nhưng cách dịch này không thấy thông dụng nữa so với cách dùng trực tiếp amen.

clip_image020

Trích từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu)

clip_image022

clip_image024

Bên trên là tài liệu giáo sĩ Joseph Morrone[2] chép lại cho thấy cách dùng Kinh Thiên Chúa (giống như Philiphê Bỉnh): "Con phải đọc một ngày ba Kinh Thiên Chúa, cho đủ mười ngày" và "bèn chữa chúng tôi chưng sự dữ".

2. Kinh Lạy Cha bằng chữ quốc ngữ (ghi nhận qua Philiphê Bỉnh)

clip_image026

Các cách đọc bằng chữ quốc ngữ trên từ bản Nôm KLC hoàn toàn phù hợp với cách đọc của chính người chép là LM Philiphê Bỉnh như trang trên – xem hình chụp bên dưới – tuy nhiên phần chữ quốc ngữ không có các đoạn trong KLC chữ Nôm như

- thiên địa chân chúa

- (hằng ngày) dùng đủ

- (cũng tha) kẻ có nợ chúng tôi vậy

- amen

LM Philiphê Bỉnh cũng giải thích nguồn gốc Kinh Thiên Chúa này là từ Đức Chúa Giê Su truyền cho các Thánh Tông Đồ (12 người được Đức Chúa Giê Su chọn để đi truyền đạo), sau đó các Thánh Tông Đồ truyền lại cho giáo dân và còn đọc cho đến ngày hôm nay. Để ý là cách gọi Kinh Lạy Cha chưa xuất hiện vào thời đại LM Philiphê Bỉnh so với cách gọi Kinh Thiên Chúa. Do đó chỉ một đoạn văn ngắn bằng chữ quốc ngữ trên, ta có thể nhận ra vài tính cách của LM Philiphê Bỉnh khi soạn các tài liệu viết tay này:

2.1 Viết tắt như bằng ông viết là bg`, Đức Chúa Jesu ông viết thành Đ. C. J., thánh viết thành th', chúng có lúc viết thành chŭ, tôi có lúc viết thành t., ngày thành ng`, v.v. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy chữ Nôm trong cùng một tài liệu (nếu ông chính là người viết) ghi theo kiểu thảo thư rất khó đọc như chữ trời ở bên trên chẳng hạn! Thí dụ như chữ để đã ghi bên trên, so sánh chữ để viết trong nguyên bản KLC và các dạng theo thảo thư Trung Quốc:

clip_image028 

chữ để viết trong nguyên bản KLC

 clip_image030 

Khải thư

clip_image032 

Các dạng thảo thư Trung Quốc của chữ để

2.2 Không viết hoa trong một số trường hợp (danh từ riêng) như kinh thiên chúa, những trường hợp danh từ riêng tiếng ngoại quốc thì viết hoa như Đ. C. J., Đomingos và Đôtôre (< Doctor tiếng La Tinh - doutor là tiếng Bồ Đào Nha cổ, không có phụ âm cuối lưỡi k trước vần –tor, giống như cách viết của Philiphê Bỉnh).

2.3 Đoạn KLC từ tài liệu chép tay trên còn cho thấy các tổ hợp phụ âm bl-ml- còn hiện diện vào thời LM Philiphê Bỉnh: mlời (~ lời) và blời (~ trời). Qua các tự điển của LM Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838), Đàng Trong vào thời này đã không còn các tổ hợp phụ âm bl- và ml- như Đàng Ngoài. Các tổ hợp phụ âm này đã hiện diện vào thời VBL (năm 1651), cho thấy Đàng Ngoài vẫn còn bảo lưu cách ghi âm này so với Đàng Trong. Một điều nên ghi nhận ở phần này về tổ hợp phụ âm bl-: cũng trong các tài liệu viết tay của LM Philiphê Bỉnh, ông có lúc dùng dạng gi- tương đương như blốigiối - phản ánh giai đoạn đầu của biến âm bl- > gi- ở Đàng Ngoài. Đàng Trong dùng trối (chữ Nôm với thành phần HT là lỗi 磊).

clip_image034

Trích từ trang 428 "Sách Sổ Sang chép các việc" dùng blối (thì blối cho nó rằng).

clip_image036

Trích từ trang 421 "Sách Sổ Sang chép các việc" dùng giối (thì chẳng kịp giối bảo).

Ngoài liên hệ blối - giối, các cách đọc rất đặc biệt của Đàng Ngoài (< Hải Dương) đáng được ghi lại ở đây

blái - giái (trái)

blang - giang (trang)

blăng - giăng, v.v.

clip_image038

Trích từ tự điển chép tay Việt Bồ (TK 18)[3]

clip_image040

2.4 Để ý chữ đầu đề của trang KLC là (các kinh thường đọc) chiều hôm ban sáng – hai loại chữ cùng hiện diện vào thời kì này. Điều này cho thấy các tác giả như LM Philiphê Bỉnh, tuy soạn tài liệu qua dạng chữ quốc ngữ, nhưng vẫn có một số kiến thức về chữ Nôm như bản KLC này chẳng hạn. Ít người biết rằng LM Philiphê Bỉnh đã soạn một số tài liệu bằng chữ Nôm như là chủ đề phần 5E này.

