Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Frank O'Hara: Tại sao tôi không phải là họa sĩ

Nguyễn Đức Tùng dịch và giới thiệu

Frank O'Hara (photo portrait).jpgThơ Frank O'Hara là một trường hợp rất độc đáo. Ông được xem là lãnh tụ của trường phái thơ ca New York gồm các nhà thơ nổi tiếng John Ashbery, Barbara Guest, Kenneth Koch và James Schuyler.

O'Hara làm thơ, viết văn, viết phê bình nghệ thuật. Vì làm việc trong ngành triển lãm tranh ở một viện bảo tàng, O'Hara cũng nổi tiếng trong giới nghệ thuật ở New York. Thơ O'hara có nhiều mối liên hệ với âm nhạc, khiêu vũ, hội họa, các sự kiện của đời sống chung quanh. Ông mất khi còn quá trẻ, 1966, bốn mươi tuổi, nhưng những cống hiến về thơ và phê bình mỹ thuật đã ảnh hưởng to lớn đến các nhà thơ và những người hoạt động khác. Nhiều nhà thơ trong nhóm New York đều là các họa sỹ như Koch và Schuyler.

O'Hara sinh tại Baltimore, Maryland, thuở nhỏ sống ở vùng ngoại ô.

Thơ của O'Hara chia sẻ truyền thống hậu tượng trưng của Pháp, được viết trong khoảng thời gian 1950-1960. Ông dùng nhiều kỹ thuật của phương pháp siêu thực, là một loại thơ đô thị, đời thường, gần với văn xuôi, thơ đầy tính hài hước, chạm tới nhiều khía cạnh văn hóa khác nhau.

 

TIỂU SỬ VĂN CHƯƠNG

Khi tôi là một đứa trẻ

Tôi chơi một mình trong một

Góc sân trường

Cô độc

 

Tôi ghét búp bê và tôi

Ghét trò chơi, súc vật không phải là

Bè bạn, chim trời

Bay tuốt luốt

 

Nếu có ai đi tìm

Tôi liền trốn biệt sau

Cái cây và la lớn: tôi là

Một đứa trẻ mồ côi

 

Thế mà rồi tôi đang ở đây, giữa

Thế giới diệu kỳ đẹp tuyệt

Viết những bài thơ như thế này đây!

Lạ lùng thay!

 

Autobiographia Literaria

When I was a child
I played by myself in a
corner of the schoolyard
all alone.

I hated dolls and I
hated games, animals were
not friendly and birds
flew away.

If anyone was looking
for me I hid behind a
tree and cried out "I am
an orphan."

And here I am, the
center of all beauty!
writing these poems!
Imagine!

 

TẠI SAO TÔI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HỌA SĨ

Một ngày kia tôi nghĩ đến

Một màu: màu da cam. Tôi viết một dòng

Về da cam. Chỉ một chốc nó biến thành

Một trang toàn chữ, không phải câu.

Rồi một trang khác nữa. Có thật nhiều trang

Liên tiếp tới, không phải cam, chỉ là chữ

Về việc cam thì khủng khiếp thế nào và

Đời sống. Ngày lại ngày. Chính là trong

Văn xuôi, mà tôi trở thành nhà thơ. Bài thơ của tôi

Đã kết thúc và tôi vẫn chưa hề có dịp

Nhắc đến màu da cam.

Đó là mười hai bài thơ, tôi gọi là

Những CAM. Và một ngày nọ trong phòng triển lãm

Tôi thấy tranh của Mike, gọi là CÁ MÒI.

 

WHY I AM NOT A PAINTER

One day I am thinking of

a color: orange. I write a line

about orange. Pretty soon it is a

whole page of words, not lines.

Then another page. There should be

so much more, not of orange, of

words, of how terrible orange is

and life. Days go by. It is even in

prose, I am a real poet. My poem

is finished and I haven't mentioned

orange yet. It's twelve poems, I call

it ORANGES. And one day in a gallery

I see Mike's painting, called SARDINES.