Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 2)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG HAI

TRONG MÙA HÈ NĂM 1978, khi trường nghỉ, mẹ tôi và tôi đi Hồng Kông. Bà bảo tôi rằng chúng tôi có một chuyến đi ngắn, cho nên tôi đã không tạm biệt bất kể bạn nào. Trong chuyến đi đó, đã có rất nhiều thứ đầu tiên, trong số đó chuyến đi máy bay đầu tiên của tôi và lon Coke đầu tiên của tôi. Chả cái nào đã rất ấn tượng.

Chúng tôi đã đợi để vào Hồng Kông tại một trạm biên giới im lìm gọi là Shenzhen (Thâm Quyến), một thị trấn có ba mươi sáu ngàn người. (Ngày nay dân cư của nó gần 13 triệu và nó là nơi các gã khổng lồ công nghệ Tencent và Huawei có trụ sở chính.) Chúng tôi cần giấy phép để rời Trung Quốc. Mỗi ngày mẹ tôi đã nài xin các bảo vệ biên phòng Trung Quốc có nét mặt dữ tợn chịu trách nhiệm về dòng người ra khỏi Trung Quốc. Sau hai tuần, rốt cuộc họ đã để chúng tôi đi. Chỉ muộn hơn tôi mới nhận ra rằng gia đình tôi đã không chỉ thăm họ hàng. Chúng tôi đợi giấy phép cho một visa xuất cảnh “ngắn-hạn” mà thực sự có nghĩa là sự di cư dài hạn.

Kế hoạch rời Thượng Hải bắt đầu do sự ngẫu nhiên. Tiếp sau cuối Cách mạng Văn hóa trong năm 1976, Trung Quốc lại trông đợi Hoa kiều cho vốn cần để cứu nền kinh tế của nó. Các quan chức từ Vụ Hoa kiều Thượng Hải đã yêu cầu mẹ tôi thuyết phục cha bà để khuyên vài họ hàng giàu có hơn của chúng tôi ở Indonesia và nơi khác để đầu tư vào Thượng Hải. Việc đó đã khởi động một cuộc thảo luận với các nhà chức trách ở Thượng Hải về việc có được một visa xuất cảnh rời Trung Quốc để thăm Ông ngoại ở Hồng Kông. Ở nhà, cha mẹ tôi đã nhìn việc này không như một cách để có được sự đầu tư vào Thượng Hải mà như một cơ hội để thoát khỏi Trung Quốc. Cha tôi đã tốn cả đời ông nuôi dưỡng mối hận thù đó chống lại bố ông vì không rời Trung Quốc khi ông đã có cơ hội trong năm 1949. Ông sẽ không phạm cùng sai lầm bây giờ khi cơ hội lại đến.

Chúng tôi vào Hồng Kông với mười dollar Hồng Kông, hay hơn hai USD một chút, trong túi mẹ tôi. Chúng tôi đáp xuống một căn hộ hai phòng ngủ rộng 70-mét vuông do ông ngoại tôi sở hữu. Ông ngoại ngủ trong một phòng ngủ. Anh trai của mẹ tôi, mà đã di cư bảy năm trước, chiếm phòng ngủ thứ hai với gia đình bác gồm bốn người. Mẹ và tôi chen vào phòng khách bé tẹo. Tôi ngủ trên một đi văng. Tôi nhớ chỗ ở hai phòng của chúng tôi tại Thượng Hải. Chật hẹp như nó là, chí ít nó đã là nhà. Ở Hồng Kông, tất cả cái tôi có đã là một chỗ để ngủ.

Mẹ tôi lao vào cuộc sống ở Hồng Kông. Cha bà đã nói tiếng Quảng đông với bà khi bà còn trẻ, như thế bà qua như một người địa phương. Bà đã đánh cuộc môn toán của bà vào một việc làm như một kế toán viên tại một nhà máy dệt và tăng cường kỹ năng của bà với các lớp kế toán ban đêm.

Mẹ tôi đã quay lại Thượng Hải dăm ba lần để nài xin các nhà chức trách để cha tôi gia nhập chúng tôi. Chi phí của các chuyến đi đó hầu như làm bà phá sản. Nhờ Đặng Tiểu Bình, các nhà chức trách ở Thượng Hải đã không còn truy tố người ta vì có họ hàng hay sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc miễn cưỡng cho phép các gia đình rời đi cùng nhau, muốn duy trì lực đòn bẩy đối với những người ở nước ngoài bằng việc làm cho sự đoàn tụ gia đình khó khăn. Cuối cùng, sau hai năm, mẹ tôi đã thành công trong việc mè nheo dai đến mức các nhà chức trách đã thông cảm. Cho đến ngày này, bà nhớ tên của quan chức đã để cho cha tôi đi.

Tôi đã lo lắng, biết rằng cha tôi sắp đến Hồng Kông. Nhưng các trận đòn đã ngừng. Tất cả họ hàng của tôi bị nhồi vào căn hộ của ông tôi đã cho tôi một mức độ bảo vệ. Ngoài ra, cha mẹ tôi đã bận rộn xoay xở cho đủ sống, giống các tàu đi qua trong đêm tối, đến mức chúng tôi đã không thấy nhau nhiều. Tuy vậy, mối quan hệ của chúng tôi đã không thực sự cải thiện. Cha tôi luôn luôn là một người nghiêm khắc trong đời tôi; ông chẳng bao giờ dịu dàng. Sau khi cha tôi chuyển sang Hồng Kông, tôi vẫn ở trên đi văng và cha mẹ tôi chuyển đến một cái giường bé tẹo đằng sau một bức rèm tạm bợ.

Đối với cha tôi, sự quá độ đã tỏ ra khó khăn hơn đối với mẹ tôi. Ông đã ba mươi bảy tuổi và không nói tiếng địa phương. Tại Thượng Hải, ông là giáo viên trung học được giải, nhưng Hồng Kông không công nhận các chứng chỉ dạy học của Trung Hoa đại lục. Trong khi ông tôi đã tử tế với cha tôi, bác tôi và vợ bác đã coi khinh ông và liên tục nhắc nhở sự bất lực của ông để kiếm được bất cứ việc làm nào ngoài việc đẩy thịt đông lạnh trong nhà kho lạnh lớn nhất Hồng Kông.