2.5 Có 17 lần ngắt câu (dấu o trong bài viết) hay ít nhất là gấp hai lần so với các bản Nôm KLC khác thường có khoảng 8 lần. Nếu xét về nội dung KLC với 7 điều nguyện: ba điều dâng cho Đức Chúa Trời và bốn điều từ nhu cầu người nguyện, thì không khó giải thích nếu ngắt cắt KLC thành khoảng 8 đoạn nhỏ. So sánh với các bản KLC bằng chữ quốc ngữ từ TK 17 thì cũng có khoảng 7 hay 8 đoạn nhỏ. Tuy nhiên, tại sao lại có 17 đoạn nhỏ trong bản Nôm KLC của LM Philiphê Bỉnh? Một cách giải thích là cách đọc KLC như một bài hát cần ngân dài và có âm điệu[4] vào thời này, do đó cần phải ngắt câu nhiều hơn bình thường, v.v.

Tóm lại, chỉ qua một đoạn văn nhỏ như Kinh Lạy Cha[5], qua thủ bút của LM Philiphê Bỉnh, bằng chữ Nôm và bằng chữ quốc ngữ thì ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa tiếng Việt Đàng Ngoài so với tiếng Việt Đàng Trong[6] (bây giờ gọi là phương ngữ Bắc so với phương ngữ Nam) - cũng như vài dạnh chữ Nôm. Một số từ cổ không còn dùng nữa cùng với những thay đổi trong đại từ nhân xưng (td. tao, mày, chúng tôi) và danh xưng (td. Kinh Thiên Chúa thay vì Kinh Lạy Cha). Số chữ của toàn Kinh Lạy Cha cũng là một chỉ số cho ta thông tin thêm về ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam. Áp lực cấm đạo trở nên rất lớn vào những thập niên 1840 và 1850 đến nỗi Kinh Lạy Cha phải cắt bỏ nhiều chữ và chỉ còn 49 chữ (bản KLC chữ Nôm năm 1855) - một phần để đọc kinh cho nhanh và một phần để tránh phiền phức từ chính quyền đương thời (chỉ dùng chữ Hán/Nôm nên KLC chữ Nôm[7] không có câu quốc Cha trị đến chẳng hạn). Năm 1859 thì Pháp chính thức xâm chiếm Nam Kỳ: xem biểu đồ số chữ KLC theo dòng thời gian (năm) bên dưới - bắt đầu từ bản KLC năm 1632 có 70 chữ cho đến bản KLC năm 2017 có 71 chữ so với bản tiếng Trung hiện đại (Chinese Union Version) có 95 chữ! Tham khảo biểu đồ về số chữ KLC bên dưới: điểm cực tiểu xẩy ra vào năm 1855, một móc xích quan trọng cho quá trình xâm lăng Việt Nam từ ‘Đại Pháp’.

 clip_image042

Hi vọng bạn đọc sẽ thấy hứng thú qua loạt bài viết này và tìm hiểu sâu xa hơn về tiếng Việt qua các tài liệu từng xuất hiện trước đây – qua các dạng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; cũng như tìm thấy nhiều kết quả thú vị như liên hệ giữa ngôn ngữ[8], tôn giáo, văn hóa và lịch sử hình thành nước Việt Nam ngày nay.

3. Tài liệu tham khảo chính và ghi chú thêm

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) - Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM - 1999).

clip_image043 (1774/Quảng Đông à Địa phận Đàng Trong tái bản năm 1837) "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" 聖教要理國語 viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa. Y Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải, La Vang Tùng Thư xuất bản (Mỹ).

2) Đỗ Quang Chính (1972) “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” NXB Đuốc Sáng (Sài Gòn).

3) Nguyễn Hồng (1959) "Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam - Quyển 1 - Các Thừa Sai dòng Tên 1615 - 1665" NXB Hiện Tại (Sài Gòn).

4) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 - NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

5) Roland Jacques (2004) « Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam » (Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam) - NXB Đinh Hướng Tùng Thư (Pháp). Có thể đọc các bài viết của LM Roland Jacques trên mạng như http://www.dunglac.info/index.php?m=home&v=detail&ia=11502 . Các bài viết như "Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay: tiến trình của Kinh Lạy Cha" của Roland Jacques (người dịch Nguyễn Đăng Trúc) trên mạng này http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18656, v.v.

6) Halario de Jesu (thế kỷ XVIII) "Sách Các Phép" bằng 3 thứ chữ Nôm, La Tinh và quốc ngữ. Sách lưu hành nội bộ (1997).

