Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (50)

THÔNG TIN:

*Thêm 1 triu liu vc xin #Pfizer mRNA do Hoa K tài tr đang trên đường đến Vit Nam. Mt na trong s này s đến Hà Ni và na còn li đến thành ph H Chí Minh trong vòng 24 gi ti.

https://www.facebook.com/USConsulateHCMC/posts/4274472452632210

*Chóng mặt vì xin cấp giấy đi đường, 8 hiệp hội kêu cứu Thủ tướng

https://tuoitre.vn/chong-mat-vi-xin-cap-giay-di-duong-8-hiep-hoi-keu-cuu-thu-tuong-20210825181312747.htm

*Thaco muốn tặng TP.HCM 30 xe cứu thương, 25 xe tiêm vắc xin cơ động

https://tuoitre.vn/thaco-muon-tang-tp-hcm-30-xe-cuu-thuong-25-xe-tiem-vac-xin-co-dong-20210825192216245.htm

*Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) trao tặng 6 xe cứu thương

https://tuoitre.vn/trao-tang-6-xe-cuu-thuong-cho-cac-benh-vien-dieu-tri-covid-19-2021082510522366.htm

*Vận chuyển 6,2 tấn hàng y tế của kiều bào hỗ trợ từ Mỹ về Việt Nam

https://nld.com.vn/thoi-su/van-chuyen-62-tan-hang-y-te-cua-kieu-bao-ho-tro-tu-my-ve-viet-nam-20210825122857944.htm

*Chính sách đặc thù hỗ trợ động viên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM và Chi hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-hop-bao-sau-ba-ngay-gian-cach-xa-hoi-muc-cao-nhat-769031.html

CẦN CÔNG NHẬN LIỆT SĨ VỚI 02 Y - BÁC SĨ NÀY:

FB Nguyễn Đình Tuấn

1) Bác sĩ: Trịnh Hữu Nhân, sinh năm 1961, Trưởng trạm Y tế xã Phước Lộc thuộc Trung tâm y tế huyện Nhà Bè, TPHCM đã mắc Covid-19 từ ngày 11/7 sau khi tiến hành truy vết và lấy mẫu các ca bệnh trên địa bàn. Ngày 13/7, anh được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 Thủ Đức. Dù đội ngũ thầy thuốc nơi đây tích cực điều trị nhưng bác sĩ Nhân, không qua khỏi do suy hô hấp, suy tim kèm viêm phổi. Anh đã ra đi vào ngày 4/8 sau gần 1 tháng chống chọi với tử thần.

2) Điều dưỡng: Trần Thị Phương Hằng, sinh năm 1979, công tác tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã không ngại khó khăn tình nguyện nhận nhiệm vụ chăm sóc F0 tại khoa khi bệnh viện này bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Quá trình chăm sóc người bệnh, chị Hằng đã mắc Covid và ngày 1/8 được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 Ung bướu cơ sở 2. Tại đây, chị Hằng được chăm sóc điều trị tận tình và khoẻ lại với kết quả xét nghiệm âm tính, đủ điều kiện xuất viện. Dù vậy, nỗi đau ập đến khi ngày 13/8 lúc xe cấp cứu Bệnh viện Gia Định đưa chị về quê mẹ ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cách ly theo nguyện vọng của chị, thì về đến nhà chị khó thở rồi đột ngột qua đời.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cũng đã có công văn gửi Bộ Y tế và UBND TPHCM, yêu cầu xem xét quyết định công nhân liệt sĩ cho bác sĩ và điều dưỡng này.

Mong cả hai anh / chị sớm được công nhận. Cầu chúc cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu luôn mạnh khoẻ để mang lại bình yên cho người dân.

Vĩnh biệt anh / chị.

HIỆU QUẢ VACCINE COVID-19 CÓ BỊ ẢNH HƯỞNG NẾU TIÊM MŨI 2 CHẬM?

FB Bs. Trương Hữu Khanh

Việc tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 chậm hơn hướng dẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả sinh kháng thể.

(Thứ năm, 18:43 - 19/8/2021)

Ekip thực hiện: Quốc Toàn - Ý An - Ngân Phạm - Ái Duyên - Phan Nhật

TỶ LỆ CHÍCH VACCIN TẠI TPHCM LÀ BAO NHIÊU?

FB Bs. Trương Hữu Khanh

Làm sao biết chính xác?

Dựa vào số người đã chích trên phần mềm thống kê. Đã có người đi ra chích bị hoãn nhưng về nhà mở phần mềm chưng hửng sao mình chích rồi. (Ai có cứ bình luận thêm cho rõ). Có người lục lọi tìm nơi chích ngừa lại thấy ụa sao mình chích 1 mũi rồi. Đã nhiều lần 2 nhóm người này hỏi tôi, tôi chỉ biết nói đùa là thử hỏi ông quại xem.

Dựa theo dân số thành phố xong tính ra phần trăm thì dân số chính xác có đúng không, trong khi chích ngừa chúng ta cũng chọn tương đối không quá khó cho người đến chích.

Nếu dựa theo số lượng vaccin đưa ra trừ đi người đã chích 2 mũi xong suy ra người đã chích còn lại chích 1 mũi, thì có dám chắc không có người nào chích mũi thứ 3 không. Có tách ra số vaccin chích cho trẻ từ 12-18 tuổi chưa.

Nhìn số bệnh nhân nặng tiếp tục còn, nhìn số ca mới tiếp tục còn thì lo mà phủ thêm vaccin càng nhiều, càng nhanh càng tốt. Nếu chần chừ tính toán tỷ lệ sẽ lại trả giá bằng tính mạng của người dân.

Chúng ta sẽ không bao giờ ngừng giãn cách khi còn ca bệnh. Một tính toán nào đó cũng ưu tiên là chích vaccin nhiều nhất có thể, trong khi tỷ lệ chưa chính xác thì tính làm gì.

Nếu muốn tính hãy tính còn bao nhiêu đối tượng nguy cơ bệnh sẽ nặng chưa được chích. Hãy chích cho họ vaccin mà đại đa số nhà khoa học và thế giới cho là tốt nhất.

LÀM ƠN TÍNH ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ.

 

XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ (*)

FB Lam Tran Hung

Sáng nay có người bấm chuông căn hộ: “Mời cả nhà ra test Covid ạ!” Một bạn mặc đồ bảo hộ kín mít xuất hiện ở cửa.

“Cái này là bắt buộc hả e?”