Tuy nhiên, chắc là cách duy nhất, tính kiên trì cứng đầu cứng cổ của cha tôi đã cho ông sức mạnh để thành công. Sau giờ làm việc, ông cũng học ban đêm, rốt cuộc đã có được bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh). Ông đã làm việc cuối tuần, khi ông ốm yếu, và thường đã không rời khỏi nơi làm việc cho đến đêm khuya. Trong một doanh nghiệp nơi đồ vật thường rơi khỏi xe tải, cha tôi đã có được danh tiếng lương thiện. Ông đã lên các cấp và sau bảy năm đã trở thành tổng quản lý của hãng. Tôi vẫn nhớ buổi tối sếp của ông mời chúng tôi ăn mừng sự thăng cấp của cha tôi. Lần đầu tiên tôi đi trong một chiếc xe Rolls-Royce. Tôi đã bị mê hoặc bởi nội thất gỗ óc chó trong mờ của nó.

Đã cần nhiều năm cho tôi để thừa nhận, nhưng việc chứng kiến lao động của cha mẹ tôi ở Hồng Kông để đưa chúng tôi lại lên bậc thang xã hội đã tác động đến tôi sâu sắc. Chúng tôi đã trong tình cảnh khốn cùng tuyệt vọng. Trong ba năm, chúng tôi đã chiếm phòng khách của ai đó khác. Chúng tôi đã không có phòng tắm riêng của chúng tôi. Chúng tôi đã hầu như chỉ kiếm đủ sống. Nhưng cha mẹ tôi cả hai đều biết cuộc sống nào cảm thấy giống ở đầu kia của đường hầm. Họ đã hiểu họ phải làm gì để sống sót. Như thế họ đã cố gắng hết sức. Tôi đã học bài học này dưới chân họ.

Căn hộ của ông tôi tọa lạc tại Mei Foo Sun Chuen, một khu bất động sản tầng lớp trung lưu vững chắc gồm chín mươi chín tòa nhà bên phía Kowloon của Hồng Kông. Cuối cùng, cha tôi không thể còn chịu được cảnh sống với nhà bố vợ nữa, cho nên chúng tôi đã chuyển vào chỗ riêng của chúng tôi trong một khu ọp ẹp gọi là Yau Mai Tei, một sào huyệt cho bọn gangster, bọn buôn bán ma túy, và gái điếm, cũng ở bên Kowloon. Sếp của cha tôi đã cho cha tôi chỗ miễn tiền thuê. Chúng tôi sống trên tầng hai của một tòa nhà ít tầng bẩn thỉu trong một phòng studio trơ trụi được phân chia bằng các tấm ván ép. Một vòi tắm hoa sen và một nhà xí hở nằm ở một góc. Chí ít chúng tôi đã không phải chia sẻ chúng với hai gia đình khác.

Vào ban đêm, lũ chuột chạy khắp nơi, chạy lướt trên tôi và cha mẹ tôi khi chúng tôi ngủ. Sau trường học, tôi đi chậm lên cầu thang tối và xuống hành lang tối tăm chẳng bao giờ biết ai hay cái gì ở gần. Một khi ở bên trong căn hộ, tôi thường khóa hai lần. Có những lúc khi tôi ngủ thiếp đi và cha mẹ tôi đã phải đập cửa để đánh thức tôi dậy để đi vào.

Việc chuyển đến Hồng Kông là một cú sốc. Một phần liên quan đến cách cha mẹ tôi xử lý nó. Họ đã chẳng bao giờ bảo tôi họ có ý định di cư. Tôi nghĩ chỉ là kỳ nghỉ kéo dài với trường học nào đó được ném xen vào. Chỉ sau khi tôi học xong học kỳ đầu tiên tại trường tiểu học mẹ tôi mới nói cho tôi rằng chúng tôi ở lại.

Văn hóa của Hồng Kông khác đáng kể với văn hóa của Trung Quốc. Ở Thượng Hải, các bạn thân của tôi và tôi luôn luôn khoác tay lên vai nhau và chúng tôi luôn luôn xen vào công việc của nhau. Toàn bộ khái niệm về tính riêng tư đã thực sự không tồn tại trên đại lục. Trong những năm 1970 và những năm 1980, những đứa con trai, thậm chí các đàn ông, đã chẳng nghĩ gì về việc cầm tay nhau đi trên đường phố.

Hồng Kông là một thế giới khác. Tôi nhớ lần đầu tiên tôi thử đặt tay tôi quanh một đứa trẻ Hồng Kông cùng tuổi tôi. Nó là một bạn cùng trường sống trong cùng khu nhà. Tôi nghĩ vì chúng tôi là bạn thân, chỉ là tự nhiên cho tôi để khoác tay tôi ngang lưng nó. Nó nhảy lên cứ như bị điện giật. “Mày làm gì thế?” nó thét lên. Tôi thực sự ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng mọi người liên hệ với nhau theo cách khác ở Hồng Kông. Họ có ý thức rộng hơn về không gian cá nhân và một sự diễn giải ít xâm nhập hơn về tình bạn. Tình bạn ở đại lục, vì thiếu từ hay hơn, là dính (bầy nhầy). Người ta xâm nhập vào đời bạn. Nếu bạn có vẻ béo, họ loan báo nó. Nếu bạn có rắc rối tài chính, họ đòi biết các chi tiết. Nếu bạn muốn một đối tác trong một tội lỗi, họ tình nguyện. Các mối quan hệ của Hồng Kông không chõ mũi vào công việc của người khác như thế. Người ta để chỗ cho nhau.

Ngoài việc phải hình dung ra một cách mới để liên kết xã hội, tôi đã phải học để nói chuyện. Khi lần đầu tiên tôi đi đến trường ở Hồng Kông, tôi đã không thể hiểu cả hai ngôn ngữ dạy học. Trường tiểu học được dạy bằng tiếng Quảng đông. Mặc dù là một phương ngữ Trung Quốc, tiếng Quảng đông hầu như không thể hiểu được cho ai đó như tôi, người lớn lên nói tiếng Thượng Hải và tiếng Quan thoại. Và rồi có tiếng Anh. Tôi có thời khó khăn ngay cả làm chủ các chữ cái abc. Cha mẹ tôi nhờ một chị họ của tôi để dạy tôi tiếng Anh. Chị đến căn hộ của chúng tôi và giúp tôi đánh vần. “Apple”… “bee”… “orange.” Tôi đã có vẻ không thể nhớ bất cứ thứ gì. Tôi đã tốn thời gian dài với chị chiến đấu để học được những điều căn bản. Về cơ bản tôi đã câm lặng.

