Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 23)

Hoàng Hưng

231. Cognitive-affective personality system: Hệ nhân cách nhận thức-tình cảm

Một quan niệm lí thuyết về cấu trúc nhân cách trong đó nhân cách được nhìn như một hệ phức hợp gồm số lớn những xu hướng nhận thức và tình cảm nối kết lẫn nhau một cách cao độ (được phát triển bởi các nhà Tâm lý học về nhân cách người Mĩ Walter Mischel (1930-) và Yuichi Shoda).

232. Cognitive Assessment System (CAS): Hệ thống đánh giá nhận thức

Một đo nghiệm cá nhân về trí khôn dựa trên lí thuyết thần kinh tâm lí học về trí khôn của Alexandre Luria. Áp dụng cho cả trẻ nhỏ lẫn thiếu niên, đo nghiệm này cho các điểm số riêng rẽ về các năng lực kế hoạch hoá, chú ý, xử lí đồng thời và xử lí thành công, cũng như một điểm số tổng thể. Các điểm số trong đo nghiệm này tương liên với các điểm số trong những đo nghiệm có tính qui ước hơn về trí khôn nhưng độ tương liên không cao bằng độ tương liên giữa các điểm số trong cùng đo nghiệm (vì cơ sở lí thuyết khác nhau).

233. Cognitive behavioral (behavioural) couples therapy: Liệu pháp hành vi nhận thức cho lứa đôi

Liệu pháp cho lứa đôi sử dụng các kĩ thuật về hành vi cho lứa đôi cũng tập trung chú ý vào ảnh hưởng qua lại của những mẫu ý nghĩ về nhau và về lứa đôi nói chung của riêng từng đối tác. Các ý nghĩ nhiễu loạn được diễn đạt một cách ý thức và rõ ràng, và sau đó được sửa đổi nhằm cải thiện mối quan hệ lứa đôi.

234. Cognitive behavioral (behavioural) group therapy: Liệu pháp hành vi nhận thức cho nhóm

Một kiểu liệu pháp tâm lí cho nhóm, sử dụng những kĩ thuật và phương pháp của liệu pháp hành vi nhận thức như: tạo mẫu mực, tái cấu trúc suy nghĩ, huấn luyện thư giãn, và huấn luyện các kĩ năng giao tiếp, nhằm đạt được những mục tiêu được xác định về mặt hành vi. Các nhóm có thể là những thân chủ có những vấn đề khác nhau hay có cùng những vấn đề chuyên biệt.

235. Cognitive derailment: (sự) Trật đường nhận thức

Một mẫu tư duy, liên quan chặt chẽ với sự lỏng lẻo về liên kết, trong đó các ý nghĩ có khuynh hướng trượt từ một đường sang một đường không liên quan hay chỉ liên quan một cách gián tiếp. Biểu thị trong lời nói là những sự chuyển đổi kì quặc giữa các câu hay các mệnh đề có nghĩa.

236. Cognitive developmental theory: Thuyết phát triển nhận thức

Bất kỳ thuyết nào toan tính giải thích các cơ chế nằm bên dưới sự trưởng thành và chín muồi của các tiến trình tư duy. Có thể là nói về những giai đoạn phát triển trong đó những thay đổi về tư duy là tương đối đột ngột và đứt đoạn, hay những thay đổi có thể được nhìn như xảy ra một cách tuần tự và liên tục theo thời gian.

237. Cognitive economy: (sự) Tiết kiệm về nhận thức

Khuynh hướng giảm thiểu nỗ lực và các nguồn xử lí nhận thức. Chẳng hạn, chúng ta không phí dung lượng trí nhớ để cất giữ thông tin “có hai chân” về mọi người ta biết; thay vì thế, chúng ta cất giữ thực kiện này như một “mặc định” cho mọi người nói chung và thêm một ghi nhớ riêng rẽ “có một chân” hay “có hai chân” chỉ trong những trường hợp mà sự mặc định không được áp dụng.

238. Cognitive map: Bản đồ nhận thức

Một biểu trưng tâm trí của một phần môi trường vật chất và những vị trí tương đối của các điểm nằm trong đó. Các bản đồ tâm trí nhìn chung bị méo mó bởi sự đơn giản hoá các giả định và tiên kiến: trong các bản đồ nhận thức của mọi người, các con đường có xu hướng cắt nhau theo góc vuông ngay cả khi thực tế không như vậy… Con người và thú vật chim muông đi lại có phần theo bản đồ nhận thức và có phần theo vector thẳng tiến (đi theo hướng cố định về mục tiêu). Thuật ngữ được đưa vào một bài viết năm 1948 trong Psychological Review – Tạp chí Tâm lý học, của nhà Tâm lý học Mĩ Edward Chace Tolman (1886-1959), mô tả một thí nghiệm trong đó ông huấn luyện một nhóm chuột chạy qua một mê cung đến mục tiêu là một cái hộp, rồi bịt đường mà lũ chuột đã quen, và quan sát thấy rằng phần lớn lũ chuột không chần chờ chọn những lối thay thế đi thẳng theo hướng đúng. Cũng gọi là conceptual map (bản đồ khái niệm) hay mental map (bản đồ tâm trí).

239. Cognitive penetrability: (tính) Chịu ảnh hưởng về nhận thức

Mức độ của một tiến trình nhận thức chịu ảnh hưởng một cách vô thức bởi các giả định và trông đợi. Chẳng hạn, nghiên cứu đã cho thấy rằng: nếu một người hình dung mình chuyển cái nhìn từ một cây đèn biển sang một cây cầu, thì thời gian để chuyển đổi không liên quan đến khoảng cách trong hình dung, trong khi nếu hình dung mình đi hay chạy từ cây đèn biển sang cây cầu hay hình dung một vật di chuyển giữa hai vị trí ấy, thì thời gian để đi sẽ tỉ lệ với khoảng cách trong hình dung. Điều này cho gợi ý rằng: những tiến trình nhận thức trên chịu ảnh hưởng một cách vô thức bởi các giả định và trông đợi về sự chuyển động vật chất. Khái niệm được đưa vào và đặt tên trong những bài viết vào năm 1978 và 1979 bởi nhà Tâm lý học Canada Zenon Walter Pylyshin (sinh năm 1937), người đã thực hiện thí nghiệm đèn biển-cầu.

240. Cognitive science: Khoa học nhận thức

Thuật ngữ bao trùm công việc liên ngành, bao gồm Tâm lý học nhận thức, tâm sinh học, nhân học, tin học, trí tuệ nhân tạo, ngữ học, và triết học; quan tâm đến việc thu nạp và xử lí thông tin. Bao gồm nghiên cứu về ngôn ngữ, sự học, tri giác, suy nghĩ và giải quyết vấn đề và biểu trưng kiến thức (knowledge representation – một khái niệm tin học). Thuật ngữ được đưa vào năm 1973 bởi nhà hoá học lí thuyết và tin học người Anh Hugh Christopher Longuet-Higgins (1923-2004) trong một bài bình điểm về trí tuệ nhân tạo trong tài liệu mang tên Artificial Intelligence: A Paper Symposium (Trí tuệ nhân tạo: một tập tiểu luận), Science Research Council of the UK – Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vương quốc Anh xuất bản.