“Dạ, phải làm ạ!”

“Thôi được rồi, a cũng là bs, đưa a bộ kit a sẽ tự làm cho nhà a”.

15 phút sau đã gởi lại kết quả âm tính cho đội xét nghiệm.

Vào lại phòng không soạn bài được nữa mà cứ suy nghĩ lan man. Loại xét nghiệm kháng nguyên nhanh này có thể cho kết quả âm tính giả (nhiễm covid nhưng kết quả vẫn âm tính) lên đến 40-50%. Mà nếu lỡ dương tính thì sao? Tiếp tục làm PCR! Dương tính nữa coi như là F0. Rồi sao nữa? Không có triệu chứng gì thì tiếp tục ở nhà hay nhập viện? Bv bây giờ điều trị các ca có triệu chứng hay bệnh nặng còn không có chỗ nữa mà! Làm xét nghiệm đại trà này xong có thay đổi được đầu ra không?

Mình là bs có làm PT nên hiểu rõ các nguyên tắc vô trùng nên có thể tự xử lý để tránh lây nhiễm chéo. Bạn trong đội xét nghiệm rất nhỏ nhẹ, lịch sự và có đeo găng tay đưa cho mình kit xét nghiệm. Nhưng cả buổi sáng giờ bạn tiếp xúc bao nhiêu người, có F0 không? Găng tay có thay không? Có sát trùng lạnh không? Bộ kit bạn đưa có bị nhiễm không? Khi đưa bộ kít hay tiếp xúc các cư dân khác thì sao?

Thôi, nói vậy chứ vẫn nghe lời Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid! Khác tí là tự xử thôi.

Soạn bài tiếp đây!

Ah quên, để ra chạy xịt khử tay cửa và nút bấm chuông đã.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

CÂU CHUYỆN HOT NGÀY HÔM QUA LÀ CHUYỆN GIẤY ĐI ĐƯỜNG HA QUÝ VỊ

Theo FB Hoai Thu Tran

Đây, mình copy bài, tình trạng chung của các bếp thiện nguyện Tp.HCM.

--------

Thái Diệp Hạ Đoan.

#BQXG526 dạ chị Uyên cho em tường thuật trận bóng chớ em ức quá chị:

Update và chia sẻ quý vị hành trình mấy ngày nay của em:

- Ngày 23 báo giấy cũ hết hiệu lực (giấy của em là quận đoàn, và mttq phường),

- Công văn mới hướng dẫn thì báo Mặt trận tổ quốc thành phố cấp duyệt giấy đi đường cho bếp thiện nguyện.

- Ok lấy thông tin nộp đầy đủ lên MTTQ.

- MTTQTP quá tải. Phải alo thư ký nhắc cả đêm

- Sáng ra: MTTQ báo đã ra giấy. Chuẩn bị chạy lên lấy thì MTTQTP báo: giữ làm kỷ niệm chứ từ 25 không còn hiệu lực.

- Sau khi tìm hiểu thì Công An mới được cấp quyền theo công văn mới nhất ngày 24 (chỉ 1 ngày sau công văn cũ)

- Chạy lên CATP: ai cũng dòm chăm chăm 1 con bé mặc đầm 1m6 đi thẳng vô hỏi tìm PC08 công an thành phố.

- Các anh CATP bảo quay về… MTTQTP đi vì đã cấp cho MTTQTP.

- Con bé chạy về MTTQTP thì anh đại diện bảo: Giờ ảnh cũng không biết làm gì. Thôi hôm nay nghỉ mai tính.

Anh công an quận thì bảo em nằm im chờ đi đừng quậy nữa vì chưa thống nhất

Vâng ạ, vì em và các bếp thiện nguyện khác tạm nghỉ mà 2 ngày nay và những ngày tới, cố vô số nhà nghèo không có ăn đâu ạ.

Em sáng nào cũng dậy sớm tắm rửa makeup chờ anh bộ đội tới, nhưng tới tối lại phải tẩy trang chờ ngày mới. Phường em anh bộ đội chưa có tới. Rồi cũng may em có tủ lạnh trữ đồ, chứ lỡ nhà không trữ đồ 2 ngày nay ăn gì?

E rất thích quân đội, vì em thấy họ hỗ trợ dân không hoạch hoẹ khó dễ, và vì mấy ảnh không có mỡ bụng. Nhưng, quý vị cứ bảo là: để từ từ mấy anh sẽ tới thì cho em hỏi: TỪ TỪ LÀ CHỪNG NÀO? Từ từ ăn có được không?

Bếp e ngày 500 suất và hàng trăm phần quà. Giờ nằm ăn và ngủ, xong nhận tin nhắn cầu cứu, em không thể đành lòng.

VƯỢT LÊN TRÊN SỢ HÃI

FB An Dinh

5 ngày trôi qua sau trải nghiệm ép tim đột quỵ (hoặc bất cứ từ ngữ y khoa nào có thể mô tả và đính chính thêm là mình không mắc covid) mình đủ dũng cảm viết bài này. Cú hích là cơn mưa tầm tã gợi nhớ lại bạn TNV của Trạm Oxi cộng đồng Sài Gòn đêm đó đã đội mưa mang bình qua cho mình, hình ảnh những bệnh nhân trùm nilon ngồi trong mưa ở bệnh viện 115, cú gọi điện hỏi thăm chiều nay từ cô bác sĩ tình nguyện cũng của Trạm Oxi cộng đồng Sài Gòn hỏi thăm xem [tên mình] đã ổn chưa, có cần oxy nữa không và giọng cô mừng rỡ vì mình bảo đã ổn rồi.

Sự kiện cá nhân của đời mình dự định sẽ im lìm vì không muốn thêm ai phải lo lắng. Những người cần nói lời cảm tạ mình đã nói, đã gửi lời mà vẫn thấy nặng nợ một lần sống mới. Đêm hôm ấy mình mang một sự áy náy vì biết đâu bình oxy này có ai đó là bệnh nhân covid đang cần. Những dòng sau đây là hành trình đấu tranh lấy lại sự sống, để hy vọng chia sẻ mong manh cho một người nào đó khi họ cần, như mình đã được nhận một chia sẻ. Người thân và gia đình, đã ổn rồi, xin thứ lỗi vì đã lặng im.

