Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

Hợp tuyển Frankfurt (kỳ 12)

Phạm Kỳ Đăng dịch

 

 

SỰ NÍN LẶNG CỦA MUỘN SẦU

 

Mathias Mayer

 

Không biết được Georg Trakl, chỉ sống đến năm 27 tuổi đời, đã bao giờ nhìn thấy một trong những bức tranh hoa hướng dương của Vincent van Gogh – một nghệ sĩ đứng ngoài những trật tự tư sản mà ở nhiều khía cạnh ông có thể cảm thấy mình có tình đồng cảm. Cả bài thơ này cũng xoay quanh một tĩnh vật, cái đồng thời như một nature morte được vận động bởi một vở kịch sinh tồn đầy nhiệt huyết: ở đây không có ranh giới giữa cây cỏ và con người, giữa những đóa hoa mọc cao vút và người ngắm nhìn chúng; sự tồn tại câm lặng của chúng gây xúc động cho người đó như một sự tương đồng bên trong, như một sự gần gũi chị em với cái chết. Trong văn bản ngắn có hai lần màu vàng kim được đề cập tới – một điểm nhấn sâu đậm, gần như sự chuyển tải bông hoa sang một viễn tượng của thi ca. Với “năm của Helian” (1) nhà thơ nổi tiếng cả vì những mật mã thường khi khó tiếp cận của mình đã gọi lên một trong những hình tượng đầy hàm chứa nhất của mình.

Dòng thơ “Helian” lớn, sự gọi hồn của một Thiên nhiên thần linh hiến tế về suy tàn đã có ý nghĩa nhiều cho Trakl đến mức khiến ông xếp dòng thơ vào cuối cuốn tập hợp thơ của mình xuất bản năm 1913. Khi ở đây sự hấp hối của những đóa hoa được tạo dựng với kết thúc của năm Helian “mát lạnh vùng sơn cước”, thiên nhiên và thụ cảm, cái bên ngoài và cái bên trong cùng nhập vào một hợp thành của thơ không xác chứng được trong thực tế. Người ta hay truy tìm căn nguyên của sự thẩm thấu nhiều thế giới khác nhau siêu thực thường bắt gặp lúc thì ở nơi các thử nghiệm trải ma túy hoặc là những giấc mơ, lúc thì bởi những tác động ảo thanh mê hoặc của Trakl. Tuy nhiên bài thơ của người thi sĩ không bao giờ công bố kết cục nói tới một tình đoàn kết của siêu nhiên; với hoa hướng dương hiện diện, nhân tính cũng hiển lộ: nói tới đây là những nụ hôn, một vầng trán rạo rực và thần linh. Cái thuộc về con người của sự nhẫn nại, của muộn sầu và của tinh thần bộc lộ giữa khổ thơ thứ hai “giữa lòng những đóa vàng kim của sầu muộn”. Một thần linh của bóng tối và của câm lặng – ở đây bừng sắc một phong cảnh mê hoặc đang suy tàn, trong vẻ tĩnh lặng của sự thấm nhuần một tình thâm thiết đặc biệt.

 