Tôi đã đổi trường tiểu học lung tung. Năm sau khi Mao chết ở Trung Quốc, tất cả học sinh tiểu học ở Thượng Hải phải học lại bởi vì các trường tốn quá nhiều thời gian tưởng niệm đời ông đến mức tất cả chúng tôi đã tụt lại phía sau. Như thế ở Hồng Kông, tôi học học kỳ đầu tiên ở lớp ba tại Trường tiểu học St. Clement, một trường Tân Giáo (Episcopal school). Nhưng học kỳ tiếp cha mẹ tôi đã chuyển tôi vào một trường cho các gia đình sĩ quan cảnh sát bởi vì trường có các tiêu chuẩn thấp hơn mà cho phép tôi bỏ qua một lớp. Cha mẹ tôi cũng nghĩ tôi sẽ có kỷ luật tốt hơn ở trường cho các gia đình cảnh sát. Điều ngược lại đã đúng. Trường đó đã thô bạo. Bọn con trai đánh bọn con trai; tôi đã thấy điều đó trước đây. Nhưng những đứa con gái cũng đánh con trai nữa. Tôi nhớ một đứa con trai thử đánh một đứa con gái bằng nắm tay. Cô né quả đấm của nó và rồi đấm trả – bang! – vào mặt nó. Một cú đấm ra trò, tôi nghĩ. Lũ trẻ từ lớp của tôi sẽ biến mất vào trại tạm giam vị thành niên vì cướp xe. Đấy chỉ là vài năm sau khi Hồng Kông thành lập Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng để giải quyết hành động phi pháp đặc hữu trong thực thi pháp luật. Cảnh sát và những kẻ lừa đảo, chí ít ở Hồng Kông, đã được cắt từ cùng mảnh vải.

Tôi bị quấy rầy bởi vì tôi là một mục tiêu to và tôi không phù hợp. Những đứa lớn hơn đặc biệt hung hăng, và lúc nghỉ giữa các bài học tôi né trốn. Tôi đã không phải là một đứa cứng rắn và tôi không biết đánh nhau thế nào. Mặc dù to con lù lù có vẻ đe dọa bọn bắt nạt, tôi trốn khỏi chúng. Là đứa từ Trung Hoa đại lục đã chẳng giúp gì. Không lâu sau khi gia đình tôi chuyển sang Hồng Kông, một đài TV địa phương bắt đầu phát một hài kịch miêu tả một kẻ nhập cư mới từ Trung Quốc có tên Ah Chan, một dân quê thô lỗ, quá đần độn và quá lười để thích nghi với nhịp điệu nhanh của vùng lãnh thổ. Ở trường, tôi đã trở thành “Ah Chan.” Ở nhà, các anh chị họ tôi chê cười tôi không đủ nhanh để xứng với nhịp điệu của Hồng Kông. Theo thời gian, tôi đã tăng tốc, để mình bị những người khác nhào nặn. Việc này xảy ra hết lần này đến lần khác. Có cái gì đó về tôi thúc đẩy mong muốn những người khác làm thay đổi tôi. Tôi thường là một kẻ đồng lõa sẵn lòng, ở một mức độ nào đó.

Ở Hồng Kông, tôi cũng đối mặt với thực tế là người nghèo. Ở Thượng Hải, chúng tôi đã sống như tất cả những người khác. Nhưng ở Hồng Kông, cha mẹ tôi cùng nhau cóp nhặt tiền để đủ sống còn ở trường các bạn học của tôi luôn luôn có tiền lẻ. Như thế thay cho đi xe bus đến trường, tôi đi bộ hai dặm mỗi ngày để tôi có thể đút túi tiền vé xe và có khả năng mua đồ ăn vặt. Vào tuổi nhỏ, tôi noi gương cha mẹ tôi theo tiềm thức, tôi biết được phải làm gì để có thể sống. Tôi tự hứa với mình rằng khi tôi lớn lên để không ai có thể coi thường tôi.

Việc chuyển sang Hồng Kông đã là sự di chuyển đầu tiên trong nhiều sự di chuyển đối với tôi và, giống việc bơi, sự di chuyển trở thành một hằng số trong đời tôi. Trong nhiều thập kỷ tôi chuyển từ châu Á sang Mỹ, quay lại châu Á, và sang châu Âu. Sự chuyển động liên tục này đã dạy tôi để thích nghi, thậm chí với những thay đổi đột ngột, và đã làm cho tôi thoải mái với mọi người từ khắp thế giới. Mất nhà ở tuổi nhỏ đã dạy tôi để tìm thấy một phần của nó bất cứ đâu tôi ở. Tôi đã học để thích nghi với khó khăn và thích nghi với các nền văn hóa khác nhau. Tôi đã trở thành một con tắc kè hoa, có khả năng thay đổi màu da để hợp với chỗ. Nếu chẳng thứ gì khác, sự lang thang liên tục của tôi cho tôi sự trấn an rằng những thứ mới sẽ không giết tôi và rằng, bất luận thế nào, tôi sẽ sống sót.

Với sự quyết tâm nào đó, tôi đã hiểu và giải quyết được tiếng Quảng đông và tiếng Anh. Tôi được chuyển lại trường St. Clement’s. Và tôi tiếp tục đọc nhiều. St. Clement’s dạy hai ca và các lớp của tôi bắt đầu từ 12:30 đến 6:00 chiều. Tôi ở một thư viện gần nhà tôi vào các buổi sáng, ngốn các tiểu thuyết và sách không hư cấu.

Khi tôi mười hai tuổi, tôi thi vào Queen’s College, trường trung học công toàn học sinh nam lâu đời nhất và uy tín nhất của vùng lãnh thổ, với các cựu học sinh lừng lẫy như Tôn Dật Tiên, người cha của Trung Quốc hiện đại. Cao 1,77 m bước vào lớp đầu tiên, lớp Hồng Kông tương đương với lớp bảy, tôi là đứa cao nhất lớp.