---

Gần 18h ngày 16/8 sau khi tập thể dục và nghỉ ngơi vài phút mình nằm xuống sàn nhà gọi điện thoại và cảm thấy không thở được. Mình chỉ có thể nói có vẻ không ổn, và sau đó hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ mình chỉ thoi thóp như cá mắc cạn, tay chân co cứng, tê cóng lên đầu và le lói chút ý thức là mình cần đưa oxy lên não nhiều nhất có thể. Bỗng dưng trong đầu mình nhớ có một chị bạn đã chia sẻ là chị đã THỞ BỤNG lúc nguy kịch và mình làm theo. HÍT BẰNG MŨI LẤY HƠI BỤNG PHỒNG LÊN, rồi giữ 123 và THỞ RA TỪ TỪ BẰNG MIỆNG. Đó là tất cả những gì mình đã làm trong bằng đó thời gian. CHỈ THỞ VÀ DUY NHẤT THỞ. Chống chọi với cơn tê cóng co rút tay chân, giữ cho TÂM BÌNH, không hoảng loạn, không có bất cứ suy nghĩ gì khác ngoài việc THỞ BỤNG. Mình đã không cố gắng để làm gì hết vì càng cố gắng, càng hoảng sợ càng mất oxy. Những lúc mình hy vọng nhất khi thấy tay có thể cử động thì lại thêm một đợt co và tê mới ép mình lập tức quay về trạng thái cũ: kiên trì thở bụng. Lúc cuối đuối sức nhiều lúc muốn buông xuôi, thiếu oxy làm buồn ngủ và muốn lịm dần nhưng vẫn phải nghĩ về cái bụng, cố gắng hít vào bụng dù là rất yếu. Nỗ lực đó cuối cùng cũng có kết quả khi dần có thể cử động tay, cơ thể giãn dần và mình có thể chuyển về 1 tư thế yoga nằm sấp, cổ đầu vươn về trước và hít từng đợt oxy. Đây là tư thế dễ chịu nhất nhưng mình thấy cơn tê cóng mới thì biết là không thể duy trì lâu nên cố gắng gọi điện cho nhóm zalo của nhà trọ, báo cho chủ nhà và may mắn hơn rất nhiều vì họ có 1 bình oxy nhỏ trong nhà. Mình lết ra gần cửa ra vào, hết sức bình sinh mở chốt và nằm đợi. Khi biết có người đến, không phải lúc nào cũng là điều tốt vì nó làm cho mình bị phân tâm và không tập trung vào giữ hơi thở, trong khi không phải họ có thể đến ngay vì công tác bảo hộ để tránh nhiễm dù mình không nhiễm, đó là sự tỉnh táo cần thiết. Điều này cũng giống như bạn sắp chết đuối và phản xạ ôm cứng người đến cứu thì có khi nguy hiểm cho cả hai.

Ngay cả khi đã được gắn oxy mình vẫn thấy cần phải giữ cho mình chú tâm duy nhất vào việc thở bụng vì lúc đó cơ thể đã đuối sức nên dù có oxy mà không tận dụng đúng cũng sẽ vẫn nguy hiểm. Các anh chủ nhà đã thay nhau gọi cấp cứu nhưng không có xe, bình oxy thì gần cạn, nhà thì bị phong tỏa vì có f0 nên cơ hội có xe cấp cứu là không thể. Mình được đưa lên giường và thoi thóp gọi cho Liu May cầu cứu đến @Trạm Oxi và không nghĩ rằng một ngày mình lại là người cầu cứu đến trạm. Mình gọi cho Hồ Thái BìnhSurvival Skills Vietnam-SSVN vì liên tục Bình nói về chủ đề sơ cấp cứu trong gia đình, làm dự án với Bình, mà giờ mình mới thấm thía. Mình gọi cho Phạm Ngọc Hoàng Huy vì biết Huy đang làm dịch vụ cấp cứu khẩn cấp (*9999). Mọi người đã vì mình mà hoảng sợ, kết nối bác sĩ để hỏi thăm tình hình. Sau hơn 1 tiếng nữa mọi thứ ổn dần khi mình đươc cấp nước, canxi và nước súp. Dù thở mệt thì mình đã không cần đến bình oxy thứ hai.

Trải nghiệm đã qua mình đã tự ngẫm lại nhiều điều sau đây, mà hẳn đã quá nhàm tai:

1. LẮNG NGHE BẢN THÂN NHIỀU HƠN

Mình đã làm việc rất nhiều, ngày qua ngày, sáng tới đêm vì một số dự án và dự định, một phần để lấp đi cái tình trạng cách ly dai dẳng của covid, mình biết mình không hạp café nhưng hôm đó vì hứng thú thì uống nửa ly café sữa buổi trưa, làm việc xuyên chiều rồi cơ thể nói thôi bỏ thể dục hôm nay đi thì mình ham vui không nghe và vẫn tập. Và rồi le lói. Mệt đừng cố nữa. Buông một chút đi.

2. YÊU THƯƠNG CỨU MÌNH

Trong cơ nguy cấp và lúc đuối sức nhất hình ảnh của little love hiện lên và thêm cảm giác vui vẻ thoải mái buồn cười lúc nói chuyện làm mình cười. Đúng! Lúc đó mình đã cười và cơ thể tự động hít một hơi sảng khoái như bạn đang ở bên cạnh chơi đùa với người bạn yêu thương: con cái, bạn đời, bạn bè….. Hai lần như vậy cứu mình qua cơn đuối sức. Nhớ về cảm giác yêu thương và đùa giỡn nhiều hơn đi.

3. SỰ BÌNH TÂM VÀ Ý CHÍ: trong suốt gần hết quãng đường chống chọi, kể cả khi có người đến cứu, mình chú ý giữ sự bình tâm để biết cái gì cần làm, chính xác và dứt khoát, không để tâm trí sợ hãi và bấn loạn. Có lẽ cái đầu lạnh (đừng bị tê cóng thôi) sẽ giúp ích nhiều lúc nguy cấp, tránh tiêu hao năng lượng, oxy thêm. Bình tâm của mình lúc đó là chấp nhận, không mong cầu được giúp, cũng như chấp nhận là nếu xấu nhất…chỉ đơn giản là nhẹ nhàng chấp nhận những gì đang diễn ra, không cố gắng, không vùng vẫy, không sợ hãi. Điều này mình biết là khó. Nhưng thực sự nó giúp ích. Hãy bình tâm đi.