Mà thế người ta không nên đọc bài thơ trần trụi như là độc thoại của một kẻ độc hành, bên cạnh tổng thể Helian bài thơ gọi tên hai con người ngoài lề khác của cuộc sống tư sản: Charles Baudelaire và Những bông hoa Ác cũng như Hölderlin (2), một trong những bài nghiệm đọc lớn khác của Trakl. Bài thơ “Nửa cuộc đời” của tác giả này, hai khổ mỗi khổ gồm 7 dòng, trong tiếng dạo của câu thơ đầu gợi nhớ âm hưởng của câu thơ Hölderlin ở giữa khổ đầu tiên: “Mi những con thiên nga diễm lệ”. cũng như vậy, thứ “ đắm say bởi những nụ hôn” nọ bắt đầu ở khổ thứ hai. Với cấu trúc đó bài thơ của Trakl cũng xuất hiện như sự tham gia vào một truyền thống lớn, vào một cuộc hội thoại đồng thời trả lời cho “bóng tối im lặng”. Tức những gì là độc thoại, những gì vẻ như được chốt kín ở đây đã vượt qua nhờ nhiều hơn vào một tình đoàn kết của ý thức đồng cảm với bất hạnh, kết cục nhờ một trách nhiệm xã hội không có những xung lực mang tính chương trình của một bước đột phá; Trakl đã không vun xới sự thống thiết kêu gọi nhân loại của Nietzsche; thơ ông, cũng trong hình ảnh của những đóa hướng dương tàn úa, gần gũi với Dostojweski, đã trở thành nơi lánh nạn cho “Những người bị nhục mạ và chà đạp”, như những người đương thời được một Egon Schiele (3) ghi nhận.

 

Thời gian ngắn sau khi bài thơ ra đời, được ông viết trong tháng Sáu hay tháng Bảy năm 1914, Trakl lao vào cuộc chiến tranh thế giới, lưu lại một sự phản ánh ngắn ngủi cho xuất hiện một đoạn phim cháy được Trakl trải qua và cảm thấy qua đó bản thân ông đi qua thực tại, trong ánh sáng đáng ngạc nhiên của một trọng trách xã hội:

"Cảm giác trong những khoảnh khắc của tồn tại giống như đã chết: Tất cả mọi người đều đáng được yêu. Trưởng thành hơn, anh cảm nhận thấy sự đắng cay của thế giới; trong đó bao hàm toàn thể tội lầm của anh không được lượng xá; gương mặt anh như hình phạt không vẹn toàn."

Trong những câu đó cũng ẩn giấu một chút gì thuộc nhãn quan thế giới mang tính phê phán của một Karl Kraus, người Trakl hâm mộ, chính là kẻ viết về Trakl sau khi ông chết đi:

"Tôi đã luôn không hình dung ra nổi, rằng ông ấy đã có thể sống trên đời."

Trong trận đánh Grodek, sau khi kiệt sức với việc chăm sóc 90 thương binh, ông đã tự nguyện kết thúc cuộc đời mình.

 

Nguồn: Mathias Mayer, Frankfurter Anthologie. Siebenunddreißigster Band, Insel Verlag, 2014

 

NHỮNG BÔNG HƯỚNG DƯƠNG

 

Georg Trakl (1887 – 1914)

 

Mi hoa hướng dương kim vàng

Mật thiết hướng ngả về hấp hối

Mi những chị em hết mực khiêm cung

Trong bầu tĩnh lặng đó

Kết thúc năm Helian

Của khí lạnh miền sơn cước.

 

Nơi đó vầng trán rạo rực

Nhợt nhạt bởi những nụ hôn

Giữa lòng những đoá hoa vàng kim

Của sầu muộn

Định đoạt thần linh

Bóng tối câm lặng.

 

Nguyên tác tiếng Đức:

 

DIE SONNENBLUMEN

 

Georg Trakl (1887 – 1914)

 

Ihr goldenen Sonnenblumen,

Innig zum Sterben geneigt,

Ihr demutsvollen Schwestern

In solcher Stille

Endet Helians Jahr

Gebirgiger Kühle.

 

Da erbleicht von Küssen

Die trunkne Stirn ihm

Inmitten jener goldenen

Blumen der Schwermut

Bestimmt den Geist

Die schweigende Finsternis.

 

Chú thích của người dịch:

 

(1) Tên một bài thơ của Georg Trakl, Helian khởi nguồn từ chữ Heiland (Miền đất cứu thế).

(2) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770-1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.

(3) Egon Schiele (1890-1928): Họa sĩ Áo, đại diện quan phái Biểu hiện và Hiện đại Vienna.

Mathias Mayer: sinh năm 1958, Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Đức thời mới, giảng viên trường Tổng hợp Regenburg.

