Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Con sông tiến hoá, con sông sinh thành

Lê Học Lãnh Vân

Trong tạp bút Đò dọc Trường Giang đầy chất thơ của mình, Nguyên Ngọc viết…

Đời người, cũng hay, hóa ra là ai cũng có một con sông, hoặc gắn với nơi mình sinh ra, hoặc do duyên số thế nào đó mà mình gặp về sau trên đường đời, rồi thân thiết. Tôi nghiệm thế này không biết có đúng không: con người hễ đã gặp một con sông thì trước sau thế nào rồi cũng bị nó chinh phục.”

Ông lý giải:

Quả thật tổ tiên xa xôi nhất của chúng mình là cá. Rồi mới mò mẫm bò lên bờ, trằn trọc sống lưỡng cư, rất lâu sau mới mọc thêm vú, cuối cùng vật vã đứng lên trên hai chân để cố nhìn thấy cuộc đời cho xa hơn đôi chút. Và thành người…

Với một người có ít nhiều dính líu tới ngành khoa học về tiến hoá, đoạn văn lý giải trên của Nguyên Ngọc còn có thể thảo luận từ góc độ triết lý tiến hoá và tiến trình tiến hoá. Nhưng nó lại không sai ở điểm con người hôm nay đã trải qua một quá trình tiến hoá hàng trăm triệu năm mà thành.

Xin được thêm rằng loài người chỉ là một trong vô vàn thành quả của tiến hoá. Cùng hiện diện với con người trong thời nay là cá ngừ vùng vẫy đại dương, là cây tùng cây bách xanh vùng ôn đới. Lại thêm nữa, các thành quả của hôm nay vẫn tiếp tục nằm trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất đi tới tương lai. Hãy nhìn một hình ảnh sinh động của sự tiến hoá đó trong các biến thể của vi-rút cúm khi thì ẩn nấp trong gà, trong khỉ, khi thì bùng phát sang người…

Chúng ta thường chỉ thấy sự tiến hoá trong thế giới sinh vật. Phóng tầm mắt xa hơn, đá núi “trơ gan cùng tuế nguyệt” kia cũng là một thành quả tiến hoá. Xa hơn nữa là bên ngoài trái đất, ngoài Thái Dương Hệ, ngoài dãy Ngân Hà… Toàn bộ thế giới vật chất này, dù là nước sông, đá núi, con ve sầu, con người, dù là Trái đất hay một vì sao chưa được khám phá, đều thống nhất ở điểm tất cả đều thuộc về thế giới vật chất và cùng nằm trong cuộc tiến hoá bao trùm và liên tục diễn ra của thế giới vật chất.

Tiến hoá là quy luật tổng quát của vật chất, nghĩa là thế giới vật chất luôn chuyển biến. Ta có thể hình dung thế giới vật chất như một dòng sông luôn luôn theo quy luật đó chảy về phía trước. Trên dòng sông tiến hoá, đời người biết bao chuyện buồn vui đáng sống. Nguyên Ngọc tả những chuyến đò đời người có ánh trăng, có tiếng hát, có đùa vui, có thương nhớ, có dào dạt, có say mê, có quên đi, có níu lại… Hãy nghe Nguyên Ngọc kể những chuyến đò như thế “là tình cờ một đêm, là duyên nợ một lần, như thật như hư, gặp đó rồi xa đó, chẳng phải chẳng cần mấy giữ gìn, có thể buông những câu hát rất táo bạo, ỡm ờ, dè dặt hay liều lĩnh, nhẹ nhàng hay sấn sổ, tục thanh, thanh tục, thoáng gợi tình, rất gợi tình…

Từ một chuyến đò, từ những chuyến đò xuôi sông, nếu đẩy suy nghĩ về nơi xa xôi chân trời kiến thức, người ta có thể thấy thấp thoáng tiến trình tiến hoá của vật chất.

Con người, một thành tố rất rất nhỏ trong thế giới vật chất sao có thể đứng ngoài tiến trình chung? Kiến thức và suy nghĩ của con người, có nền tảng vật chất là bộ óc cùng các tương tác hoá chất và điện từ trong nó, sao có thể đứng ngoài tiến trình tiến hoá chung đó?

Tôi nhìn những nỗ lực đây đó trong thế giới loài người ngăn chặn dòng chảy của vật chất, của năng lượng, của tri thức mà thấy thương cho các cố gắng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, cho dù chúng có thể rất tinh quái. Xét từ mặt sâu xa của ngữ nghĩa, từ phản động để chỉ bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn tiến trình tiến hoá phổ quát! Đáng thương và cũng đáng giận thay cho những nỗ lực ngăn cản sự phát triển của nhân loại hay của một quốc gia!

Một cộng đồng bị khống chế bởi những người hoặc không vì cộng đồng, hoặc vì hủ lậu mà cản bước tiến lên, cộng đồng đó ngày càng tụt hậu so với cộng đồng khác. Với thời gian, mức tụt hậu gia tăng từ cấp số cộng sang cấp số nhân rồi luỹ thừa! Những người ích kỷ hoặc hủ lậu kia lúc nào cũng nhìn kẻ thuận chiều tiến hoá bằng con mắt nghi ngờ hay thù địch.

Họ không đủ kiến thức để rời cái ghế ngồi riêng mà nhập vào dòng tiến hoá chung. Với họ điều đó quá liều, quá nguy hiểm tới quyền lợi riêng tư của cá nhân, của gia đình.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã kết thúc bài tạp ký Đò dọc Trường Giang của mình như sau:

Vâng, với tôi Trường Giang, như thế đó, là con sông sinh thành. “Trồng trầu thả lộn dây tiêu – Con đi đò dọc…”.

Cám ơn những người mẹ đã biết, đã dám “liều”, để cho những đứa con, rồi những đứa cháu, chắt hạnh phúc được ra đời…

Những dòng trên tạo liên tưởng về sự cố gắng của cả một xã hội nhằm thoát vòng hủ lậu, chậm tiến… Sự cố gắng thật mệt nhọc, đau đớn nhưng là một bước cần có để những chuyển biến mới mẻ, tiến bộ được ra đời.

Ngày 25 tháng 5 năm 2021