4. Ở NHÀ MỘT MÌNH. Mình ở một mình nên lúc bị không ai biết. Lúc đó tình cờ gọi cho bạn nên điện thoại ở chế độ mở. Và mình biết ơn bạn đã kiên trì hơn 1 tiếng thi thoảng động viên qua điện thoại, nói cố lên dù mình không thể phản hồi nhưng khi nghe mình tiếp thêm sức. Sau hôm đó mình bỏ chế độ mật khẩu của màn hình để mở điện thoại nhanh nhất, gắn sao cho số khẩn cấp, kết bạn zalo với 1 số người ở chung khu nhà mà bình thường mình ít nói chuyện. Mình cũng mua thêm 1 ít thuốc: C sủi, canxi sủi, đường nâu là những thứ hay cần khi có người xỉu, ốm. Có thiết bị đo oxy kẹp tay (đồ tàu vài trăm, đồ xịn 7-8 trăm), có bóng bóp oxy cầm tay. Túi sơ cấp cứu ở Survival Skills Vietnam-SSVN chuẩn Châu Âu là thứ nên có ở trong nhà chỗ bàn khách hoặc tủ scc ở chỗ dễ thấy để ai cấp cứu cho mình họ thấy ngay không đi lục lọi trong tủ vì lúc đó xỉu rồi không chỉ chỗ cất giấu được đâu. Nếu bạn ở một mình, thì đọc kỹ 3 điều trên, đặc biệt điều 1 và 2 nữa.

5. BIẾT ƠN

Khi con người không ngờ thì mọi chuyện đến. Lúc đó những nguồn lực từ cộng đồng cứu bạn. Bạn không để ý gì tới mấy thể loại kêu gọi cộng đồng như là bình oxy, dịch vụ cho người khuyết tật, sơ cấp cứu, chăm sóc trẻ em, bla bla cho đến khi chính mình hoặc người thân có thể là nạn nhân. Mình may mắn vì xung quanh anh chị em là những người chả giàu có gì, toàn làm mấy chuyện bao đồng lo cho thiên hạ (ai nghĩ rồi có ngày đi lo lắng cho mình). Mình biết ơn vì sự may mắn luôn đến, vì luôn được nhận hết lần này lần kia.. May mắn lần này để sống, rồi để tiếp tục lại đi con đường bao đồng này, vì mình là một phần rồi. Biết ơn May, Trạm, bạn tình nguyện viên, Bình, 2 cô bác sĩ không biết tên, little love, bạn, anh chủ nhà, vợ anh chủ nhà, đồng nghiệp và ơn lành từ nhiều người nữa không gọi được tên…

CẦU BÌNH AN SẼ SỚM ĐẾN ĐỂ MÌNH ĐI THĂM TỪNG NƠI GẶP TỪNG NGƯỜI.

 

CẬN CẢNH CHUẨN BỊ TRANG PHỤC CHO BỆNH NHÂN COVID-19 XUẤT VIỆN
Bệnh viện Chợ Rẫy

Nỗ lực của nhân viên y tế và sự kiên cường của bệnh nhân đã đem đến những “quả ngọt” trong hành trình chống chọi đại dịch. Bên cạnh công tác điều trị, việc chuẩn bị trang phục cho các bệnh nhân đã “chiến thắng” COVID-19 trước khi họ được trở về nhà cũng là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân. Hoạt động thầm lặng này không chỉ mang lại sự phấn khởi cho bệnh nhân và thân nhân của họ, mà còn đem đến nhiều cảm xúc cho các thành viên Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy khi thực hiện nhiệm vụ này.

 

XIN CẦU NGUYỆN CHO VỊ LINH MỤC CỦA NGƯỜI NGHÈO (*)

FB Joseph Le

Xin anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho cha Phêrô Vũ Minh Hùng, Chánh xứ Martinô Thị Nghè, một linh mục của người nghèo, vì người nghèo. Hơn hai tháng qua ngài đã dấn thân phục vụ người nghèo trong cơn đại dịch này với bếp ăn không đồng tại Giáo xứ mỗi ngày hơn một ngàn phần cơm và thường xuyên đến tận những nơi bị cách ly phong tỏa, những phòng trọ khó khăn để thăm viếng, hỗ trợ dù mang trong mình nhiều thứ bệnh và đã ghép thận 2 lần.

Hiện ngài đã bị nhiễm và nhập bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng nguy kịch.

Xin Chúa chúc lành và gìn giữ ngài trong bình an.

https://www.facebook.com/rev.minhhung

clip_image002[4]

TIN VUI CUỐI NGÀY

FB Joseph Le

Thưa anh chị em.

Cha Phêrô Vũ Minh Hùng, Chánh xứ Martinô đã khá rồi. Hiện được đưa vào phòng cách ly áp lực âm. Đã gọi điện thoại nói chuyện với sơ bệnh viện Chợ Rẫy rồi. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện. Ngài cũng biết ở ngoài người ta đồn ngài chết rồi.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

 

CHỦ BẾP ĂN TỪ THIỆN CƯỜNG BÉO QUA ĐỜI: VỢ XUẤT VIỆN CHỜ NHẬN TRO CỐT CHỒNG

Nguyễn Sơn - Vietnamnet, 25/08/2021 

Chủ quán ăn từ thiện Cường Béo qua đời

Những ngày qua, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ, truyền đi thông tin chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường Béo qua đời. Thông tin trên khiến nhiều người đau buồn, xót xa bởi Cường Béo được biết đến là người đàn ông dành nhiều năm để làm việc thiện.

Nhiều năm qua, Cường Béo, tên thật là Vũ Quốc Cường (SN 1975, ngụ phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM) mở 2 quán cơm chay xã hội Cường Béo để hỗ trợ người nghèo. Dù nằm trong hẻm nhỏ nhưng quán cơm luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP.HCM.

Khi dịch bệnh bùng phát, anh và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu các bữa cơm cho tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện cho bà con nơi tâm dịch, anh nhiễm Covid-19 rồi qua đời.

[…]

clip_image004[4]

Khi còn sống, anh nổi tiếng là người có đam mê làm từ thiện. Anh mở quán cơm chay xã hội để giúp người nghèo.

Anh Đỗ Học, một người bạn của Cường Béo cho biết, trước ngày phát hiện mình nhiễm Covid-19, anh Cường vẫn đi gửi tặng bánh mì cho người dân.

“Khi phải nhập viện, anh ấy vẫn gọi điện, nhờ bạn bè trong nhóm đem số bánh mì còn lại đi gửi cho người khó khăn. Lúc nào anh ấy cũng chỉ nghĩ cho người khác, còn mình thì cứ dung dị, xuề xòa”, anh Học chia sẻ.