 

 

BẢO TÀNG SÁP CỦA TINH THẦN

 

Eckart Kleßmann

 

Trong thế giới của nhà thơ Georg Trakl Chúa hiện diện như lời và khái niệm, nhưng ở rất xa cách con người, hãy đừng nói gì với họ, cũng không ra dấu gì cho họ. Chúa im lặng, bởi Chúa đã quay lưng lại với con người. Cái thế giới hồi chiếu lại trong thơ trữ tình của Trakl, là một thế giới bị Chúa bỏ đi, không còn lòng nhân từ, ân huệ, không hy vọng vào sự cứu rỗi, nhưng trước hết không có Chúa Ki tô. Và vậy đó trong một cuộc trò chuyện vào tháng Giêng 1914, nhà thơ đã thú nhận một cách cả quyết, rằng ông là một tín đồ Ki-tô (Tin lành). Nhưng đồng thời cũng bổ sung thêm một câu lạ tai đối với một tín đồ Thiên Chúa giáo:

Tôi không có cái quyền thoát ra khỏi địa ngục.

 

Nếu một ngôi nhà thờ là ngôi nhà của Chúa, thì trong bài thơ này, Chúa đã bỏ nhà của mình đi từ lâu và để lại đó một gian chứa đồ cũ lỉnh kỉnh những hàng đồng nát của tinh thần, như một trường bày “những mặt nạ, những lá cờ”. Cảnh trí nội thất quen thuộc của những nhà thờ baroque cơ đốc giáo: những thiên thần tô vẽ, những bộ xương cốt quàn trong quan tài thủy tinh, chân dung của các thánh, một tượng Đức Chúa bằng sáp giữa các chòm tinh tú, khói nhang.

 

Nhưng mà sự reo vui từ màu và hình khối thông thường tuôn ra từ nhiều nhà thờ của thế kỷ 18 lại câm tiếng nhường chỗ cho một tâm trạng ưu uất hoàn toàn không thương tiếc. Và những thiên thần được nêu ra trong câu thơ đầu tiên và cuối cùng không là thiên sứ của Chúa chẳng hạn, mà chỉ như là những phù tá trang trí vô hồn.

 

Nội thất nhà thờ như một sưu tập những đạo cụ và hậu cảnh trong đó những hình thể “rên rỉ dạt vào cõi trống không” bởi không ai nghe thấy tiếng cầu kinh của họ. Hương khói được trộn vào thứ “dung dịch bẩn”, tiếng hát câm bặt, sự nín lặng của Đức Chúa biến mất lan tỏa. Cô điếm trông như Đức Mẹ, người đàn bà chửa ở lại đơn độc với nỗi sợ hãi của bà. Sự siêu thoát được Đấng Cứu Rỗi tiên lượng như khước từ những người khó nhọc và nặng gánh (1). Không chỉ một mình “Chúa râu trắng” là một tượng bằng sáp trong một Viện bảo tàng sáp của tinh thần.

 

Chỉ ở một chỗ duy nhất sự xơ cứng đến cong queo đã giải tỏa: trong màu đỏ của môi Madalena đang xối trào. Về Maria Madalena người ta thường đánh đồng nàng với “người mắc tội” trong Kinh Sáng Thế của Lu-ca, Chúa Giê-su có lần nói:

Đã được tha nhiều tội lỗi, bởi chưng nàng đã yêu rất nhiều.

Trong thời Trung cổ, thánh Madalena được coi như nữ thần phù hộ của những gái điếm. Đó là “đôi môi Madalena”, xưa đã từng hôn lên đôi bàn chân của Đấng Cứu Thế mà màu đỏ bắt đầu xối tuôn như máu. Ấy chính là máu của tội lỗi và sắc đỏ của nạn nhân trên đồi Golgatha.

