Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 35)

Hoàng Hưng

351. Cutaneous sense: Giác quan biểu bì (ngoài da)

Một trong những hệ cảm giác có bộ tiếp nhận nằm ở ngoài da, bao gồm bốn giác quan về nóng, lạnh, đau và áp lực được nhận dạng đầu tiên bởi nhà Tâm lý học người Áo Max von Frey (1852-1932); áp lực ngày nay được biết là bao gồm cảm giác về cấu tạo bề mặt (sần sùi, nhẵn…) và sự rung động. Cũng gọi là dermal sense hay skin sense.

352. Cycle of violence: Chu trình bạo lực

Một cơ cấu mang tính khái niệm để hiểu sự dai dẳng của các quan hệ hành hạ. Chu trình có ba kì: (a) “kì trăng mật” (honeymoon phase), người hành hạ (A) đối xử với người bị hành hạ (B) một cách yêu thương; (b) “kì gây căng thẳng” (tension buil-up phase), A bắt đầu thể hiện sự bực bội và giận dữ với B; (c) kì bạo lực (violence phase), xảy ra việc hành hạ. Từ đó các kì được lặp lại. Khi mối quan hệ hành hạ kéo dài theo thời gian, kì (a) ngắn dần, kì (b) và (c) dài hơn. Cũng gọi là Cycle of abuse (chu trình lạm dụng) [đề nghị bởi nhà Tâm lý học lâm sàng và toà án người Mĩ Lenor Parker (1942-) vào năm 1979].

353. Dance therapy: Liệu pháp múa

Việc sử dụng những hình thức đa dạng vận động theo nhịp điệu – vũ đạo cổ điển, hiện đại, dân gian hay khiêu vũ; các môn thể dục theo âm nhạc; v.v. – như một kĩ thuật trị liệu để giúp các cá nhân gia tăng nhận biết về cơ thể, tương tác xã hội và cải thiện sự vận hành tâm sinh lí của mình.

354. Dasein: Hiện hữu (hiện sinh)

[Trong tư tưởng của triết gia người Đức Martin Heidegger (1889-1976)]: Loại hiện hữu (being) thể hiện ở con người. Đó là hiện hữu của con người vì Dasein cho phép con người tiếp cận được câu hỏi lớn hơn về hiện hữu nói chung, bởi vì sự tiếp cận thế giới của ta luôn luôn có thể có được thông qua cái hiện hữu của chính ta. Thuật từ thường được dùng trong EXISTENTIAL PSYCHOLOGY (tâm lý học hiện sinh) và những cách tiếp cận về trị liệu. [Tiếng Đức, nghĩa đen là “hiện hữu ở đó”].

355. Dasein analysis: (việc) Phân tích hiện hữu

Một phương pháp EXISTENTIAL PSCHOTHERAPY (liệu pháp tâm lí hiện sinh), nhấn mạnh nhu cầu thừa nhận không chỉ BEING-IN-THE-WORL (hiện hữu tại thế) của mình, mà cả cái mà mình có thể trở thành. Thông qua việc xem xét những khái niệm như thế như là chủ ý và trực giác, việc phân tích hiện hữu toan tính giúp người bệnh không chỉ thích nghi với những người khác hay triệt bỏ sự lo âu (vốn có xu hướng dìm chết tính cá nhân và khuyến khích sự tuân phục với bên ngoài) mà đúng hơn, là chấp nhận bản thân và nhận biết các tiềm năng của mình. [Được phát triển bởi nhà tâm thần học người Thuỵ Sĩ Medard Born (1903-1990)].

356. Dataholic: (người) Nghiện dữ liệu

Một thuật từ không chính thức để chỉ người nghiện thông tin, đặc biệt là người mất quá nhiều thì giờ thu lượm thông tin trên internet và mắc các triệu chứng co mình lại khi bị mất cơ hội tiếp cận thông tin.

357. Daydream: Giấc mơ (giữa ban) ngày

Một huyễn (phóng) tưởng, hay sự mơ mộng, trong đó các ước muốn có ý thức và vô thức, và đôi khi những sự sợ hãi, bộc lộ trong tưởng tượng. Là một phần của dòng suy nghĩ và hình ảnh vốn chiếm lĩnh phần lớn thời gian thức của con người, các giấc mơ ngày có thể là tự động và có vẻ vô mục đích hay chỉ đơn giản là những ý nghĩ huyễn (phóng) tưởng, dù là tự phát hay có chủ ý. Các nhà nghiên cứu đã nhận dạng ít nhất 3 cách khác nhau về phong cách mơ ngày: positive-constructive (tích cực-xây dựng), guilty and fearful (tội lỗi và hãi hùng), và poor attentional control (thiếu kiểm soát chú ý). Ba phong cách này phản ánh các xu hướng tổng thể hướng về cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực, và những nét nhân cách khác. Trong các chức năng tích cực quan trọng mà giấc mơ ngày có thể phục vụ là sự xả giải các tác động mạnh, có được sự tự thấu hiểu khi nhìn lại những trải nghiệm đã qua hay diễn tập những tình huống tương lai, việc phát sinh những giải pháp sáng tạo, và sản sinh lòng đồng cảm với người khác.

358. Daymare: Ác mộng ban ngày

Một cơn lo âu, trầm cảm hay kinh hãi gay gắt, tương tự nightmare (ác mộng ban đêm) nhưng xảy ra trong khi tỉnh thức và do những huyễn (phóng) tưởng đưa đến.

359. Deathbed escorts and visions: (các) Ảo giác cận tử

Những ảo giác thị giác hay/ và thính giác lúc sắp chết, trong đó có những “khách thăm” chỉ có người sắp chết biết. Đôi khi người này mô tả sự tương tác hay lẩm bẩm với “khách”; đôi khi hiện tượng chỉ có thể được suy ra qua hành vi của người ấy. Khách thăm, nếu quen biết, thường là những người thân trong gia đình đã mất hay các hồn ma tháp tùng người chết đi sang cõi khác trong niềm tin truyền thống.

360. Death instinct: Bản năng chết

[trong thuyết phân tâm học]: Một lực đẩy nhằm giảm thiểu sức căng tâm thần hết mức có thể, tức là đến cái chết. Thoạt tiên nó hướng vào nội tâm như một xu hướng tự huỷ, sau đó quay ra bên ngoài dưới hình thức bản năng xâm hấn. Trong DUAL INSTINT THEORY (lý thuyết song đối bản năng) của Sigmund Freud, bản năng chết hay THATANOS, đối lập với LIFE INSTINCT hay EROS (bản năng sống), được tin là lực đẩy nằm bên dưới những hành vi như xâm hấn, bạo dâm, khổ dâm. Cũng gọi là destructive instinct (bản năng huỷ hoại).