Một nhân viên Trạm y tế phường Bến Nghé xác nhận thông tin anh Vũ Quốc Cường tử vong do nhiễm Covid-19. “Khi biết tin anh Cường nhiễm bệnh, chúng tôi đã đến thực hiện các biện pháp hỗ trợ. Hiện nay, ngôi nhà gia đình người này ở vẫn đang bị phong tỏa. Nhà còn một cụ già, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho cụ”, người này cho biết.

“Chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”

Anh Cường Béo phát hiện nhiễm Covid-19 vào ngày 16/8. Sau đó, cả gia đình anh gồm vợ và một số người cũng dương tính với Sars-Cov-2, phải đi cách ly, điều trị. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất vào ngày 22/8.

Anh Đỗ Học cho biết, khi nghe tin anh Cường mất vì Covid-19, anh rất đau xót. Bởi, ngày còn sống, anh Cường gần như dành toàn bộ tâm tư, tình cảm, sức lực của bản thân, gia đình để làm việc thiện.

“Anh mở quán cơm chay xã hội cho người nghèo, vận động, quyên góp tiền ủng hộ người khó khăn, xây nhà, tặng xe đạp… cho người cần. Làm được bao nhiêu, anh đều đem đi làm từ thiện hết, không tích góp, để lại gì cho vợ con… Đến khi mất, anh cũng không để lại được gì cho gia đình”, anh Học chia sẻ.

Vừa được xuất viện để chuẩn bị để tang chồng, chị Diệu Tuyền (vợ anh Cường Béo) xót xa cho biết, gia đình chị nhiều năm làm từ thiện nhưng lại chịu quá nhiều mất mát. Trước khi chồng qua đời vì Covid-19, chị cũng mất mẹ vì dịch bệnh.

“Hiện, gia đình chúng tôi ly tán. Mẹ, chồng tôi đã mất vì dịch bệnh. Các con tôi vẫn đang đi cách ly mỗi đứa mỗi nơi. Chỉ có một đứa đang học đại học y và tham gia tuyến đầu chống dịch là còn chạy đi chạy về lo việc nhà. Tôi vừa xuất viện, đến ở nhờ nhà người em để đợi nhận tro cốt chồng. Căn nhà thuê ở Quận 1 vẫn đang bị phong tỏa”, chị nói.

Chị Tuyền chia sẻ, trước khi mất, anh Cường Béo dành hết tâm huyết để làm thiện nguyện vì thế kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn. Hai vợ chồng làm làm lụng vất vả nhưng vẫn phải ở nhà thuê rộng chưa đầy 20m2.

clip_image006[4]

Cho đến khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

Cũng theo chị, khi còn sống, anh Cường chỉ lo giúp người nghèo. Khi thành phố thực hiện việc giãn cách, người người nhà nhà đi mua thức ăn dự trữ, anh lại dốc hết tiền đi mua hộp, túi, thức ăn chay về chất trong nhà.

Vợ hỏi, anh nói sẽ nấu cơm, bỏ hộp để gửi cho người nghèo, vô gia cư. Đến bây giờ, nhà anh ngoài số đồ đó chỉ còn đôi ba ký gạo. Chị Tuyền nói, gia đình hiểu tâm nguyện của anh nên chưa bao giờ trách móc.

Chị luôn cố gắng thu vén việc nhà, chăm lo con cái để anh có thể yên tâm làm thiện nguyện. Chị Tuyền tâm sự: “Anh ra đi không để lại tài sản gì vì có bao nhiêu anh đã dồn hết vào việc thiện nguyện. Có chăng, anh chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”.

“Bây giờ, tôi chỉ mong các con được ăn học thành tài, duy trì được quán cơm xã hội để có thể chia sẻ khó khăn với sinh viên, người nghèo như anh từng ước nguyện lúc còn sống”, chị Tuyền nói.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Vũ Kim Như (Con gái anh Cường), địa chỉ: 151/4 Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.230 (Vũ Quốc Cường - Cường Béo)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản:
0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436

 

NHỮNG NGÀY ĐƯỢC LÀM BÁC SĨ (2)

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, 25/8/2021

clip_image008[4]

Lời Kinh tiễn ma-sơ về với Chúa

Nơi bệnh viện này, tôi thấy Chúa đang dẫn tôi đi vào muôn nẻo đường của ân huệ, giữa bao hiểm nguy Ngài tạo bao cơ hội để tôi được cộng tác với Ngài, để thực thi lòng thương xót cho mọi người, và cách riêng còn cho cả những người được thánh hiến nữa.

Khi tận mắt nhìn thấy biết bao nhiêu tu sĩ F0 điều trị tại đây, tôi chợt nhớ đến lời bài hát “Tu sĩ là người một đời theo Chúa, tu sĩ là người được Chúa đoái thương riêng… Nhờ đời tận hiến với Chúa nhân hiền, họ luôn sống vui, thoát ưu phiền, chỉ còn đức mến ngời lên trong khung trời bình yên”. Vậy mà, họ vẫn có mặt nơi đây như bao người khác! Điều này cho tôi thấy, trước mặt Chúa tiền bạc, danh vọng, chức quyền… tất cả đều như nhau. Chúng ta hơn nhau khi hiện diện trước mặt Chúa là phần đức ái khi mình còn sống trên đời.

clip_image010[4]

Tâm tình gởi đến Chị Em

Một tháng trôi qua khá nhanh từ khi khoác lên mình bộ y phục của bác sĩ, qua những rụt rè buổi đầu, những lúng lúng rồi quen dần khi chăm sóc, những quặn thắt và thương cảm dành cho người bệnh, rồi tin tưởng phó dâng, tìm nguồn sức mạnh nơi Thiên Chúa. Được phép của Hội dòng, tôi tiếp tục tham gia tuyến đầu thêm một tháng nữa. Tôi muốn dành những dòng này để gửi đến quý Bà và quý Chị Em trong Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm nhiều thân thương:

clip_image012[4]