Không lâu sau khi trường bắt đầu, một giáo viên thể dục hỏi ai trong chúng tôi có thể bơi. Vài người trong chúng tôi giơ tay lên. Tôi đã không bơi kể từ khi chuyển sang Hồng Kông. Ông đưa chúng tôi đến một bể bơi công cộng ở Công viên Victoria đối diện với trường. “Cho tôi xem cậu có thể làm gì,” ông nói. Tôi nhảy xuống và bơi. Thế là tôi vào đội.

Tôi đã thắng các cuộc đua và phá vỡ kỷ lục của trường về chạy nước rút năm mươi và một trăm mét. Vào tuổi mười lăm, tôi gia nhập một câu lạc bộ thi bơi. Một hôm, tôi đang luyện tập tại một bể bơi công cộng và một huấn luyện viên đội tuyển Hồng Kông tình cờ ở đó. “Cậu nhìn khá đấy,” ông nói, và mời tôi thử. Tôi đã có một chỗ trong đội trẻ của thành phố.

Như ở Trung Quốc, việc bơi đã dạy tôi sự quyết tâm và tính bền bỉ. Chúng tôi không có những mùa đông thực sự rét ở Hồng Kông, cho nên tôi đã chẳng bao giờ phải phá lớp băng nào. Nhưng mưa hay nắng, lạnh hay nóng, chúng tôi đã luôn luôn bơi, và các bể bơi luôn luôn ở ngoài trời. Đã có những ngày tôi cảm thấy khỏe và những ngày khi tôi không. Và vào những ngày tôi không, khi người đằng sau tôi chạm vào chân tôi bằng những ngón tay của anh ta, tôi đẩy mình để chắc chắn tôi không phải là người cản làn bơi. Và vào cuối buổi tập, tôi leo ra khỏi bể bơi với một cảm giác thành công. Như với cha tôi, tính bền bỉ đã trở thành một trong những thế mạnh lớn nhất của tôi. Tình hình có thể có vẻ không thể vượt qua nổi, tôi nói với mình, nhưng ta luôn luôn ra khỏi bể bơi.

Việc là thành viên của đội đã mở rộng giới xã hội của tôi. Chúng tôi đã tập và thi đấu khắp vùng lãnh thổ. Những đứa giàu trong đội đến buổi tập trong những xe BMW có lái xe; đứa nghèo nhất lớn lên trong nhà ở xã hội. Tôi đã bơi trong các cuộc thi đấu đội trẻ ở Nhật Bản và ngược dòng Châu Giang (Pearl River) ở Quảng Châu. Chuyến đi Nhật Bản đánh dấu lần đầu tiên tôi rời khỏi Đại Trung Hoa (Greater China = Trung Hoa đại lục + Hồng Kông+ Ma Cao + [đôi khi cả Đài Loan]).

Các điểm của tôi trong năm đầu tiên ở Queen’s College đã kinh khủng; tôi đứng thứ ba mươi ba trong số bốn mươi học sinh của lớp. Tôi đã học chăm chỉ để được nhận, nhưng một khi ở trong tôi ngừng cố và vui. Thay cho làm bài về nhà, tôi chơi bóng đá và bóng chuyền hàng giờ ở Công viên Victoria gần đó. Quá bận làm việc, cha mẹ tôi hét vào mặt tôi về các điểm tồi của tôi nhưng mặt khác đã không có thời gian thừa. Tuy vậy, tôi bắt đầu cải thiện một chút, và vào cuối năm thứ ba tôi đã xếp hạng giữa.

Vào lúc tôi được nhận vào Queen’s College, tôi đã biến từ một thổ dân Thượng Hải thành dân địa phương Hồng Kông. Tôi dùng nhiều thời gian với các bạn tôi hơn với cha mẹ tôi rất nhiều. Bên ngoài căn hộ bé tẹo của gia đình chúng tôi, sự tự nghi ngờ của tôi biến mất và tôi tràn đầy tự tin. Tôi là một người bơi giỏi; tôi cao và được ưa thích. Tôi nói tiếng Quảng đông như một thổ dân và tôi thành thạo ở trường mới của tôi.

Cách nhìn của tôi về bản thân mình đã luôn luôn có sắc thái bởi kiểu phù du nào đó. Từ thời nhỏ, mọi người nhìn chằm chằm vào tôi. Điều đó là tự nhiên ở Trung Quốc và Hồng Kông, nơi chiều cao trung bình cho đàn ông là 1,74 mét và tôi đã luôn luôn cao hơn một cái đầu và vai so với cả những đứa cùng tuổi và hầu hết người lớn. Người ta mãi mãi bình luận về vẻ ngoài của tôi theo cách rất lỗ mãng, rất Trung Quốc. Nếu bạn có nhiều trứng cá, họ nói, “Ôi, nhiều mụn nhọt đến vậy.” Trong trường hợp của tôi, họ nói: “Ôi, cao và đẹp trai thế.” Nó làm cho tôi cực kỳ lúng túng. Nó cũng chất lên tôi một mong muốn mạnh mẽ để không chỉ xứng với hình ảnh của họ về tôi như “cao và đẹp trai thế” mà cũng để đảm bảo rằng họ không khinh thường tôi.

Hầu hết mọi ngày, tôi đi về nhà từ Queen’s College với một đám bạn cùng lớp sống ở bên Kowloon giống tôi. Chúng tôi đi xe bus từ trường đến Quận Trung tâm cao cấp của Hồng Kông và rồi đi phà qua Kowloon. Chúng tôi thường đùa giỡn trên chuyến đi, nhưng một hôm cái gì đó đập vào mắt tôi. Tôi thấy một người phương Tây làm việc trong một đội xây dựng Trung Quốc. Ông rất nổi bật, với bộ mặt nhợt nhạt và chiếc mũ cứng của ông bao quanh bởi các đồng nghiệp Trung Quốc, nắng cận nhiệt đới Hồng Kông làm da họ đen sạm. Ôi, tôi nghĩ, đó có thể là tôi trong mười năm nữa, tất cả mọi người đi qua tôi, nhìn vào tôi một cách kỳ lạ. Tôi tự hứa với mình rằng tôi chẳng bao giờ muốn là ai đó giống thế, nhô ra như một người kỳ quặc. Cho đến giữa tuổi bốn mươi, tôi đã bị thúc đẩy bởi nỗi sợ trông tồi tệ. Đó là cái những người Trung Quốc định nói khi họ sử dụng từ “giữ thể diện.” Tôi bị tiều tụy bởi mong muốn để tránh làm mọi người thất vọng và để hòa nhập vào. Tôi vẫn luôn luôn cảm thấy con mắt của mọi người chĩa vào tôi.