7) Giêrônimô Maiorica (thế kỷ XVII) "Mùa Ăn Chay Cả", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển thượng", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển trung", "Đức Chúa Giê-Su - Quyển chi cửu & Quyển chi thập", "Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh", “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”, "Kinh Những Ngày Lễ Phục Sinh - Quyển thứ ba", “Các Thánh Truyện”. Sách lưu hành nội bộ (năm xuất bản 2002/2003 - LM Nguyễn Hưng).

8) Josepho Maria Morrone (khoảng đầu TK 19) “Lexicon Cochin-sinense Latinum” đăng trong cuốn “A Dissertation on the nature and character of the Chinese system of writing” viết bởi nhà ngôn ngữ Mỹ Peter Stephen Du Ponceau (1838), in lại bởi NXB Kessinger Publishing. Kèm thêm bảng từ vựng căn bản có 333 chữ Nôm và chữ quốc ngữ với giải thích.

9) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

clip_image044 (1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

clip_image045 “Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

clip_image046 "Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên - Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

10) Jean Louis Taberd (1838) – tên Việt là cố Từ – "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

11) Nguyễn Cung Thông (2021) "Tiếng Việt từ TK 17: thợ dào, thợ rèn, thợ máy… dộng chúa (phần 30)" – có thể xem toàn bài trên trang https://nghiencuulichsu.com/2021/06/17/tieng-viet-tu-tk-17-tho-dao-tho-ren-tho-may-dong-chua-phan-30/

clip_image047 (2021) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng (phần 26)" – có thể xem toàn bài trên trang này chẳng hạn http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-cc-khuynh-huong-dich-tieng-nuoc-ngoi-ra-tieng-viet-truong-hop-ban-kinh-knh-mung-phan-26/, v.v.

clip_image048 (2018) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha” phần 5A cho đến phần 5D (bốn bài viết) - tham khảo loạt bài này trên trang này chẳng hạn http://www.vietnamvanhien.org/TiengVietThoiLMRohdesKinhLayCha.pdf hay http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-kinh-lay-cha-phan-5a/ hay http://conggiao.info/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes---kinh-lay-cha---phan-5c-d-53320, v.v.

Phụ trương

clip_image050 Chữ dữ trong bản Nôm KLC/Philiphê Bỉnh – so với vài dạng thảo thư của chữ dữ 與. Các dạng như chữ này cho thấy LM Philiphê Bỉnh đã đọc và viết Nôm rất rành (khả năng rất cao là vì của "thầy cả Bỉnh" ghi ngay từ trang đầu của tài liệu trích Borg.tonch.18).

clip_image052

so với khải thư clip_image054


[1] Nghiên cứu tiếng Việt độc lập ở Melbourne (Úc) - địa chỉ nguyencungthong@yahoo.com

[2] Trích từ tài liệu/bảng từ vựng tiếng Đàng Trong và La Tinh "Lexicon Cochinsinense Latinum" của giáo sĩ Josepho Maria Morrone (cùng thời với LM Philiphê Bỉnh) trao lại cho trung úy hải quân Mỹ John White ở Sài Gòn trước khi ông này rời Việt Nam trở về Mỹ năm 1820. Tuy ghi là từ vựng tiếng Đàng Trong nhưng nội dung và các từ dùng trong tài liệu là tiếng Đàng Ngoài.

[3] Tự điển "Việt Bồ - Bồ Việt chép tay" lưu trữ tại thư viện Tòa Thánh La Mã, mã số Borg.tonch.23

[4] Thí dụ như tục ngắm của CG: vừa đọc chậm và vừa ngân nga như ngâm thơ, ngâm vịnh và vừa suy nghĩ về lời ca. Thí dụ như bài "Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu" mà nhiều người cho rằng tác giả là LM de Rhodes. Có thể coi ngắm CG là một loại 'dân ca tôn giáo Việt Nam'.

[5] Thật ra còn cách gọi Kinh A Vê trong cột thứ ba, sau này đổi thành Kinh Kính Mừng (Đàng Trong) - tham khảo thêm bài viết “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26) cùng tác giả (NCT).

[6] Ngay từ thời tự điển Việt Bồ La đã bắt đầu ghi nhận khả năng phương ngữ trong tiếng Việt như lợn/heo/sinh, mè/vừng, mũ/nón... so với các cách đọc như nhện - rện - dện, nhà - rà - dà, v.v.

[7] Nên nhắc lại ở đây là bản KLC chữ quốc ngữ năm 1855 vẫn còn giữ câu "Quốc Cha trị đến".

[8] td. tiếng Việt đặc biệt có danh từ kép vua chúa dùng để dịch danh từ đơn rex (tiếng La Tinh ~ king tiếng Anh ~ roi tiếng Pháp ~ rey tiếng Bồ) trong Phép Giảng Tám Ngày: đây là dấu ấn của lịch sử Việt Nam khi vua chỉ là hư vị và quyền lực nằm trong tay chúa (từ đầu TK 17). Tự điển Việt Bồ La cũng ghi nhận sự kiện này trong mục vua.