Quý Bà và Quý Chị Em rất kính mến,

Chúng em biết, khi chúng em xin được tiếp tục bước vào tuyến đầu chống dịch thêm một tháng nữa, đây cũng là một niềm vinh dự nhưng cũng đồng nghĩa với việc mình đã đặt lên vai Quý Bà và Quý Chị em thêm một gánh lo âu trĩu nặng mỗi đêm về, cũng như mỗi sáng mai thức dậy. Thế nhưng, Quý Chị ơi! Mình phải tạ ơn Chúa vì Ngài vẫn gìn giữ Hội dòng mình cho tới ngày hôm nay được bình an. Sau một tháng phục vụ, Chúa cho em thấy biết bao chi thể của Đức Kitô đang cần được chăm sóc, nâng đỡ, an ủi về linh hồn lẫn thể xác. Em thấy, các y bác sĩ là những người không sống đời thánh hiến, vậy mà họ đã âm thầm hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình vì các bệnh nhân. Họ đã giấu mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân mà làm việc một cách tích cực trong môi trường cách ly tuyệt đối, từ sáng tinh sương tới chiều tà, họ chỉ giao tiếp bằng ánh mắt. Trong ngày họ luôn chạy mà ít khi được đi, mỗi khi có bệnh nhân từ giã cõi đời là lòng họ đau đớn, khi thấy một bệnh nhân phục hồi lại thì đó như thêm một động lực cho họ tiếp tục dấn thân hơn.

Quý Chị ơi! Biết bao nhiêu người đã ra đi mà không người thân bên cạnh. Đặc biệt là những người cùng niềm tin như chúng ta, họ cũng không có người thân, không được đón nhận các bí tích cuối cùng, trong đó có cả những tu sĩ như chúng ta nữa. Họ lạnh lắm, họ cần một ai đó mang đến cho họ một ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn họ bằng lời cầu nguyện, bằng tình thương, bằng sự quan tâm chăm sóc, bằng lời khích lệ động viên để tinh thần được phấn chấn hơn chứ không bi quan… Họ rất cần! Thế nên, chị em chúng em rất cần Quý Bà và Quý Chị Em tiếp sức cho chị em chúng em bằng lời cầu nguyện và hy sinh. Nguyện xin Chúa luôn gìn giữ Quý Chị Em trong Hội dòng của chúng ta.

Nt. Maria Trinh Nhan, FMI

OXY CHO SỰ SỐNG: THÔNG BÁO SỐ 7

FB Xuân Sơn Võ

Hôm nay là một ngày căng thẳng. Cuối cùng thì cũng tạm ổn.

- Cả hai xe của chương trình đã được cấp QR code, và bảng “XE PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19”. Có lẽ như vậy là OK.

- Đã có 8 nhân viên được cấp trước giấy đi đường theo mẫu của công an, nhưng khi kiểm tra thì giấy chỉ cho phép đi 6h đến 18h. Theo bên công an giải thích thì họ chỉ có một form in sẵn như vậy. Nên có thể chúng tôi sẽ phải xin một giấy khác mang theo (giống như vụ CCCD).

- Có thông tin cho hay, là nhân viên của OXY CHO SỰ SỐNG vẫn có thể dùng Giấy đi đường mẫu số 5 do công ty cấp. Nhưng đó là thông tin của lãnh đạo, còn các chốt có chấp nhận hay không thì không biết.

Đó chính là tình trạng sáng nay của xe chúng tôi. Trên xe chở bình oxy, có mang theo Giấy phép kinh doanh bản photo có công chứng, có bảng liệt kê số lượng bình có đóng dấu. Nhưng vẫn quay về. Cũng may mà Vạn Tấn Phát đã nắm được tình hình và cho chúng tôi nạp oxy sớm, nên hôm nay oxy không bị đứt như mấy bữa rồi.

Ngày hôm nay, Thăng Long Medical đã chuyển tiền lại cho chúng tôi khoản 300 bình oxy loại 8 lít, và 10 bình oxy loại 40 lít. Tất nhiên, cái giá bây giờ để mua số bình đó sẽ không còn được ở mức ưu đãi như vậy.

Đồng thời, tôi cũng đã đặt mua 50 bình oxy loại 9 lít tại Hà Nội. Giờ này thì xe đã lên đường để chở số bình đó vô Sài Gòn. Sáng nay tôi mua hụt 300 bình oxy 9 lít, ngay tại Sài Gòn, chỉ vì tôi phải giải quyết vụ đi đường (nên trễ hơn người khác ít phút).

Tôi đã xem lại, tổng số các ca mượn mới bình oxy mỗi ngày là khoảng 50 ca (3 ngày nay còn số này khá ổn định). Mỗi người phải thở oxy từ 2 đến 10 ngày tùy người. Tính trung bình, số bình oxy lưu ở chỗ người bệnh là khoảng 300 đến 350 bình. Như vậy, số bình để cho bệnh nhân thay đổi phải đạt khoảng gấp 1,5 lần số bình mượn, tức là, cần phải có khoảng 800 bình, với điều kiện phải xoay 2 tua nạp oxy (quay vòng số bình 2 lần). Do vậy, chúng tôi vẫn có dự định mua thêm bình oxy, cả loại nhỏ và loại lớn 40 lít.

Hiện nay, các khó khăn về lưu thông đã được giải quyết. Nên tôi quyết định mở lại tài khoản để các bạn đóng góp. Hiện nay, tổng số tiền đóng góp là 2.026.377.825 đồng. Rất mong các bạn tiếp tục ủng hộ.

Mọi đóng góp vui lòng chuyển vào:

Tên tài khoản: Võ Xuân Sơn.

Số tài khoản: 0421000439286.

Ngân hàng Vietcombank.

 

TRẮNG ĐÊM CHUYỂN OXY MIỄN PHÍ CHO CÁC F0 Ở TPHCM

VTV4

Trước tình trạng nhiều ca F0 khi điều trị ở nhà bị thiếu hụt ôxy, một số nhóm thiện nguyện ở TPHCM đã xây dựng mô hình Ôxy 0 đồng để hỗ trợ người dân. Khi nhận được yêu cầu trợ giúp, các tình nguyện viên nhanh chóng chuyển những bình oxy và thuốc cho các bệnh nhân nặng, khó thở trong lúc chờ đi cấp cứu. Nhóm thiện nguyện Oxy Sài Gòn trong phóng sự sau là một trong những nơi đang hỗ trợ miễn phí như vậy.

CHUYỆN SÀI GÒN TÌNH THƯƠNG MẾN THƯƠNG QUÁ!

CHUYỆN 3 MẸ CON CHỊ QUYÊN

FB Ngân Hà Trần

Sáng hôm qua, trên nhóm thiện nguyện có một lời kêu gọi cần sự hỗ trợ cho 3 mẹ con chị Lê Thị Lệ Quyên, chồng vừa mất vì covid-19, nhưng quay về thì chủ trọ không cho vô nhà nên 3 mẹ con phải ra cổng bệnh viện Bình Tân đứng ở đó.

