Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Liều chết và liều sống

(Cảm nhận khi đọc bài thơ Thời mắc dịch của Nguyễn Duy)

Lê Học Lãnh Vân

 

Nguyễn Duy thích bạn và thích uống rượu với bạn. Đi gặp bạn bè anh lận một chai rượu nhỏ rất đẹp cùng sáu cái chén be bé. Con người ấy giờ đang

thu bóng ngồi uống trà với gió

Chén rượu suông cụng với hồn mình

Hãy đọc các bài thơ của Nguyễn Duy để thấy anh thích vũ điệu cây, vũ điệu chồi, yêu hoa, yêu quả, thích thiên nhiên nói cười dương thế. Con người ấy giờ thấy chung quanh mình “âm dương lập lờ” toàn ác mộng

người và ma lẫn lộn tù mù”!

Đúng là Thời Mắc Dịch! Thời mắc dịch Covid-19 càng lộ rõ những bệnh dịch trong tâm hồn và ngoài xã hội…

Ôi, cái thời sao mà tan nát ruột gan! Nhìn xã hội oằn mình chịu tổn hại ghê gớm dưới cơn dịch Covid-19 và cách quản lý dịch mà đau đứt ruột, lo thắt ruột và cùng lúc tức lộn ruột vì mỗi lần bật ti-vi lên là thấy những “mặt lì lảm nhảm”! Theo dân chúng thì thầm, những “mặt lì” có thể là sâu trong bầy sâu lúc nhúc ăn mòn tài sản khiến quốc gia không đủ sức hỗ trợ người dân trong cơn dịch khó. Xã hội cuống cuồng và bát nháo trong một cách quản trị thiếu chuyên nghiệp mà con người chỉ còn biết chen chúc giành sự sống trên nấc thấp nhất của thang Maslow “chen chúc sống, chen chúc chợ đời, chen chúc hồi hương, chen chúc tiêm phòng, chen chúc nhà thương” và cuối cùng là chen chúc chết!

Có cái chết trống không như chết lậu

không trống không kèn không đèn không nhang

mùi tử khí ám ươn nhà ổ chuột

đau kiếp người sống chui chết chui

Cuộc sống đã thế, Nguyễn Duy mong người chết siêu thoát cõi tự do...

ta thành kính vấn an linh hồn lạc

chỉ về Trời mới thật có tự do

tự do nhẹ như gió

tự do bềnh bồng như mây

tự do trong như giọt mưa trong

tự do nặng trĩu như lòng

Nhưng, qua bài thơ, không biết khi “thành kính vấn an linh hồn lạc”, nhà thơ có tin vào cõi tự do sau cái chết không, vì chính ông viết “cô hồn năm nay không được phép lang thang lêu lổng”! Cô hồn đây là đám trẻ giựt lễ cúng cô hồn, câu trên chỉ là cách Nguyễn Duy diễn tả sự mất tự do của kiếp sống trần gian.

Ở điểm này, Nguyễn Duy còn lạc lõng hơn Nguyễn Du. Nhà thơ hai trăm năm trước mang tấc lòng Thập Loại Chúng Sinh, ít ra còn tin mình giúp được chúng sinh “siêu thăng thượng đài”. Trong thời duy vật, Nguyễn Duy không có niềm tin đó làm nơi nương tựa!

Gói hàng mã mùa này gửi cho người âm

thêm hộp khẩu trang bộ áo choàng y tế

mâm cúng cô hồn ngoài ngõ còn nguyên

cô hồn năm nay không được phép lang thang lêu lổng

Ta lăn lê gần hết đời người

nỗi buồn khổ nuốt tươi niềm vui sướng

Kiếp trần gian của Nguyễn Duy có nỗi buồn khổ gì mà anh, một người lính đi vào cuộc chiến phơi phới lý tưởng, ra khỏi cuộc chiến với tư thế “bên thắng cuộc” và trãi một đời làm thơ được yêu mến, phải cay đắng tự kiểm toán đã sống “lăn lê gần hết đời người”?

Tôi rờn rợn hồn đọc câu thơ

Trẻ liều chết nay về già liều sống

Nguyễn Duy ơi, Nguyễn Duy ơi, phải chăng anh đã liều theo cả dân tộc liều? Liều đi hết cuộc chiến này sang cuộc chiến khác, và trong khi đợi cuộc chiến có thể tiếp theo liều chọn một cách tổ chức xã hội mà cho dù chưa tin tưởng tương lai, đã chứng kiến trong quá khứ những cảnh trả ân báo oán bởi phiên xử không có luật sư dưới cờ gươm tuốt nắp ra trời long đất lở…

Ngày 27 tháng 8 năm 2021