Kiếm số tiền khổng lồ đã thực sự không là mục tiêu ở đây. Mẹ tôi luôn luôn nói tiền không phải là một thuốc bách bệnh và tôi tin bà. Nhưng đối với tôi, việc giữ thể diện là mục tiêu. Tôi cố gắng bằng mọi giá để tránh làm bản thân tôi và, mở rộng ra, gia đình tôi xấu hổ.

Mặc dù tôi là một học sinh trung bình, tôi tin tôi đứng trung bình là do lựa chọn hơn là vì thiếu năng lực. Chúng tôi đã có một đội tranh luận của trường. Bởi vì điểm của tôi tàm tạm, tôi đã chẳng bao giờ được yêu cầu tham gia. Nhưng tôi dự các cuộc tranh luận và phản công các lý lẽ của mỗi bên trong đầu tôi. Tất nhiên, tôi nghĩ các lý lẽ của tôi là hay hơn các lý lẽ của các diễn giả đó ở phía trước phòng.

Trong năm thứ tư của tôi tại Queen’s College, khi tôi mười sáu tuổi, tôi nhận ra rằng trừ phi tôi có kết quả tốt trong cuộc thi Chứng Chỉ Giáo dục Hồng Kông dự kiến vào cuối năm thứ năm của tôi, tôi buộc phải học ở một trường kém uy tín hơn nhiều. Tôi biết cha mẹ tôi không có phương tiện để cứu tôi, cho nên tôi quyết định chuyên tâm học và thử có được những điểm tốt.

Đã cần một thời gian để các giáo viên của tôi quen với tôi. Tôi đã có được danh tiếng như một anh hề của lớp, tán gẫu liên hồi. Trong lớp nhạc, tôi đã từ chối học để đọc các nốt nhạc. Nhưng tôi luôn luôn là một người đọc nhiều. Trong giờ tiếng Trung Quốc trong lớp thứ tư, tôi viết một tiểu luận về nhà thơ Trung Quốc Từ Chí Ma (Xu Zhimo). Từ đã là một nhà văn đẹp hăng hái, nổi tiếng về các quan hệ lãng mạn của ông cũng nhiều như thơ trữ tình của ông. Từ viết trong những năm 1920, khi các lãnh chúa đã biến Trung Quốc thành các thái ấp và Nhật Bản đe dọa xâm chiếm. Từ cho rằng nghệ thuật không cần phục vụ xã hội hay cái thiện lớn hơn; là đủ để đánh giá cao cái đẹp. Tôi không đồng ý với quan điểm của Từ về nghệ thuật vị nghệ thuật. Làm sao ông có thể đánh bóng thi ca về vẻ đẹp khi Trung Quốc đang sụp đổ trong hỗn loạn? Tôi hỏi.

Vào cuối một giờ học, giáo viên tiếng Trung Quốc của tôi bảo tôi ở lại. “Có thật em tự viết tiểu luận này?” bà hỏi. “Tự em rút ra những kết luận này?” Bà nghĩ tôi đã đạo văn. Nhưng đó là bài của chính tôi.

Vào cuối năm đó, tôi trong số mười người đứng đầu trong lớp. Vào cuối năm thứ năm, tôi trong số năm người đứng đầu và tôi thi đỗ, mà đã cho phép tôi ở lại Queen’s College và chuyển vào lớp thứ sáu – lớp tương đương của Hồng Kông với năm cuối cấp trong trường trung học.

Sự bò lên các mức xếp hạng lớp tại Queen’s College đã dạy tôi rất nhiều về các khả năng của tôi. Bản thân tôi không lười, nhưng tôi có một xu hướng bớt cố gắng. Một khi được nhận vào Queen’s College, tôi thư giãn. Tôi chỉ làm cái cần thiết. Nhưng đó là vì ở đâu đó bên trong tôi, tôi có niềm tin nội tại rằng khi cần tôi có thể tăng tốc và khiến công việc được làm. Những đặc điểm này ở lại với tôi suốt cuộc sống chuyên nghiệp của tôi.

Sau khi tôi hoàn thành lớp thứ sáu, huấn luyện viên bơi của tôi bảo tôi rằng nếu tôi tập nhiều hơn, tôi có thể đạt thành tích thời gian đủ tiêu chuẩn để tham gia đội tuyển Hồng Kông cho bơi tự do năm mươi mét trong Olympics Seoul 1988. Hiệu trưởng Queen’s College gặp cha tôi và mọi người đều đồng ý rằng cho tôi thời gian để luyện tập. Tôi ngạc nhiên rằng cha tôi đã đồng ý, nhưng ông luôn luôn bị nhà chức trách gây ấn tượng. Bất cứ thứ gì hiệu trưởng gợi ý ông đều đồng ý.

Tôi tận dụng toàn bộ sự nghỉ kéo dài này. Trong khi các bạn học nhìn chằm chằm một cách ghe tị từ các cửa sổ của trường, tôi tập cú nhảy của tôi trong sân chơi của trường ở bên dưới. Các giáo viên đã không thích việc đó, nhưng tôi được phép để chơi – từ hiệu trưởng, cơ đấy. Cối cùng, tôi đã không đạt tiêu chuẩn, thiếu ít hơn một giây – một chớp mắt trong đời sống thực nhưng dài vô tận trong thể thao. Tôi đã chẳng bao giờ bù lại được những năm thiếu huấn luyện đó khi chúng tôi chuyển đến Hồng Kông đầu tiên. Tuy nhiên, tôi không đặc biệt bị nghiền nát bởi việc không vào được đội tuyển Olympics. Tôi đã tận hưởng quá trình. Không quan trọng tình hình trở nên tồi tệ thế nào, tôi bảo mình, ta luôn ra khỏi bể bơi.