 

Điều đó giải thích, tại sao “cô điếm nhỏ gò má xanh xao” được so sánh với gương mặt của Đức Mẹ Maria một cách không hề báng bổ thần thánh. Kể cả “người đàn bà chửa” hiển nhiên không cảm thấy mình thuộc về “thánh thể ban ơn phước”, phần nhiều hơn bị những nỗi hoảng sợ đeo đẳng, đã tương hợp với Ba Ngôi chị em này. Hình ảnh của Maria – “ơn phước thay hoa trái của thân thể ngươi” (2) có nên được liên tưởng với điều đó chăng? Không còn mấy xa nữa ý nghĩ, rằng nàng Madalena một trong ba ngôi của cứu rỗi, của ơn phước của tha thứ dường như biết điều này sát thực hơn những người kia, nếu như trong thế giới hình dung của Trakl những khái niệm này có chỗ đứng.

 

Khởi đầu và kết thúc bài thơ viết khoảng giữa năm 1909 và 1912 xuất hiện sự bình an. Nhưng mà ở đó không tưởng nhớ Đấng Toàn Năng của Sáng Thế đã yên nghỉ vào ngày thứ bảy. Ở đây sự Bình an tương ứng với Yên lặng của nấm mồ, từ sự thối rữa sẽ không còn sự phục sinh nữa.

 

Nguồn: Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Một trăm bài thơ của thế kỷ Hundert Gedichte des Jahrhunderts, Insel Verlag, 2000

 

NHÀ THỜ

 

Georg Trakl (1887-1914)

 

Những thiên thần vẽ canh giữ bàn thờ

Tia bắn từ những mắt xanh; và lặng tờ, bóng tối.

Dung dịch bẩn dập dờn trong làn hương khói.

Những dáng hình rên rỉ dạt vào cõi trống không.

 

Trên ghế xưng tội đen, tựa như Đức Mẹ

Một cô điếm nhỏ đôi má xanh xao.

Ở những tia sáng vàng tượng sáp treo cao;

Trăng và mặt trời lượn quanh Chúa râu trắng.

 

Một ánh chiếu của cột khảm và những bộ xương cốt.

Dàn đồng ca bé trai chết hẳn giọng ngọt ngào.

Những màu đắm chìm đang cựa quậy rất khẽ,

Từ môi thánh Madalena một màu đỏ xối trào.

 

Trong giấc mộng nặng nề một bà chửa đi lạc

Qua nhá nhem đây đầy những mặt nạ, lá cờ.

Bóng bà sổ chéo đường bay của thần thánh lặng tờ,

Sự tĩnh tại của thiên thần trong những phòng quét vữa.

 

Nguyên tác tiếng Đức:

 

DIE KIRCHE

 

Georg Trakl (1887-1914)

 

Gemalte Engel hüten die Altäre;

Und Ruh und Schatten; Strahl aus blauen Augen.

In Weihrauchdünsten schwimmen schmutzige Laugen.

Gestalten schwanken jammervoll ins Leere.

 

Im schwarzen Betstuhl gleichet der Madonne

Ein kleines Hürlein mit verblichnen Wangen.

An goldnen Strahlen Wachsfiguren hangen;

Weißbärtigen Gott umkreisen Mond und Sonne.

 

Ein Schein von weichen Säulen und Gerippen.

Am Chor der Knaben süße Stimmen starben.

Sehr leise regen sich versunkene Farben,

Ein strömend Rot von Magdalenens Lippen.

 

Ein schwangeres Weib geht irr in schweren Träumen

Durch diese Dämmerung voll Masken, Fahnen.

Ihr Schatten kreuzt der Heiligen stille Bahnen,

Der Engel Ruh in kalkgetünchten Räumen.

 

Chú thích của người dịch:

(1) Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng (Kinh Thánh)

(2) Ngươi có phải trong đám đàn bà, thai trong lòng ngươi cũng được phước. (Kinh Thánh - Luca 1:42)

 

Eckart Kleßmann (sinh năm 1933): Nhà báo, nhà văn, nhà sử học.

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La Linh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt