Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Về điều gọi là sự "rút lui" của ba nhà văn miền Bắc hồi 1958-70

Lại Nguyên Ân

Trên FB anh Đặng Thân có một stt nói về ba nhà văn miền Bắc đã "rút lui khỏi trung tâm" (ý nói phạm vi hoạt động văn học chính thống) ra ngoại vi giữa những năm "đỉnh cao của văn học XHCN" (1).

Ba người được kể tên là Nguyên Hồng, Hữu Loan, Kim Lân.

Quả thật, sự kiện đấu tố Nhân văn-Giai phẩm đã kéo theo nhiều hệ lụy liên quan. Nhưng ba tên tuổi trên không thuộc số người bị các cấp quản lý (Tuyên huấn, an ninh) đương thời xếp vào nhân vật Nhân văn-Giai phẩm. Họ chỉ có chút ít dính líu, cụ thể là:

1/ Nguyên Hồng phụ trách tuần báo "Văn", cụ thể là làm thư ký tòa soạn, do vậy, khi báo Văn bị coi là đã đăng những bài có vấn đề, thì những người chịu trách nhiệm nhiều hơn Nguyên Hồng về báo Văn phải là: Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Tế Hanh, v.v.

2/ Hữu Loan có đăng một số thơ trên báo "Trăm Hoa" của Nguyễn Bính, chứ không đăng gì trên năm số Nhân Văn, hình như có đăng thơ trên "Sách Tết 1957" của Minh Đức, được coi như một tập Giai phẩm sau cùng tuy không mang tên ấy nữa.

3/ Kim Lân, vì viết và in truyện "Con chó xấu xí", bị coi là dính với lối viết "biểu tượng hai mặt"!

Điều gọi là "rút lui" của ba tên tuổi trên khỏi "trung tâm" hoạt động văn chương chính thống XHCN miền Bắc hồi 1958-60, ở ba trường hợp trên, diễn ra trong mức độ nào?

1/ Nguyên Hồng đưa cả gia đình (1 mẹ, 1 vợ, 4 con) về Yên Thế, từ bỏ cuộc sống bao cấp ở Hà Nội (có sổ gạo, tem phiếu thực phẩm, v.v.), chịu những thiếu thốn của dân quê miền núi về nhiều mặt đời sống.

Nhưng bản thân Nguyên Hồng không từ bỏ các hoạt động của nền văn nghệ nhà nước hóa! Ông nhận làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng, vẫn về Hội Nhà văn lãnh lương và các tiêu chuẩn bao cấp cho cán bộ ở Hội, vẫn tham gia nhiều chuyến đi nước ngoài theo con đường do Hội Nhà văn và Tuyên huấn Trung ương tổ chức.

Và về sáng tác, Nguyên Hồng vẫn viết truyện, làm thơ, viết tiểu luận mang nét lớn là trong giọng một nhà văn cán bộ! Tác phẩm Nguyên Hồng đăng báo, in sách đều đều trong những năm 1958-1982!

Như thế, Nguyên Hồng ở ngoại vi hay ở trung tâm đời sống văn học xã hội chủ nghĩa miền Bắc 1954-1975?

2/ Kim Lân, sau tập "Con chó xấu xí" thôi không sáng tác nữa. Hành vi này được coi như phản ứng lại cách nhận định, đánh giá của đồng nghiệp và cấp lãnh đạo đối với xu hướng sáng tác thể hiện ở truyện "Con chó xấu xí"!

Nhưng Kim Lân vẫn tham gia các công tác của Hội Nhà văn, tham gia các đợt đi thực tế, hình như có đi thăm nước ngoài (đoạn 1958-89).

Năm 1987, Kim Lân tham gia ban biên tập tờ tạp chí "Tác phẩm văn học" do Nguyễn Đình Thi xin phép lập ra để đối phó với xu hướng cấp tiến xã hội văn hóa chính trị của tuần báo Văn Nghệ do Nguyên Ngọc làm Tổng Biên tập.

Như vậy, có thật sự là Kim Lân đã chuyển ra "ngoại vi" đời sống văn nghệ chính thống trong những năm 1858-90?

3/ Hữu Loan bỏ việc ở một tòa soạn báo tại Hà Nội (Văn Nghệ hay Cứu Quốc, hay Độc Lập?) về quê Thanh Hóa, sống cuộc đời lao động tự kiếm sống rất vất vả (2). Ông không viết gì nữa, trong suốt thời gian ấy. Mãi đến những năm 1990s do được khôi phục tư cách hội viên nhà văn, Hữu Loan đồng ý in tập thơ "Màu tím hoa sim" tại Nxb. Hội Nhà văn, hình như ông cũng có dự Đại hội Nhà văn lần thứ Tư (1989). Nhưng không công bố tác phẩm nào mới, cho đến khi qua đời.

Nhưng có việc ít người biết: Hữu Loan đã đồng ý và đã truy lĩnh số lương của ông tính từ khi ông bỏ Hà Nội về quê. Chính Hữu Thỉnh đã huy động nhân viên tiến hành các thủ tục truy lĩnh kể trên, nhận giúp và mang vào Thanh giao tận tay Hữu Loan cả bao tải tiền mấy trăm triệu! (3) Nghĩa là phần lương công chức ở nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hữu Loan cũng đã được thanh toán!

Chuyện đó, ai nghi ngờ thì đi mà điều tra!

Nhân chuyện đó, lại nhớ khi Xuân Khánh bị buộc về hưu non (1973?), suất lương không có, người ta còn tìm về chi bộ cơ sở để làm thủ tục khai trừ đảng, là vì Xuân Khánh đã kịp được chi bộ phường ấy bầu làm bí thư! Các đảng viên cùng phường thấy ông có chữ nhiều hơn họ thì bầu thôi mà!

Thành ra, những "ngoại vi" cũng đầy "nội tình" của nó!

Nguồn: FB Lại Nguyên Ân

Chú thích của Văn Việt:

(1) Đăng lại trên Văn Việt: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/c-nhung-nguoi-rt-lui-khoi-trung-tm-ra-ngoai-vi-100-nam-kim-ln/

(2) Lại Nguyên Ân viết thêm trong một comment: “Một bạn vừa nhắc tôi: nhà thơ Hữu Loan có viết trong tập Giai phẩm Mùa Thu, tập 1 và tập 2, và Giai phẩm Mùa Đông và Sách Tết. Nghĩa là ông dính khá sâu vào Giai phẩm, nhưng không dính Nhân Văn!”.

(3) Trả lời một comment của bạn đọc, Lại Nguyên Ân cho biết chuyện chạy vạy thủ tục truy lĩnh tiền lương mấy chục năm là do chính Hữu Thỉnh kể với Lại Nguyên Ân.