Trong mùa hè với tư cách một người mười bảy tuổi, tôi kiếm được tiền lần đầu tiên, dạy bơi cho trẻ con tại Câu lạc bộ Điền kinh Nam Trung Quốc của Hồng Kông. Tôi đã dạy từ 7:00 giờ sáng đến 7:00 giờ tối. Các học trò của tôi đái trong bể bơi với sự miễn trừng phạt đến mức tôi đã bị phát ban kinh tởm. Tuy nhiên, với số tiền tương đương với một ngàn dollar Mỹ trong túi, tôi đã bắt đầu thích thú sở thích mới tìm thấy cho thời trang. Việc này là một sự thay đổi khổng lồ đối với tôi. Suốt từ khi chúng tôi chuyển đến Hồng Kông và mẹ tôi làm việc như một kế toán viên tại nhà máy dệt cho đến nay, bà đã cho tôi mặc đồ rẻ tiền. Bây giờ, với sự hướng dẫn của một bạn từ đội bơi Queen’s College có tên Steven, tôi khám phá ra thế giới phong cách.

Steven đến từ một gia đình khá giả và đã luôn luôn có tiền để đốt. Anh đã đưa tôi đến mua áo hàng hiệu đầu tiên – một áo polo màu cam từ Ralph Lauren. Tôi đã chuyển nhanh lên hàng hiệu của Yohji Yamamoto và Issey Miyake. Steven đã dạy tôi để mua, và chẳng bao lâu tôi đã làm quen với nghệ thuật tinh tế của việc hững hờ liếc đến giá. Mẹ tôi luôn luôn nói tiền không phải là mọi thứ, nhưng bạn không thể hoạt động mà không có nó. Bây giờ thì cuối cùng tôi đã có một ít trong ví của tôi, tôi nhận ra sự tự do nó mang lại – để thỏa mãn nhu cầu của tôi, để khám phá thế giới, để theo đuổi tính tò mò của tôi.

Những tiến triển khác đã nhấn mạnh giá trị của việc có các nguồn lực. Cha mẹ tôi đã mua một căn hộ mới. Mặc dù nó chỉ rộng 50 mét vuông, lần đầu tiên trong đời tôi có phòng riêng của mình. Nó trở thành nơi trú ẩn của tôi.

Cha mẹ tôi đã – và vẫn – hết sức tằn tiện và tôi theo họ trong khía cạnh đó. Khi tôi nấu ăn ngày nay, tôi cắt rau và thịt với mục đích không để phí ngay cả một chút giá trị. Tôi vẫn rửa bát đĩa của tôi mỗi bữa ăn. “Khó nhọc mới có được mỗi hạt gạo,” một dòng từ một bài thơ Trung Quốc mà chúng tôi học thuộc lòng ở trường.

Chúng tôi đã sống trong căn hộ đầy chuột đó của ông sếp của cha tôi trong hai năm. Một hôm, cha tôi và sếp của ông cãi cọ. Nhận thức quá mức về danh dự cá nhân của cha tôi đã nhạy cảm với bất kể sự coi thường nào – một sự nhạy cảm được khuếch đại bởi sự thực rằng chúng tôi sống không mất tiền thuê. Khi cha tôi và sếp của ông cãi nhau, chúng tôi chuyển đi, mua căn hộ mới với phần lớn tiết kiệm của cha mẹ tôi, và cha tôi thôi việc.

Cha tôi không có việc làm mới đợi sẵn nào và đã tốn một năm để tìm được công việc ổn định. Ông gia nhập một công ty buôn bán, nhưng việc đó đã không có kết quả. Ông mò mẫm vào các công việc kinh doanh khác, nhưng chúng phá sản. Cuối cùng, sau một năm, Tyson Foods, công ty gà Mỹ khổng lồ, bị ấn tượng bởi kinh nghiệm của ông về kho lạnh, đã thuê ông như nhân viên đầu tiên của nó ở Đại Trung Hoa. Tyson muốn bán gà vào Trung Quốc và cha tôi đã nhận ra rằng có vàng trong tất cả các phần mà những người Mỹ không ăn. Chân gà, phao câu gà, lòng gà, mề gà, cổ gà, tim gà – những người Trung Quốc thèm muốn tất cả. Tyson chở ông quay về Hoa Kỳ, nơi ông gợi ý những sự thay đổi dây chuyền sản xuất để tận dụng những vàng cục này. Các bạn và đồng nghiệp của cha tôi đã cười vào công việc mới của ông. Trong tiếng Trung Quốc, mai ji (mại kê - 卖 鸡), hay bán gà, tiếng lóng có nghĩa là mối lái gái điếm. Nhưng trò đùa là về phía họ. Trong vòng vài năm, Tyson bán đồ gà bỏ đi có giá trị 100 triệu dollar ở châu Á, nhồi đầy bụng những người tiêu dùng Trung Quốc với “móng phượng hoàng” do Mỹ nuôi, cụm từ mà những người Trung Quốc dùng cho chân gà.

Từ kinh nghiệm của cha tôi tại Tyson, đầu tiên tôi được biết về tính bất thường của các mối quan hệ Mỹ-Trung. Đường dẫn gà Arkansas vào Trung Quốc đã là con tin của chính trị. Bất cứ khi nào có sự căng thẳng với Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đột nhiên tăng thời gian cách ly bắt buộc cho chân gà từ hai ngày lên hai tuần. Đối diện với việc mất hàng tấn sản phẩm bị hư hỏng, cha tôi đã phải làm trò ảo thuật cho những cách để lách các quy định và để đưa đồ vào Trung Quốc. Ông phù thủy đến mức Tyson đã cho cha tôi danh hiệu “người bán hàng của thế kỷ.”

Tyson cũng đã cho cha tôi bằng chứng thêm rằng đời không công bằng, đặc biệt đối với ông. Khi ông về hưu trong năm 2003, Tyson đã không cho ông hưu bổng. Ông là một người làm thuê quốc tế, công ty nói, cho nên ông không đủ tư cách hưởng các phúc lợi. Mẹ tôi đã thúc ông đòi sự đối xử tốt hơn, nhưng ông đã chẳng bao giờ đòi. Ông không phải là loại người đó.

Vào cuối lớp thứ sáu, Steven, bạn bơi của tôi trở thành cố vấn thời trang, đi sang Đại học Nam California. Khi tôi huấn luyện cho Olympics, tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Thay cho viết thư, chúng tôi trao đổi băng ghi âm. Tôi đóng cửa phòng mình và mở lòng tôi vào máy ghi âm của tôi. Steven cho tôi một bản tóm tắt chi tiết về quá trình mua xe ở Hoa Kỳ; mẹ anh ta cho anh một sự lựa chọn giữa một xe Volvo, một BMW, hay một Mercedes, và anh ta gặp quyết định khó khăn. Vì sao, cha mẹ tôi hỏi, con nói chuyện với một chiếc máy và không phải với bố mẹ?

