Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Hùm Xám Đặng Văn Việt

Lê Học Lãnh Vân

Từ lúc còn là thằng nhỏ tiểu học, tôi đã nghe tên Đặng Văn Việt. Các bậc cao niên trong nhà nhắc tên ông như nhắc một huyền thoại.

“Tay đó nhỏ hơn mình mấy tuổi, mà mình tưởng chả lớn hơn mười tuổi. Bởi cái danh chả lớn quá. Chưa thua trận nào, Pháp sợ xanh mặt!”

“Tướng như chả, phải cỡ Lê Trọng Tấn, Trần Độ mới ngang tay!”

Năm Mậu Thân, báo Sài Gòn đăng tấm hình một người mặc bà ba đen tử trận, bên dưới ghi tướng Trần Độ. Ông cụ trong nhà nhận xét:

“Miền Bắc mất Trần Độ là mất lớn. Trần Độ là tướng tài, tinh thần dân tộc rất cao” (*)

Và ông lại nhớ tới một người khác:

“Đặng Văn Việt còn ngon hơn nữa, mà bị hất ra rồi! Tui không hiểu sao Miền Bắc bỏ một tay chỉ huy quân đội tài ba đức độ mà không tiếc!”

“Công của mấy cha này lớn lắm. Mấy chả học trường Pháp, tương lai sáng rỡ mà dứt bỏ hết, theo kháng chiến chống Pháp giành độc lập. Vậy mới là hy sinh, mấy cha bần cố nông có cái quần xà lỏn thì hy sinh cái gì?”

“Mấy ông này đánh giặc giỏi là có công. Mà công lớn hơn nữa là truyền bá tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước. Hồi mấy năm sau năm 1945, tinh thần yêu nước giành độc lập rất cao cũng nhờ mấy ông này!”.

Ông Đặng Văn Việt xuất thân trong một gia đình truyền đời danh giá và thượng lưu trí thức. Theo kháng chiến, ông trải đời kháng chiến khiến quân Pháp nể sợ gọi là “hùm xám đường số 9”. Sau đó ông là một trong ba trung đoàn trưởng đầu tiên của quân đội kháng chiến, góp công rất lớn vào cuộc chiến kháng Pháp. Cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã đấu tố cha ông, một Phó bảng, cựu quan lớn triều Nguyễn, đương nhiệm Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Hồ Chí Minh đặc trách công tác Thanh - Nghệ - Tĩnh. Cụ qua đời trong buồn uất. Cùng năm 1954, ông Đặng Văn Việt cũng phải sớm rời quân đội với quân hàm trung tá. Ông bà Hoàng Xuân Hãn thường ngậm ngùi về trường hợp của cha ông, và cho rằng bản thân ông Đặng Văn Việt là một phần quan trọng của lịch sử chiến tranh chống Pháp! Vị trí của ông Việt là vị trí của một trong những người chỉ huy cao cấp và xuất sắc đầu tiên của quân đội chống Pháp, cũng là một trong những người đầu tiên góp sức thành lập đội quân này!

Ông mất trong những ngày vang vọng dư âm tang lễ trọng thể cấp Nhà nước dành cho đại tướng Phùng Quang Thanh, người nổi tiếng vì lo sợ ý chí của người Việt chống xâm lăng! Không thể tự hỏi nếu ngày ấy quân đội còn được tiếp tục lãnh đạo và chỉ huy bởi những người có tầm nhìn xa rộng, trí dũng song toàn như ông Đặng Văn Việt!

Ngày 25 tháng 9 năm 2021

------------------------------------

(*) Tin thất thiệt. Ông Trần Độ mất năm 2002 tại Hà Nội sau khi trở thành nhà bất đồng chính kiến.