Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Thuật ngữ chính trị (80)

Phạm Nguyên Trường

254. Gender and Politics – Giới và chính trị. Một loạt đóng góp của những người theo phái nữ quyền trong lĩnh vực chính trị và lý thuyết chính trị, tập trung chú ý vào cách thức, trong đó, những vấn đề, những mối quan tâm và sự tham gia của phụ nữ đã bị bỏ ra khỏi vũ đài chính trị vì, một mặt, sự phân chia giữa lĩnh vực tư và lĩnh vực công, và mặt khác, vì ngôn ngữ và chính trị về các quyền chính trị phổ quát. Những người theo phái nữ quyền thách thức những khái niệm như thế và chỉ ra rằng, trong lịch sử, lĩnh vực công, về bản chất là của đàn ông. Từ những quan tâm của Mary Wollstonecraft (1759-1797) về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực công cho tới ngày nay, những người theo phái nữ quyền đã và đang tìm cách tiếp cận nhiều hơn tới hoạt động chính trị trong các cơ quan công quyền và tái định hình thế giới chính trị. Trong khi phong trào nữ quyền theo phái tự do quan tâm tới việc cải thiện khả năng tham gia của phụ nữ trong các cơ quan công quyền, thông qua các cơ sở giáo dục, luật pháp về bình đẳng về cơ hội và chống kì thị, và bằng cách đó, thách thức chế độ gia trưởng chính trị ngay trong lòng hệ thống; thì những người theo phái nữ quyền khác, đặc biệt là những người Marxist và những người cấp tiến thách thức việc liên kết lĩnh vực chính trị với lĩnh vực công. Họ tin rằng sự phân biệt sai lầm giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư do chế độ gia trưởng tạo ra và vẫn tiếp tục duy trì là lý do làm cho phụ nữ bị loại một cách có hệ thống ra khỏi vũ đài chính trị. Những người theo phái nữ quyền còn thách thức hình thức chính trị được thể chế hóa, do những người đại diện tiến hành, và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham gia của từng công dân. Những người theo phái nữ quyền da đen đóng góp vào cuộc tranh luận về chính trị bằng cách khẳng định tầm quan trọng của sắc tộc trong các xã hội phương Tây. Những xã hội này không tạo điều kiện cho họ tham gia vào đời sống chính trị, như những con người, nói chung, và như những phụ nữ, nói riêng. Những nhóm nữ quyền từng vật lộn với vấn đề thành lập liên minh với các nhóm khác. Trong khi một số người muốn các nhóm phụ nữ chỉ dành cho phụ nữ tham gia, nhưng một số người khác muốn thành lập liên minh với các nhóm đàn ông nằm giải quyết những vấn đề liên quan đến cả hai giới.

255. General Assembly – Đại hội đồng (xem United Nation – Liên hợp quốc)

256. General Strike – Tổng đình công. Tổng đình công (hoặc đình công hàng loạt) là cuộc đình công, trong đó, tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ lực lượng lao động trong thành phố, khu vực hoặc quốc gia tham gia.

257. General System Theory (xem Functionalism)

258. Gender Gap – Khoảng cách giới. Các nhà khoa học xã hội cho rằng rằng khoảng cách về giới được thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Nói chung, đấy những tình huống mà phụ nữ được cho là có niềm tin hoặc thái độ, hoặc tham gia vào một số hình thức hoạt động chính trị - xã hội với tỷ lệ khác hoặc theo cách khác so với đàn ông. Ví dụ cổ điển là lý thuyết lâu đời nói rằng phụ nữ bảo thủ về mặt chính trị hơn nam giới, chí ít là phụ nữ thường bầu cho các đảng bảo thủ hơn là đàn ông. Theo nghĩa này, ở Vương quốc Anh, nhiều người tin rằng phụ nữ bảo thủ hơn đàn ông, ít nhất là từ cuối những năm 1920, khi tất cả phụ nữ đều có quyền bầu cử theo những điều kiện tương tự như nam giới. Phần lớn giai đoạn sau năm 1945, lý thuyết này được nhiều người trên khắp Tây Âu cho là đúng.

Cần phân biệt giữa xu hướng chung và dài hạn với sự khác biệt cụ thể trong việc bỏ phiếu giữa đàn ông và phụ nữ trong cuộc bầu cử cụ thể nào đó. Có rất ít bằng chứng vững chắc nói rằng khoảng cách giới vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong nền chính trị phương Tây. Nếu đã từng có khoảng cách như thế thì tiến trình hướng tới quyền bình đẳng của phụ nữ gần như chắc chắn đã phá hủy thái độ có thể từng tạo ra khoảng cách giới.

Người ta thường nói về khoảng cách giới cụ thể khác, đấy là khác biệt trong thái độ đối với tôn giáo. Phụ nữ trong tất cả các nước theo Kitô giáo đi nhà thờ thường xuyên hơn hẳn đàn ông – được coi là cơ sở tạo ra khoảng cách giới về chính trị. Luận cứ này hình thành trên giả định cho rằng một số hình thức tôn giáo, đặc biệt là Công giáo La Mã, vốn bảo thủ hơn thái độ thế tục. Phụ nữ tham dự các buổi lễ tôn giáo nhiều hơn, do đó, bị đặt vào những điều kiện dễ trở thành bảo thủ hơn, và khoảng cách giời vể tôn giáo tạo ra khoảng cách giới về chính trị. Tuy nhiên, khi quá trình thế tục hóa tiến triển, và ít người đi nhà thờ hơn, chúng ta phải nghĩ rằng cơ chế này đang được gỡ bỏ.