Cuộc sống ở Hồng Kông củng cố tính độc lập tôi đã phát triển rồi ở Thượng Hải. Cha mẹ tôi bị thách thức để thích nghi cuộc sống mới của họ đến mức họ không có thời gian cũng chẳng có năng lực để xen bản thân họ vào thế giới của tôi. Các giới xã hội của chúng tôi đã từ từ trở nên xa nhau. Tôi kết bạn với lũ trẻ địa phương, còn các bạn của cha mẹ tôi đều là những người giống họ mới di cư từ Trung Hoa đại lục. Cha mẹ tôi phê phán tôi vì là khác. “Con không giống cả hai bố mẹ,” mẹ tôi than phiền. Nhưng theo một cách bà đã sai. Cha tôi đã cũng buộc phải độc lập ở Thượng Hải trong những năm 1950. Và, giống cha tôi, tôi cũng biết rằng, khi có yêu cầu, tôi có khả năng làm việc siêng năng.

Cuộc sống gia đình với Mẹ và Bố thích ứng với một cuộc chiến tranh lạnh. Tôi đã không hứng thú ở quanh họ và tôi nghi rằng họ cảm thấy cùng thế về tôi. Vào các thứ Bảy, như tập quán Hồng Kông lúc đó, họ cả hai đã làm việc nửa ngày. Để tránh họ, tôi giả vờ ngủ. Về sau, tôi đi luyện bơi và ở xa nhà trong phần còn lại của ngày.

Mặc dù các trận đòn đã ngừng, cha tôi tiếp tục la hét tôi. Ông xông vào phòng tôi trong sự điên cuồng và bắt đầu thét lên. Nếu tôi dậy muộn cho trường học vào buổi sáng, ông đập cửa. Vào sáng thứ Bảy, tôi nghe American Top 40 trên radio và ông lại đập cửa và lệnh cho tôi vặn nhỏ lại. “Vì sao con phải nghe hoài đồ rác rưởi đó?” ông hỏi.

Tôi bắt đầu đi câu lạc bộ và uống bia. Khi tôi bắt đầu uống, hai thứ đã làm tôi ngạc nhiên. Một là sức chịu đựng của tôi với rượu cồn. Sau một chai, các bạn của tôi bị chuếnh choáng rồi, nhưng tôi chẳng cảm thấy gì cả. Thời đó, việc này cả gây lo ngại và tốn tiền; muộn hơn, trong đời sống kinh doanh của tôi, khả năng uống rượu của tôi giúp ích cho tôi nhiều.

Khía cạnh ngạc nhiên khác liên quan đến sự ngượng ngùng, hay sự thiếu nó, của tôi. Khi tôi uống, tôi trở nên ít lúng túng hơn, dễ gần hơn, và thoải mái hơn. Bởi vì kích thước của tôi, tôi khá bệ vệ, ngay cả như một vị thành niên. Mọi người cảm thấy bị đe dọa quanh tôi. Thêm vào đó là sự thực rằng tôi không thích giao du một cách tự nhiên. Nhưng khi tôi uống, tôi dịu đi. Mọi người để ý rằng tôi trở thành một người khác, dễ tiếp cận hơn và niềm nở hơn. Tôi cởi mở. Từng tò mò, tôi đã quan tâm đến cách rượu còn làm thay đổi tôi và các quan hệ của tôi với thế giới bên ngoài. Bên trong, tôi ao ước để hòa đồng hơn. Rượu cồn cho phép các thứ xảy ra.

Tôi cũng bắt đầu thử hẹn hò nhưng tôi chẳng có ý tưởng nào về phải làm gì. Một lần một đứa con gái từ một trường bạn gọi tôi và bảo tôi ra. Tôi đã lo lắng đến mức tôi nhờ một bạn thế gian từ một gia đình cảnh sát đi cùng tôi. Chúng tôi đều gặp nhau tại một cửa hiệu McDonald’s. Tôi đã không thể nghĩ ra bất cứ thứ gì để nói. Sự giáo dục đơn-giới có thể đã có những điểm tốt của nó, nhưng nó làm cho tôi không thoải mái với những con gái.

Bất chấp sự căng thẳng liên tục với cha mẹ tôi, chúng tôi đã duy trì một truyền thống Hồng Kông. Hầu như mọi Chủ Nhật, chúng tôi đi ăn bữa điểm tâm (dim sum). Chúng tôi đi với một nhóm đông và những người lớn nói chuyện làm ăn. Họ đều là các bạn thân cùng trường cũ của cha mẹ tôi từ Thượng Hải những người cũng đã nhập cư đến Hồng Kông. Trung Quốc đang mở cửa cho đầu tư nước ngoài và các bạn của cha mẹ tôi vận hành các công ty thương mại dính líu đến các giao dịch ngang biên giới. Các bạn của cha tôi để ý rằng tôi thích lắng nghe. Tôi quan tâm đến kinh doanh ở Trung Quốc. Tôi đã bắt đầu đọc số Á châu của Wall Street Journal. Tôi đọc tự truyện của Lee Iacocca và, cả The Art of the Deal (Nghệ thuật Đàm phán) của Donald Trump nữa. Tôi thích ý tưởng về làm kinh doanh, về xây dựng cái gì đó mà chưa có trước đó, về để lại một dấu ấn.

Tại Hồng Kông, kinh doanh đã hầu như là con đường sự nghiệp duy nhất. Chúng tôi không có các chính trị gia và công chức không làm tôi quan tâm. Bạn không thể đủ khả năng để là một nghệ sĩ; thuộc địa đã là một sa mạc văn hóa dù sao đi nữa. Trong môi trường siêu cạnh tranh của Hồng Kông nơi mọi người được chỉ dẫn để tiến lên, kinh doanh là đại lộ chính để tự cải thiện mình.

