Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Thăm chùa Tây Phương nhớ một bài thơ

Lê Học Lãnh Vân

Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của nhà thơ Huy Cận ám ảnh tôi từ mấy chục năm nay.

Các dòng thơ in nghiêng dưới đây là trích từ bài thơ của ông Huy Cận. Bài thơ dễ tìm trên google.

Nhận xét của ông về gương mặt của tượng những vị La Hán trong chùa sao mà đau thương, vật vã…

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

Môi cong chua chát, tâm hồn héo

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen

Ông nhìn quần thể các tượng như là các vị La Hán đang dự một buổi họp giữa ngút trời đau thương

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.
và bế tắc nữa

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra

Theo nhà thơ Huy Cận, vào năm 1960, năm ông viết bài thơ này, chế độ đương thời, tức chế độ Miền Bắc Việt Nam, đã tìm ra giải pháp khiến xã hội thoát khỏi bế tắc, tiến về hạnh phúc. Và ông kêu gọi các vị La Hán…

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương

để mà

Về đây, tươi vạn dặm đường xuân

Không biết có phải vì muốn tố cáo tính thối nát của xã hội cũ và tuyên truyền tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa cho các vị La Hán chùa Tây Phương không mà các câu kết của bài thơ trên, với tôi, so với tầm vóc nhà thơ Huy Cận thì không đủ già tay. Bởi vì chúng khép lại chứ không mở ra. Tuy nhiên, mục tiêu của bài viết này không phải bàn về tính nghệ thuật của bài thơ.

Chỉ xin nói về cảm nhận. Trái với cảm nhận nặng nề, khổ đau, vật vã, bế tắc của ông Huy Cận, tôi thấy trên nét mặt và dáng điệu các vị La Hán sự giải thoát. Bên nét lam lũ đời thường của đồng quê Miền Bắc có sự nhẹ nhõm của trí huệ vì nhìn được lẽ khổ đau.

Không chỉ nét mặt các vị La Hán nhẹ nhõm. Bước qua cổng chùa, những bậc đá rợp bóng mát dẫn lên sân chùa rộng đầy hoa nắng. Một khách du cho biết từ sân này đứng vọng nguyệt đêm rằm thực thanh thoát. Những bậc đá không chỉ dẫn thiện nam tín nữ lên sân chùa mà còn hướng tâm hồn người lên ánh đạo vàng xa tít trên kia…

Từ trong điện nhìn ra, sân chùa đầy hoa nắng. Đàm đạo với thầy, bữa trà chưa cạn mà cụm hoa nắng đã dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác. Lớp lớp mây bay, trưa đang dần xế và ngày đang dần hết…

Trong cái nheo mắt thản nhiên nhìn ánh ngày dần trôi, một ngày và một triều đại khác gì nhau, muối bể và núi ngàn khác gì nhau?

Khi đã ngộ một không khác hằng hà sa số, sát-na không khác đơn vị thời gian tiến hóa của vũ trụ tính bằng tỉ năm thì hẳn các vị La Hán không để bị dằn vặt bởi những khổ đau, vật vã, bế tắc; thì hẳn các vị hiểu rằng chính từ ái, chứ không phải thù hận, mới giải thoát con người…

image

 

Ngày 26 tháng 01 năm 2021