Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Điều chưa biết về doanh nhân Nguyễn Thị Năm

Phan Thế Hải

Ngày cuối tuần, ghé thăm ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Cùng với những câu chuyện ôn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành thép còn được ông tặng cuốn sách “Ký ức về Gia đình - Bạn bè”. Ông Cường là doanh nhân có thâm niên gần 60 năm hoạt động trong ngành thép và kết thúc sự nghiệp với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.

Những tưởng, cuộc đời như ông là viên mãn, không mấy ai được như thế nhưng đọc hồi ký của ông mới thấy những lớp lớp dông bão, bao lần tưởng như vùi dập sự nghiệp của ông, nhưng ông đã vượt qua. Lý do để ông gặp nhiều rắc rối đến thế chỉ vì gia đình ông là thông gia với bà Nguyễn Thị Năm, nhà tư sản thời thuộc Pháp có nhiều duyên nợ với kháng chiến. Chị gái ông Cường, bà Phạm Thị Cúc (1929) lấy ông Nguyễn Hanh (1923) là con trai cả của bà Nguyễn Thị Năm.

 

Gần chục năm về trước, được đọc bài báo của nhà sử học Dương Trung Quốc tôi có biết đến bà Năm, nhà tư sản yêu nước từng bị xử bắn oan ức trong cải cách ruộng đất. Ít lâu sau đó, nhà báo Xuân Ba cũng có ký sự dài kỳ về chuyện của bà.

Theo đó, bà Năm là nhà tư sản yêu nước, từng nuôi giấu nhiều cán bộ lão thành cách mạng như Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… Bà Năm cũng là người từng nuôi cả trung đoàn bộ đội, hiến cho nhà nước hàng trăm cây vàng trong tuần lễ vàng… Những nội dung này các bạn có thể đọc trên các bài báo vẫn còn lưu trên mạng.

Nay xin được bổ sung thêm một số thông tin do ông Cường và con cháu bà Nguyễn Thị Năm cung cấp.

Bà Nguyễn Thị Năm (1906-1953), tên giao dịch là bà Cát Hanh Long. Sở dĩ bà có tên này vì con trai cả của bà là Nguyễn Hanh (sinh năm 1923) và Nguyễn Cát (sinh năm 1925). Ông Cát còn có tên khác là Nguyễn Công.

Chồng bà Năm là Nguyễn Oánh, ông Oánh mất từ năm 1943, bà Năm trở nên góa bụa, ở vậy nuôi con.

Dẫu một nách nuôi hai con nhỏ nhưng bà rất giỏi làm ăn. Đầu tiên là thu mua sắt vụn bán cho các chủ tàu người Pháp, mua các mặt hàng tiêu dùng từ các tàu buôn nước ngoài cung cấp cho các chợ đầu mối ở Hải Phòng, Hà Nội. Bà sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng, thuê mướn rất nhiều nhân công.

Đầu những năm 40, có tàu buôn của người Pháp trên đường vào cảng Hải Phòng bị đắm ở Cửa Cấm gần Đồ Sơn. Chủ tàu sợ Việt Minh nên bán tháo, bỏ của chạy lấy người để về nước. Bà Năm bỏ tiền ra mua với giá rẻ mạt, rồi thuê thợ lặn vớt hàng. Chỉ riêng kho rượu vang Bordeaux ở dưới tàu vớt lên bán đã đủ tiền bà bỏ ra mua tàu, còn bao nhiêu hàng hoá trên tàu là tiền lãi của Bà.

Có tiền bà tậu hai đồn điền ở Đồng Bẩm và Phúc Trừu thuộc tỉnh Thái Nguyên rộng cả ngàn héc ta. Sở dĩ bà tậu đồn điền khi đó là vì phong trào Việt minh trong nước đang lên mạnh, các chủ đồn điền người Pháp sợ phong trào Cách mạng Việt Nam nên bán rẻ để về nước.

Nhờ những đồn điền này mà gia đình bà đã trở thành cơ sở hoạt động của Việt Minh từ khi chưa cướp chính quyền cho đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Người sớm giác ngộ nữ doanh nhân trẻ tuổi này chính là nhà văn Nguyễn Đình Thi mời bà tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Cũng từ đây bà gặp nhiều cán bộ cách mạng sau này đảm nhiệm những cương vị quan trọng như Hoàng Hữu Nhân, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng; Hoàng Tùng Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Tuấn Khánh...

Nhà giàu, làm ăn phát đạt, bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng. Hiện con cháu bà còn giữ những giấy tờ tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương 700 lạng vàng; thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng.

Ngày 18 tháng 8 năm 1945, bà cũng là người phụ nữ duy nhất thời bấy giờ đã phóng xe hơi của nhà, treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.

Hai con của bà (Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu... vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351.

Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, bà Năm từng đảm nhiệm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên ba năm liền... Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà, được bà nuôi cơm, may quần áo cho mặc...

Năm 1953, cuộc Cải cách ruộng đất được tiến hành, lần phát động mang tính thí điểm đầu tiên ở huyện Đại Từ, bà Nguyễn Thị Năm là địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý”. Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép, quy chụp, người phụ nữ 47 tuổi này đã bị đem ra xử bắn và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc cách mạng “long trời lở đất”...

Chuyện về bà Năm còn rất dài, bởi không chỉ con cháu bà chịu hệ lụy từ cái “án bỏ túi” của các ông bà bần nông cốt cán mà những người liên đới như gia đình ông Phạm Văn Bính (1900-1969) và 10 người con, cùng các cháu cũng bị liên lụy chỉ vì ông Bính là thông gia với nhà bà Năm…

Có thể là hình ảnh đen trắng về trẻ em và đang đứng

Chân dung bà Nguyễn Thị Năm

Không có mô tả ảnh.

Bà Nguyễn Thị Năm và hai con trai: Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát, ảnh chụp năm 1941, lúc đó bà Năm 35 tuổi

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản

Hồi ký của ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam

Có thể là hình ảnh về văn bản

Bút tích của ông Pham Chi Cuong

Không có mô tả ảnh.

Văn bản sửa sai được "đá xuống" cho tỉnh Bắc Thái

Có thể là hình ảnh về 1 người

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về bà Năm

Không có mô tả ảnh.

Bút tích của Lê Đức Thọ về bà Năm

Không có mô tả ảnh.

Bút tích của ông Hoàng Tùng về bà Nguyễn Thị Năm

Có thể là hình minh họa

Văn bản của Nguyễn Đình Thi về bà Năm

Nguồn: FB Phan Thế Hải