Việc Steven rời đi Hoa Kỳ đã củng cố mong muốn của tôi để ra khỏi Hồng Kông. Nhưng khi chị họ, người đã dạy tôi tiếng Anh, đề xuất tiếp đón tôi ở Australia, nơi chị đã sang để học, tôi đã từ chối, Australia là một tảng đá quá cỡ. Tôi có khuynh hướng đi theo Steven đến “miền đất tự do,” thích đến duyên hải vàng của California hơn. Tôi lớn lên với phim và âm nhạc Mỹ. Băng cassette đầu tiên của tôi là từ ban nhạc Bananarama; bộ ba có thể đã là Anh, nhưng đối với tôi âm thanh New Wave (Làn sóng Mới) của họ thuần túy văn hóa Mỹ. Tôi đã chẳng bao giờ muốn đi bất cứ đâu khác ngoài Hoa Kỳ.

Vào cuối lớp thứ bảy, tôi xin vào học Đại học California, Berkeley (Cal Berkeley) và UCLA, cùng với Đại học Washington ở St. Louis và Đại học Wisconsin. Cal và UCLA đã từ chối tôi, nhưng hai trường khác đã nhận tôi. Vào lúc đó, Đại học Washington tốn 10.000 $ một năm còn học phí của Wisconsin chỉ nửa số đó. U.S. News & World Report xếp hạng cặp này đứng thứ mười bảy và mười tám một cách tương ứng. Cha tôi tuyên bố rằng tôi theo học Wisconsin số mười tám. Cha mẹ tôi đã khá hơn về mặt tài chính; tuy nhiên, một khoản thêm 5.000 $ một năm đã có nghĩa là rất nhiều trong những ngày đó.

Cuối mùa xuân 1989, khi tôi đợi để đi Hoa Kỳ, tôi đã quay lại Thượng Hải để thăm họ hàng. Trong các thành phố khắp Trung Hoa đại lục, những cuộc biểu tình đã nổ ra sau cái chết của cựu – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Diệu Bang trong tháng Tư. Ông bị phế truất khỏi chức vụ trong năm 1987 bởi vì ông đã từ chối đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên. Hàng triệu người lũ lượt kéo đến các cuộc biểu tình mới này, sử dụng cái chết của Hồ như một cái cớ để đòi nhiều quyền tự do hơn và hành động chính phủ để chặn tham nhũng tràn lan mà đã cho phép các gia đình của các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản làm giàu cho chính họ. Ở Thượng Hải, hàng trăm ngàn người đã tuần hành đòi thay đổi. Tôi cũng, do hơi tình cờ. Một hôm cuối tháng Năm May 1989, tôi ở trên Đường Nam Kinh (Nanjing), đại lộ mua bán chính của Thượng Hải. Đường chật ních những người biểu tình, huýt sáo, hô khẩu hiệu đòi tự do, và mang các biểu ngữ kêu gọi cho một Trung Quốc cởi mở hơn. Không xe nào có thể đi qua, và lề đường đầy những người xem. Cách duy nhất để di chuyển là gia nhập cuộc tuần hành. Tôi trườn vào dòng người. Mọi người nhìm tôi chằm chằm cứ như tôi không thuộc về họ. Hẳn đã phải là quần áo của tôi; những người Hồng Kông mặc khác với những người đại lục trong những ngày đó, đặc biệt kẻ vị thành niên lêu nghêu này lại quan tâm đến phong cách.

Tại Thượng Hải, tôi ở với một bác người đã phải chịu đựng trong Cách mạng Văn hóa. Một buổi tối khi bác và tôi xem tin tức TV, nước mắt trào ra từ mắt bác. “Sẽ không có kết quả tốt cho những đứa trẻ này,” bác tiên đoán. “Chúng không hiểu,” bác nói. “Đảng Cộng sản lên nắm quyền bằng việc thao túng các cuộc phản kháng, tạo ra các phong trào quần chúng, và sau đó đàn áp chúng một cách tàn bạo một khi chúng đã hoàn thành sứ mạng của chúng.”

“Một con bê mới đẻ không sợ một con hổ,” bác nói. “Người ta không thể đánh bại những người Cộng sản theo cách này.”

Tôi rời Thượng Hải về Hồng Kông vào ngày 2 tháng Sáu 1989. Vào đêm 3 tháng Sáu, Đảng Cộng sản đã tuyên bố chiến tranh chống lại nhân dân Trung Quốc khắp đất nước. Ở Bắc Kinh, các đoàn quân đã tàn sát hàng trăm sinh viên và những người biểu tình khác khi chúng đuổi những người biểu tình ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Các cuộc biểu tình ở Thượng Hải đã bị dập tắt một cách hòa bình, mang lại phần thưởng cho Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản ở Thượng Hải, sự cất nhắc lên vị trí chóp bu của Đảng trên toàn quốc sau vụ tàn sát Quảng trường Thiên An Môn.

Ở Hồng Kông, cha tôi và tôi xem cuộc đàn áp thẳng tay ở Bắc Kinh được truyền trực tiếp trên TV. Cả hai chúng tôi đã bật khóc. Đối với chúng tôi, nó đã là một trong những thời khắc kiểu 11/9. Chúng tôi nhớ một cách sống động chúng tôi ở đâu. Vì kinh nghiệm sớm của cha tôi với những người Cộng sản, ông luôn luôn tin rằng Đảng là xấu xa từ lõi của nó. Ông đã thấy nó quay ngoắt chống lại nhân dân của chính nó. Ông đã kỳ vọng cái xấu nhất.

Khi những sự kiện ở Trung Quốc diễn ra và chính phủ Trung Quốc đưa ra danh sánh truy nã gắt gao nhất về các lãnh tụ sinh viên những người mà chỉ hơn tôi vài tuổi, cha mẹ tôi nhấn mạnh rằng họ đã bắt đầu lại cuộc sống của họ ở Hồng Kông sao cho tôi có thể có một tương lai tốt hơn. Tất cả những hy sinh của họ, họ nói, là để sao cho tôi có thể tránh số phận của những người ở Trung Hoa đại lục.

Tôi còn quá trẻ và quá được che chở để hiểu sự hỗn loạn đó là gì. Toàn bộ câu chuyện càng làm tôi muốn rời Hồng Kông nhiều hơn, để thoát ra khỏi cha mẹ tôi, để tìm tự do và sự phiêu lưu, bất kể đâu, thậm chí ở Wisconsin, Hoa Kỳ.