Một góa phụ tuổi với hai đứa con trai, một đứa 14, một đứa mới 4 tuổi, bơ vơ giữa đường, nghe xót xa không chịu nổi. Tất cả tìm cách để xác minh và tiếp cận với chị để giúp đỡ.

Trưa, đã có thông tin về chỗ trọ nhận 3 mẹ con, nhưng còn xe để đón về thì mình nhờ đến nhóm Chuyến xe Nghĩa tình. Trong lúc chờ thông tin thì bạn Lê Thu Hiền báo đã có nhóm của bạn ở Quận Bình Tân gặp mẹ con chị Quyên, cho ít thức ăn và đang tính chỗ làm sao đưa 3 mẹ con về đâu tá túc.

Vừa nhận tin xong thì điện thoại báo nhóm Chuyến xe nghĩa tình đã sắp xếp chở 3 mẹ con về nhưng họ cần kết quả xét nghiệm âm tính và chuẩn bị 3 bộ đồ bảo hộ cho 3 mẹ con. Chưa biết tính sao vì chắc chắn bệnh viện thì không cho trở vô trong xét nghiệm nữa, chợt nhớ đến nhóm của Hiền đang ở ngay đó, vội xin số điện thoại và Yến trả lời ngay: “Để em tìm mua test nhanh và đồ bảo hộ”. Thật trong lòng mình vẫn còn ngỡ ngàng, sao các bạn nhiệt tình đến vậy.

Rồi khi đã test xong cho 3 mẹ con, thì mình dặn chị Quyên chờ ở đó để xe đón về. Một mặt mình gọi cho bạn Tú chủ nhà trọ lo cho 3 mẹ con miễn phí để đợi cửa.

Một lát sau chị Quyên gọi giờ chưa thể đi được, vì bên Quân Đội họ chưa tới lấy xác chồng chị đi hỏa táng, mà chị phải đứng ở đó đợi để ký giấy tờ thì BV mới đưa xác cho bên QĐ. Chị nói không thể rời đây. Mình nói đành vậy thôi, giờ em cũng không giúp gì được, thôi chị chịu khó trú tạm chỗ nào có mái che để cho ba mẹ con không bị mưa ướt. Mình day dứt suốt, chỉ mong đêm qua nhanh sáng mai chị Quyên được về chỗ trọ sớm. Sài Gòn chiều nào cũng mưa như vầy.

Tới 11g trưa, chị Quyên gọi nói là bên QĐ đã lấy xác chồng chị đi rồi, nhưng cũng chưa hẹn ngày lấy tro cốt, mà đợi thì chưa biết bao giờ nên chị ấy nói cần đưa các con về nhà trọ, em đến đón mẹ con chị nha.

Mình vội vàng nhắn cho nhóm “Chuyến xe nghĩa tình”… và dặn thêm nếu chở về tới nhà trọ thì chụp hình cho mình xem. Thật mình giờ chỉ có thể ngồi chờ đợi chớ không giúp gì được dù muốn chạy tới tận nơi cho chị ít tiền và lương thực để 3 mẹ con sống tạm ít ngày. Nhưng tới 3g chiều mình vẫn chưa thấy có nhắn báo lại thì mình hỏi các bạn lần nữa, đến 4g các bạn nói đang đi từ Bình Chánh qua Bình Tân để đón. Nửa tiếng sau bạn Bon gọi nói không liên lạc được với chị và cũng không thấy 3 mẹ con đâu. Mình lo quá gọi liên tục nhưng máy khóa, mình nói bạn Bon đã giúp xin giúp cho trót, đi hỏi thăm dùm các anh chị trước cổng bệnh viện. Lát sau bạn Bon báo rằng các anh chị nói có Phường xuống đưa 3 mẹ con về Phường rồi.

Mình lại càng lo lắng, mình chỉ sợ đưa về Phường, rồi tối nay ăn ở thế nào. Mình chờ đến 6g tối đoán là chị ấy đã sạc pin rồi thì gọi. Chị Quyên trả lời làm mình thở phào: “Có chị Nhung ở Phường đưa chị về ở nhà trọ gần đây, có cho mì gói với sữa nữa em à” - “Vậy chị cứ ở đó đi, ít nhất cũng có chỗ ngủ cho 3 mẹ con không còn dầm mưa và sương đêm, mai hay mốt gì đó xe có giấy tờ đi đường, em sẽ nói họ đón chị về nhà trọ bên chỗ bọn em tìm cho chị nha”. Rồi mình xin số của cô Nhung, cán bộ Phường để nói chuyện với Nhung xin phép em cho nhóm mình đón 3 mẹ con về chỗ trọ mà tụi mình đã chuẩn bị.

Và Nhung

Nhung bắt máy và kể cho tôi nghe câu chuyện chị Quyên.

- Lúc sáng nay em đang làm hồ sơ thì nghe mấy anh trong phường có kể chuyện có 3 mẹ con đang lang thang ở cổng BV Bình Tân, chồng chết đang đợi xác, thấy tội lắm, rồi không biết họ sẽ về đâu, mà Phường thì nhiều hoàn cảnh, làm sao giải quyết hết được đây. Em nghe vậy thì tới trưa em đi tới BV Bình Tân gặp mẹ con chị Quyên, em hỏi chuyện thì được biết nhà chị có 5 người, má chị mất ngày 19/08, hai ngày sau chồng chị mất, nhà trọ thấy vậy không cho quay lại ở nữa. Chị cũng nói có ai đó sẽ đón chị về để cho ở trọ mà giờ chưa thấy mà trời mưa gió quá. Em hỏi chị nếu ở gần đây có chỗ trọ chị có về ở không, chị nói về chớ vì nếu được ở gần đây thì còn tốt hơn vì chị cũng đợi ngày nhận cốt của mẹ chị và chồng chị mới yên tâm được.

