Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Thuật ngữ chính trị (100)

Phạm Nguyên Trường

319. Imperialism – Chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc là chính sách hoặc mục tiêu nhằm bành trướng quyền lực và quyền cai trị của chính phủ ra bên ngoài biên giới nước mình và đưa những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác vào một đơn vị chính trị. Các đế quốc khác nhau có mức độ kiểm soát khác nhau về hành chính và chính trị đối với các quốc gia tạo nên đế chế; một số quốc gia vẫn giữ được mức độ độc lập và bản sắc nào đó, trong khi một số khác bị sáp nhập hoàn toàn vào các thiết chế của đế quốc. Các đế chế khác nhau cũng có những hình thức chính phủ khác nhau, đấy có thể là chính phủ trung ương tập quyền và cũng có thể là liên minh hoặc liên hiệp lỏng lẻo. Đế chế Anh ở thời kỳ đỉnh cao là chế độ quân chủ lập hiến, nhưng Nữ hoàng Victoria đã mất hầu hết quyền lực mà các quốc vương Anh trước đây vẫn có, và Đế chế thực chất là chế độ đại nghị.

Trên thực tế, mặc dù trong lịch sử thế giới đã từng có nhiều đế chế, nhưng ít đế chế nào tồn tại lâu dài như các quốc gia-dân tộc hiện đại ở châu Âu, và hầu hết đã sụp đổ hoặc vì sự chia rẽ chính trị ở trung tâm, hoặc vì khó thực hiện quyền lực của trung tâm trên những khu vực xa xôi và khó chống lại được bản năng đòi quyền tự trị cho các địa phưng thường xuyên xuất hiện. Có rất nhiều động cơ để người ta thiết lập đế chế, nhưng không nên nhầm lẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa thực dân - hình thức và động cơ cụ thể nhằm nắm quyền kiểm soát chính trị bên ra ngoài biên giới quốc gia. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chủ nghĩa đế quốc và là một trong những tiêu chí phân loại, là cách thức xử lý quyền công dân của đế chế. Nếu chỉ công dân hoặc thần dân của “đất mẹ” mới được coi là công dân của đế chế, những cư dân còn lại chỉ là những người bị trị không hy vọng có quyền lực chính trị hoặc được pháp luật bảo vệ, đế chế có khả năng chuyển thành bóc lột và nên coi là chủ nghĩa thực dân. Đế chế La Mã thời kì sau có thể là ví dụ tốt nhất về việc quyền công dân, với các quyền và nghĩa vụ pháp lý, có thể được ban cho toàn bộ nhân dân, hoặc một phần dân cư của cả đế chế, chứ không chỉ ban cho con cháu của quốc gia đã lập nên đế chế. Đây là đế chế mà về bản chất là quốc gia siêu quốc gia, với nhiều biên giới quốc gia nhân tạo, nhưng chính danh chẳng khác gì quốc gia-dân tộc. Mặc dù vậy, “chủ nghĩa đế quốc” trong ngôn ngữ chính trị hiện đại gần như luôn được sử dụng theo nghĩa xấu, cho rằng đấy là mong muốn bất hợp pháp nhằm mở rộng quyền lực hoặc thẩm quyền.

320. Imperial Preference - Chế độ thuế ưu đãi của liên hiệp Anh. Chế độ thuế ưu đãi của liên hiệp Anh là hệ thống thuế quan có đi có lại hoặc các hiệp định thương mại tự do giữa các nước nằm trong Đế chế Anh. Tương tự như thế, Chế độ thuế ưu đãi của Khối Thịnh vượng Chung sau này là dành cho các nước thành viên của Khối Thịnh vượng Chung. Joseph Chamberlain, bộ trưởng thuộc địa đầy quyền lực từ năm 1895 đến năm 1903, khẳng định rằng nước Anh có thể cạnh tranh với các đối thủ công nghiệp đang phát triển (chủ yếu là Hoa Kì và Đức) và do đó, giữ được địa vị siêu cường. Biện pháp tốt nhất là tăng cường giao thương nội bộ bên trong Đế quốc Anh trên toàn thế giới, mà tập trung vào những khu vực phát triển hơn như Úc, Canada, New Zealand và Nam Phi – là những nơi có nhiều người Anh định cư.

321. Impossibility Theorem – Định lý bất khả thi. Năm 1951, nhà kinh tế học người Mĩ (sau đó đã giành được giải Nobel kinh tế), Kenneth Arrow, có một đóng góp quan trọng vào lý thuyết lựa chọn công, đấy là định lý bất khả thi. Vấn đề chính đối với bất kỳ hệ thống bầu cử nào là, những quyết định của nhóm hình thành trong cuộc bầu cử phản ánh chính xác đến mức nào bản chất, mức độ lan tỏa và sức mạnh của những ưu tiên của cử tri.

Arrow chỉ ra rằng, thực chất, không có hệ thống dân chủ nào trên thực tế có thể đảm bảo được kết quả làm cho người ta hài lòng. Một số lý thuyết gia sau này cũng chia sẻ kết luận đáng thất vọng này, ví dụ, họ khẳng định rằng hệ thống bầu cử nào cũng có thể bị những cử tri có chiến lược hay những người sắp xếp chương trình nghị sự - những người quyết định thứ tự những vấn đề sẽ được giải quyết (nhất là trong các uỷ ban) – thao túng.