Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 86)

Hoàng Hưng

861. Interpersonal theory: Thuyết liên cá nhân

(trong Phân tâm học) Thuyết về nhân cách được nhà phân tâm học Mĩ Harry Stack Sullivan (1982-1949) phát triển, dựa trên niềm tin rằng các tương tác của một người với người khác, đặc biệt với những người có ý nghĩa, xác định tinh thần an toàn, ý thức về bản thân, và động lực của hành vi của mình. Theo Sullivan, nhân cách là sản phẩm của một loạt giai đoạn kéo dài trong đó cá nhân từng nấc phát triển “cảm nhận tốt lành” về người khác và một tinh thần tốt lành đối với chính mình. Cá nhân cũng học cách phòng tránh lo âu và sửa những tri kiến sai lầm về người khác, học cách xác minh các ý nghĩ của mình thông qua việc xác nhận hiệu lực đồng thuận (consensus validation); và trên hết, tìm cách đạt được những quan hệ liên cá nhân hữu hiệu ở một trình độ chín chắn.

862. Interpretive therapy: Liệu pháp diễn giải

Bất kì hình thức liệu pháp chủ động, trực tiếp nào, trong đó người chữa trị gợi ra các xung đột, đè nén, mơ tưởng và kháng cự của người bệnh, rồi diễn giải hay giải thích chúng cho người bệnh dưới ánh sáng những trải nghiệm của người ấy.

863. Intersubjectivity: Tính liên chủ quan

- Sự giao tiếp thiện cảm: năng lực chia sẻ trải nghiệm, chẳng hạn qua cái nhìn giữa trẻ nhỏ với người chăm sóc.

- Một quan điểm triết học cho rằng mọi sự kiện công cộng, khách quan thực ra là những trải nghiệm chủ quan được chia sẻ.

864. Interval reinforcement: (sự) Củng cố cách quãng

Sự củng cố đáp ứng đầu tiên đối với một kích thích sau một quãng cách định trước. Sự củng cố có thể được lặp lại theo các quãng cách đều nhau hay thay đổi. Cũng gọi là interval-reinforcement schedule (tiến độ củng cố cách quãng).

865. Intervention: (sự) Can thiệp

- Hành động của nhà chữa trị đối phó với những vấn đề của người bệnh. Sự chọn lựa các can thiệp được chỉ dẫn bởi bản chất của vấn đề, định hướng của người chữa trị, khung cảnh và ý chí và năng lực của người bệnh để tiến hành việc chữa trị. Cũng gọi là psychological intervention (can thiệp tâm lí).

866. Interview group psychotherapy: Liệu pháp tâm lí phỏng vấn nhóm

Một kiểu liệu pháp tâm lí nhóm cho thiếu niên và người lớn. Một nhóm trị liệu cân bằng được chọn trên cơ sở những vấn đề phổ thông và các đặc trưng cá nhân; người tham dự được khuyến khích bộc lộ các thái độ, triệu chứng và cảm nhận của mình. Được nhà tâm lí trị liệu Mĩ gốc Nga TK 20 Samuel Richard Slavson phát triển.

867. Intimacy versus isolation: (sự) Thân mật đối nghịch với cô lập

Giai đoạn thứ sáu trong Tám giai đoạn phát triển theo Erikson, kéo dài từ cuối tuổi thiếu niên qua thời kì tìm hiểu lứa đôi và đầu đời sống gia đình đến đầu tuổi trung niên. Trong giai đoạn này, cá nhân phải học cách chia sẻ và quan tâm mà không đánh mất chính mình; nếu thất bại, họ sẽ cảm thấy đơn độc và bị cô lập. Việc phát triển một căn tính gắn kết trong giai đoạn trước đó cung cấp cơ hội để đạt được sự thân mật thật sự, nhưng sự phát triển phân tán sẽ khiến cho cá nhân khó đạt được thành quả tích cực ở giai đoạn này.

868. Intimate zone: Vùng thân mật

(trong Tâm lý học xã hội) Vùng ít xa cách của những người có các mối quan hệ rất gần, như giữa mẹ và con. Khác với personal distance zone (vùng giãn cách cá nhân) là vùng giãn cách được qui ước bởi những người tương tác với bạn bè và người quen (khoảng 0,5 đến 1,5m); public distance zone (vùng gian cách công cộng 3,5 đến 7,5m); social zone (vùng giãn cách xã hội) giữa các mối quan hệ có bản chất tương đối nghi thức như giữa luật sư và thân chủ (1,25 đến 3,5m).

869. Intraindividual differences: (các) Khác biệt nội cá nhân

Những sự khác nhau giữa hai hay nhiều nét đặc điểm, hành vi hay đặc trưng của một con người. Chẳng hạn, một số đo nghiệm về năng lực cho thấy những khác biệt trong ba lĩnh vực toán, ngôn ngữ và phân tích.

870. Intrarole conflict: (sự) Xung đột trong một vai trò

Dạng xung đột vai trò do sự không tương thích giữa các hành vi và sự trông đợi đối với một vai trò. Những sự không nhất quán này có thể là kết quả từ bản thân tính phức hợp nội tại của vai trò, hay sự thiếu đồng thuận của nhóm trong việc xác định vai trò và các yêu cầu của nó. Khác với Interrole conflict (xung đột giữa các vai trò).