Vậy là em quay về nhắn cho nhóm nhỏ của em, một nhóm nhỏ thôi, có mấy bạn cũng làm thiện nguyện, các bạn cùng giúp tìm nhà trọ. Cũng có mấy chỗ tìm được gần đây nhưng chỗ của họ đều có ca F0 nên em không dám đưa mẹ con vô, cuối cùng cũng tìm ra chỗ trọ này, lúc đầu ông chủ trọ đòi giá 1 triệu rưỡi và test covid đàng hoàng mới cho vô. Nhưng khi em đưa mẹ con họ về và nói rõ hoàn cảnh thì ông ấy đồng ý miễn phí. Em mừng quá. Rồi bạn em đi mua mì gói và sữa. Em còn “đòi hỏi” phải có mì ly chớ lấy đâu chén bát giờ cho họ nấu. May mà chị Quyên có cái bình đun siêu tốc của một mạnh thường quân nào đó cho và cả cái quạt nhỏ nữa. Chiều nay đưa chị Quyên và mấy đứa nhỏ về xong, em cứ nghĩ mãi rồi lấy gì nấu ăn? Em lại nhắn xin. Và có bạn em cho cái bếp gas mini nhỏ, em lấy thêm cái nồi và chảo ở nhà, mai đem qua cho chị, mua thêm ít trứng, rau, gạo và thịt cho chị nấu ăn. Em còn xin được mấy bộ quần áo cho hai đứa con của chị và 2 bộ đồ cho chị Quyên nữa. Giờ em nói chị nghe, chị cứ để 3 mẹ con chị Quyên ở đây đã có tụi em lo, và mấy anh trong Phường cũng nhắn em sẽ giúp ít tiền nữa. Chị với các bạn lo cho các trường hợp khác đi nha.

Câu chuyện của tôi với Nhung chưa dừng ở đó. Tôi cảm ơn em không hết những gì mà tôi muốn nói vì những việc làm nho nhỏ của em cho một gia đình góa phụ cơ nhỡ ấy, phải là "tấm lòng vàng". Và tôi ngỏ lời cũng muốn kết nối cùng em để sau này sẽ cần hỗ trợ cho những trường hợp khẩn cấp như thế nào ở quận Bình Tân, đặc biệt là phường Bình Trị Đông A, nơi Nhung công tác.

Có lẽ tôi cũng phải nói rõ cho các anh chị em Fb của tôi một điều: Trong suốt gần 3 tháng trời dịch bệnh ở Sài Gòn, người dân giúp nhau, chúng ta coi đó là lẽ thường của đạo lý rồi, nhưng với Nhung, một cán bộ công tác ở Phường còn rất trẻ nhưng vẫn còn giữ nguyên vẹn trái tim rộng mở và lòng từ tâm với người dân cơ khổ, thì quả đó là một tương lai tốt đẹp cho người dân ở đây, vì tôi tin, chỉ khi nào những cán bộ Phường còn có lòng nhân ái giúp dân, thì ở nơi đó người dân mới thật sự “ấm no, hạnh phúc”.

Niềm vui của ngày hôm nay của tôi chưa dừng được, vì tôi còn phải báo tin cho các anh chị em Fb của tôi một việc nữa, chỉ sau một buổi quyên góp, Hội quán các bà mẹ đã đặt mua được 50 bộ “Túi thuốc F0” trị giá 18.800.000 đ cho Bình Dương. Ngày mai, 50 “Túi thuốc F0” này sẽ được bạn Hồ- nhóm Thiện Nguyện chở đi đến tận nơi: Hội chữ thập đỏ Huyện Tân Uyên do chị Phương làm Chủ tịch tiếp nhận và trao đến những khu nhà ở của các công nhân đang có ca F0 tự chữa ở nhà.

Niềm vui của tất cả chúng ta trong đại dịch này, bên cạnh những đau thương tang tóc, chính là thêm chứng thực về tình người. Dù ở bất kỳ nơi nào, khi phát hạnh thiện nguyện yêu thương đồng bào, rồi chính mình cũng sẽ được tiếp nhận năng lượng từ những người thiện lương.

Từ câu chuyện của chị Quyên và cơ duyên kết nối với Nhung, anh Tú, chị Khanh, anh Bon, bạn Hồ và các anh chị đã góp công góp của giúp cho công nhân là F0 ở Bình Dương tôi nhận ra chính mọi người họ đã tiếp sức cho tôi và các bạn bè anh chị em của tôi ngày mai lại tiếp tục hành trình với niềm xác tín vào Một Ngày Mai Tất Cả Đều Hồi Sinh.

Ngân Hà

Ghi lại câu chuyện ngày 23 và 24/08- hai ngày đầu toàn dân "Ai ở đâu thì ở đó" và toàn thành phố chủ yếu là lực lượng Quân đội và Công an ra quân.

Ảnh: Nhung đưa ba mẹ con chị Quyên về nhà trọ, chuẩn bị thức ăn và quần áo cho.

clip_image014[4]

clip_image016[4]

clip_image018[4]

clip_image020[4]

QUỸ ỦNG HỘ SINH VIÊN KHÓ KHĂN - QUỸ SÀI GÒN THƯƠNG (Khoa Du lịch & Việt Nam Học - NTTU)

Kyo York OFFICIAL

Quỹ Sài Gòn Thương là Quỹ tiếp sức cho sinh viên khó khăn trong và sau dịch của Khoa Du lịch và Việt Nam học – Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành được sự đồng hành và lan tỏa tinh thần của Ca sĩ Kyo York. Trước khi thành lập Quỹ thầy cô Khoa đã tự lực chia sẻ thầm lặng bằng hàng ngàn phần lương thực thực phẩm dự trữ đến sinh viên trong và ngoài Khoa; Căn bếp ăn nơi học tập thực hành của Khoa cũng luôn rực lửa góp sức nấu gửi đến những sinh viên khó khăn và cả những người cơ nhỡ tại Sài Gòn.

Bên cạnh đó được sự ủng hộ của Nhà trường, của các mạnh thường quân bằng những giá trị tinh thần, cùng đã nhiều lần được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, trăn trở và khó khăn của các em sinh viên đang phải và sẽ đương đầu trong và sau dịch bệnh về những dở dang, gián đoạn giấc mơ đại học,… nên Khoa đã mở Quỹ đóng góp này hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn một cách thiết thực và minh bạch.

Mọi đóng góp xin vui lòng gửi đến thư ký quỹ SÀI GÒN THƯƠNG:

NGUYỄN THỊ CHANG

STK: 21019187

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Á CHÂU (ACB)

- Chi Nhánh TP.HCM

SWIFT code: ASCBVNVX

Asia Commercial Bank

Điện thoại 0978 175 476

 

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Thách thức với hẻm nhỏ Sài Gòn

clip_image022[4]

TRANH Thăng Fly Comics

clip_image024[4]