Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Thuật ngữ chính trị (98)

Phạm Nguyên Trường


314. Ideology – Ý thức hệ. Định nghĩa đơn giản nhất về ý thức hệ là “thế giới quan”, nhận thức toàn diện: Thế giới gồm có những gì và hoạt động như thế nào - đặc biệt là thế giới xã hội. Ví dụ như, Công giáo, Hồi giáo, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Marx. Hầu hết những người nghiên cứu ý thức hệ đều muốn nói rằng tất cả chúng ta đều có một ý thức hệ nào đó, mặc dù chúng ta thường không ý thức được vấn đề này. Họ nói rằng ý thức hệ là một tập hợp hoàn chỉnh và nhất quán về thái độ, quan điểm đạo đức, niềm tin theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa và thậm chí, cả những quy tắc diễn ngôn mang tính logic và kiểm tra theo lối khoa học. Tuy nhiên, những ý thức hệ cho chúng ta biết chúng ta nên hay thực sự muốn gì, và làm sao đạt được những mục tiêu này, thường được coi là có giá trị rất tương đối và thậm chí hoàn toàn mang tính chủ quan. Do đó, một vị giám mục sống trong thế kỉ XV, một ông chủ nhà máy sống trong thế kỷ XIX và một người lính Nga sống trong thế kỷ XX đều được những người cùng thời kì vọng là sẽ nhìn thế giới theo những cách hoàn toàn khác nhau, có thể không bao giờ hòa giải được với nhau. Tất cả những ý thức hệ này không chỉ có những giá trị khác nhau, mà còn có những lời giải thích khác nhau và không tương thích với nhau về lý do vì sao chúng đánh gía cao những giá trị đó. Trong truyền thống tư tưởng xã hội của Mác và Hegel, những “thế giới quan” này được cho là có liên quan tới vị trí xã hội và đặc biệt là vị trí giai cấp của người đó. Trong phiên bản này, các ông chủ xí nghiệp và công nhân trong xí nghiệp nhận thức vể xã hội của mình theo những cách hoàn toàn khác nhau, mặc dù người ta cũng cho rằng ý thức hệ của giai cấp thống trị của bất kì xã hội nào cũng đều len lỏi vào ý thức hệ của tất cả các giai cấp khác. Rất đơn giản, các nhà tư bản sẽ coi lợi nhuận là khoản thu về hợp lệ và tất yếu, vì họ đã đầu tư tiền bạc và công sức vào quá trình sản xuất, trong khi công nhân lại coi đó là bóc lột bất công, đấy là nói nếu họ không bị dắt mũi về mặt ý thức hệ đến mức chấp nhận quan điểm của chủ sở hữu, và mặc nhận ý thức sai lầm, đưa đến quan điểm sai lầm, cho rằng chủ nghĩa tư bản là tất yếu và đúng đắn. Thường thì ý thức hệ chỉ là một tập hợp những niềm tin và giá trị, không có quan điểm rõ ràng nào nói rằng tập hợp nào là đúng, cũng như không có lý thuyết về cách chúng ra xuất hiện. Một số nhà khoa học xã hội hiện đại theo thuyết hành vi thậm chí còn muốn phủ nhận ý kiến cho rằng các ý thức hệ là hiện tượng thường gặp, thay vào đó, họ tin rằng chỉ một số ít người có quan điểm nhất quán và thống nhất về mặt logic về tất cả các vấn đề xã hội mà thôi. Ngay cả nếu quan điểm này đúng, thì vẫn có khả năng là xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của con người đến mức giao tiếp giữa các nền văn hóa với nền tảng kinh tế - xã hội khác nhau bao giờ cũng khó khăn và không thể hoàn hảo.

315. IMF (The International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế, trụ sở chính tại Washington, DC, bao gồm 190 quốc gia nhằm thúc đẩy hợp tác về mặt tiền tệ trên toàn thế giới, bảo đảm ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới, trong khi nguồn lực phụ thuộc vào Ngân hang Thế giới (WB). Tổ chức này được thiết lập vào năm 1944, tại Hội nghị Bretton Woods, theo ý kiến của Harry Dexter White và John Maynard Keynes và chính thức hoạt động vào năm 1945 với 29 quốc gia thành viên với mục đích là tái thiết hệ thống thanh toán quốc tế. Tổ chức này hiện đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý cán cân thanh toán và các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Các quốc gia đóng góp quỹ thông qua hệ thống hạn ngạch, còn các quốc gia gặp vấn đề về cán cân thanh toán có thể vay. Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 190 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập. Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).